Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

BẠCH HỔ TRẤN

Trước nhà có Miếu thờ hoặc toàn án hay công sở. Nhất định phải dán bùa trấn bạch hổ này đặng gia đạo hết thảy bằng an.


Hoặc Ngũ Hổ trấn



       mới tu đạo cần phải có thầy điểm đạo cho thì tu đạo luyện bùa mới có linh nghiệm .đây chỉ là tài liệu tham khảo

NGŨ NHẠC LINH PHÙ

Ngũ Nhạc linh phù còn có tên là Ngũ độc phù. trong phù có vẽ 5 con độc vật, chuyên để trân trạch. Trước nhà có có đường độc lộ đâm vào. cửa hàng bán quan tài ngó qua, vô số tai ương chiếu đến, thỉnh bùa này dán trước cửa, vạn sự bình an.

BÙA LỖ BAN VÀ THUẬT ẾM NHÀ NGÀY XƯA.2

( Tiếp theo )
" Đông phương Man Lôi tướng quân, Tây phương Man Lôi sứ giả, Nam phương Hỏa Lôi linh quan, Bắc phương Thuỷ Lôi Man Lãng Vũ sư chưởng Lôi bộ đại thần, điền trung ương Trực Lôi Diêu tướng quân thủy cấp cấp sắc, tốc đăng đàn".
Dùng cành dương liễu nhúng vào nước sạch rắc 4 phương, dùng chu sa viết và vẽ bùa trên giấy màu vàng , dán ở trung đường, sau đó dùng 3 loại gia súc là trâu, dê và lợn làm vật tế lễ, cầm một chiếc rìu của thợ mộc, leo lên một chiếc thang dài, sau đó di chuyển thang đến các nơi có thanh nối xà, bổ 3 lần liên tiếp vào các thanh nối đó, sau đó niệm các câu chú : " Thiên khai ".
 Bùa Thiên khai được viết như sau :" Ngũ tính yêu ma, cải tính loạn thường, sử nhữ bất đắc, phủ kích lôi giáng, nhất thiết ác ma, hóa vi vi trần. Ngô phụng lôi đình phanh lịch tướng quân lệnh, tốc tốc viễn khứ phong đô, bất đắc đình lưu."
 Sau đó lại viết và vẽ bùa Linh quan trấn trạch, phải dùng ngón tay viết thảo( xem hình vẽ ). Sau đó phải hát to:" Nhược hữu các chủng tà ma quỷ quái lai xâm phạm, lập tức dương khởi kim tiên ( roi vàng ), bả nhĩ đẳng đả đắc phấn toái, môn thần hộ uy, ứng các thủ bản vị, bản trạch chi trung, vĩnh bảo thái bình ".
Sau khi niệm xong quyển 1 " Tụng lôi kinh" , làm lễ hóa tiền vàng ở Thố đàm để tiễn đưa các Thiên tinh ngũ phương như Thanh Long , Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, Câu Giảo, Đằng Xà, Thái Tuế ...ra khỏi cửa, Sau khi xong việc thu xếp lại bát hương gia tiên, Thổ địa và Táo quân, tiền vàng chỉ được hóa trong nhà, không được đem ra ngoài. Hóa giải theo cách này sẽ vĩnh viễn trừ được tai họa, gặp hung hóa cát, gia đình thịnh vượng, cát tường như ý.
[ Gỉi thích ]: Kiểu bùa nói trên là bùa giải ách( ký hiệu bằng chữ viết ). Bùa vốn là ký hiệu được sử dụng trong Đạo gia, dần dần được các nhà Phong thủy đưa vào sử dụng trong Phong thủy kiến trúc, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Nội dung của những lá bùa trấn trạch đều được đề cập đến trong " Lỗ Ban kinh "," Dương trạch thập thư", " Thần châu linh phù ", "Vạn pháp quy tông", " Vạn kim ngọc hạp ký". " Dương trạch thập thư" đã thu thập và biên soạn hàng trăm loại bùa giải trừ tai ương, chẳng hạn như một số loại bùa sau đây( xem phần dưới).
Ngoài ra còn có một số loại bùa như " Trấn trạch nội bị nhân ám mai áp trấn thần phù"," Ngộ phạm nhị thập tứ vị hung sát thần phù",....ở đây chỉ giới thiệu sơ lược.
 Người xưa khi vẽ và viết bùa, thường có yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với thời gian , địa điểm và phương pháp. Trước khi vẽ bùa , người vẽ bùa phải tịnh thân ( thân thể phải được tắm gội sạch sẽ) , tịnh khẩu , tịnh đàm, sau đó chuẩn bị giấy bút, rồi căn cứ vào chủng loại bùa cần dùng để lập pháp đàn. Chẳng hạn như vẽ " Lục giáp phù " thì phải lập Lục Giáp đàn, vẽ " Bát quái Phù' thì phải lập Bát quái đàn , hoặc nếu lập Nhất tổng đàn thì vẽ bất cứ loại bùa nào cũng được. Sau đó đọc văn cáo bạch , nói rõ tên vị thần được mời, bùa được vẽ để phục vụ cho công việc gì.
 Dưới đây là " Cứu cáo phù giản bối cáo văn ":
" Nguyên Thủy phù mệnh, kim lục bạch giản, cứu khổ chân phù, ngũ Đế khảo quan, cửu u địa ngục, Cửu Thiên lục sĩ, chấp phạt thần binh, tư lục tư mệnh, tư công tư sát, ngưu đầu ngục tốt, tam giới đại ma, bạt độ mỗ đẳng hồn xuất ly Địa ngục, vĩnh từ trường diệp , đỗ kiến quang minh, vạn tội tiêu trừ, oan thù hoà giải, thặng thử cửu chân diệu giới, thượng sinh Thiên đường, nhất như sinh mệnh. Niên ... Tuế thứ... Nguyệt...Nhật vu hoàng lục trai đàn cáo hạ ". 
 " Nguyên Thủy " là cách gọi tôn kính đối với Bàn Cổ đời thượng cổ. Bàn cổ là ông Tổ của Thiên giới, là vị thần khai Thiên lập Địa trong Đạo giáo, có địa vị cao nhất trong phổ hệ Thần Tiên của Đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Tôn sinh ra trước cả thời kỳ vũ trụ hỗn độn, là Thủy Tổ của Nguyên Khí, vì vậy mới có tên là " Nguyên Thủy ". Ông là người giúp cho người nguyên thủy lần đầu tiên có được luân thường , đạo lý, có được quan niệm về đạo đức và nhân loại, cũng từ đó được khai hóa, có nhân tính.
" Kim lục " : Là lục văn được đúc trên đỉnh chuông.
" Bạch giản" tức là Ngọc giản, là văn tế cáo Thần thị trong Đạo giáo.
" Cáo " tức là thỉnh cầu.
" Tào " tức là dinh quan hoặc phòng làm việc thời xưa.
" Bạt độ " tức là siêu độ, cứu vớt.
Bái chương vẽ bùa của người xưa( " Bái chương" là một kiểu nghi thức làm phép lập đàn trong dân gian, mục đích là để giúp cho con người tiêu tai trừ bệnh, cầu tự, cầu tài), công việc này phải được thực hiện dưới sao buổi đêm. Ngoài ra , phương pháp thực hiện cũng có những yêu cầu và cấm kỵ nghiêm ngặt. Có một số loại bùa quan trọng, trước khi viết còn phải Bộ Cương ( Cang) đạp Đẩu để giao tiếp sâu hơn với các vị Thần. Bộ Cương Đạp Đẩu là một loại nghi thức trong Đạo giáo, theo truyền thuyết nó được bắt nguồn từ Hạ Vũ, hay còn gọi là Vũ bộ. Cang là chỉ Thiên Cang tinh, Đẩu là chỉ Bắc đẩu tinh. " Bộ Cương Đạp Đẩu " có nghĩa là coi địa phương trượng ( đất nhà chùa ) là " Thiên Cửu Trùng " ( Trời 9 tầng mây ) , đặt bước chân lên phương của Tinh Thần đẩu tú có thể là hướng về ( Cửu cung ), khởi tấu Thượng Thiên. Cương bộ được chia thành Dương Đẩu và Âm Đẩu. Dương bộ bắt đầu từ chữ " Tham" , bước từ phải qua trái, Âm bộ thì lại bước từ trái qua phải.
 Sau khi đạp xong Cương bộ , dập 2 hàm răng vào nhau, mục đích là để tập thần thông thần, giao cảm với " Thần khí " trên Trời. Đập 2 hàm rằng vào nhau lại chia làm 3 loại, đập răng bên trái , đập răng bên phải và đập răng giữa. Đập răng bên trái gọi là "Thiên chung" . đập răng bên phải gọi là " Thiên Khánh ", đập răng giữa gọi là " Pháp Cổ". Các khái niệm" Tập thần", " Chiêu Thần " được đề cập đến ở đây không phải là chỉ Thần ở trên Trời mà là chỉ tinh thần trong cơ thể con người( tức là sự suy nghĩ, sức chú ý ), không được để phân tán tinh thần. Việc cuối cùng là thắp hương, niệm chú , vẽ bùa.
Có một số loại bùa, khi viết không cần niệm chú, một số khác lại phải niệm chú xong mới viết và vẽ bùa, có loại thì vừa niệm chú vừa viết và vẽ bùa. Nếu phối hợp không tốt, hoặc niệm chú  xong mà vẫn chưa vẽ xong bùa, hoặc vẽ bùa xong mà niệm chú chưa xong thì lá bùa sẽ không thể phát huy tác dụng.
Vào thời cổ đại của Trung quốc, loại phép thuật bùa ngải này có nguồn gốc rất lâu đời , là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nên văn hóa thần bí cổ đại của Trung quốc.

( Viết theo cuốn :
và cuốn
Tham khảo thêm :
"Bộ Cương Đạp Đẩu Pháp "Bộ Cương Đạp Đẩu là 1 pháp thuộc nghi thức của Đạo Giáo, người muốn học pháp thuật Đạo Giáo thì phải nên nắm rõ về pháp Đạp Cương Bộ Đẩu, nhiều người khi đọc sách Vạn Pháp Qui Tông lại bị nhầm tưởng rằng Đạp Cương Bộ Đầu chỉ đơn giản là 1 phép thỉnh thần họ không biết rằng trong huyền môn Đạo Giáo Đạp Cương Bộ Đẩu không chỉ đơn thuần là 1 pháp thỉnh thần mà là 1 nghi thức tối quan trọng trong các đàn pháp lớn của Huyền môn Đạo Giáo, Tantric đã có lần hỏi cô Ma Xiao Ling đạo cô của Mao Sơn phái về ý nghĩa của Đạp Cương Bộ Đẩu thì được cô trả lời và giải thích 1 cách rất dễ hiểu như sau : trong Đạo Giáo tất cả các loại pháp thuật và Bùa đều là dùng tha lực của Chư Tiên, Chư Thánh hỗ trợ vào, muốn cho lá bùa hoặc đàn pháp của mình có sự oai lực tuyệt đối thì phải tấu xin và khẩn cầu các vị Thần, Tiên giúp đỡ, nhưng chúng ta mới chỉ là con người phàm làm sao có thể gặp hoặc lên trời cầu xin được các vị Thần Tiên đây ? Vậy thì phải làm cách nào ? trả lời : Đạp Cương Bộ Đẩu chính là cách để có thể thông thần với các vị Tiên, Thánh đó, bởi khi Đạp Cương Bộ Đẩu chính là dùng chân đạp lên các ngôi sao ( ở đây tôi xin nói về Bắc Đẩu Thất Tinh), 7 ngôi sao này tượng trưng cho 7 bậc thang bước lên tới trời để tấu thỉnh, bởi vậy nên trước khi vẽ bùa hoặc làm những đàn pháp lớn Pháp Sư thường niệm chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, tắm rửa, trai giới cho thật kĩ lưỡng, rồi sau đó mới Đạp Cương, khi Đạp Cương xong miệng niệm các bài chú của pháp mình muốn làm và đọc các bài tấu chương, tấu điệp tác bạch lý do cầu xin lên Chư Tiên, Thánh, sau đó mới bắt đầu họa phù hoặc tác những pháp khác. Bởi vậy Đạp Cương Bộ Đẩu thuộc về mặt nghi lễ giống như các nghi thức chú mực, chú bút, để họa phù. Người học pháp Đạo Giáo thường hay nắm rõ về Dịch Lý, Thiên Văn, Bốc Tướng, bởi vậy nên khi tìm hiểu học chuyên sâu vào Huyền Môn Đạo Giáo người học cần chú ý thêm về các vấn đề này, tất nhiên khi Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam ta cũng có biến chuyển đi để phù hợp với đời sống và tín ngưỡng của Việt Nam, Huyền Môn Trung Hoa khi truyền sang Việt Nam và trở thành 1 trường phái khác mà như chúng ta biết hiện nay còn rất ít người nắm rõ và được truyền thụ chân truyền đó là trường phái của các pháp sư miền Bắc Việt Nam, trường phái này kết hợp cả huyền môn Đạo Giáo với các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Tông, Đạo Mẫu, thậm chí hiện nay còn xuất hiện thêm rất nhiều pháp sư ở miền Bắc kết hợp cả những pháp trên cùng với các nghi lễ của Công Đồng Tứ Phủ, tuy nhiên có 1 điều đáng buồn là những thầy pháp kiểu này hiện nay chủ yếu là buôn thần bán thánh, dùng việc đồng cốt để phục vụ cho lợi ích cho bản thân quá nhiều chứ không hề mang tôn chỉ cứu giúp đời như Đạo Giáo và Đạo Phật.
Bộ Cương Đạp Đẩu là bí pháp của Huyền Môn Đạo Giáo do vậy nên hiện nay có rất nhiều tài liệu tam sao thất bản của Trung Hoa viết về Bộ Cương Đạp Đẩu, ngay trong sách Vạn Pháp Qui Tông cũng có ghi chép về Bộ Cương nhưng vẫn còn chưa đầy đủ nếu những người không biết nhiều hoặc mới tìm hiểu về Huyền Môn Đạo Giáo sẽ thấy rất khó hiểu và cho rằng khó luyện tập, thậm chí có người còn cho rằng sách này chỉ đọc chơi nếu luyện thì chỉ uổng công, thực ra nói vậy cũng chưa hẳn là đúng bởi nếu người học chịu khó tìm hiểu kĩ về nghi thức lẫn quyết pháp thật đầy đủ thì sẽ thấy Vạn Pháp Qui Tông không hề chỉ để đọc chơi, hầu như tất cả các pháp hiện nay đang lưu hành không ít thì nhiều cũng có sự dính líu tới những pháp trong Vạn Pháp Qui Tông, như vậy có thể nói là Vạn Pháp Qui Tông là quyển sách căn bản của huyền môn Đạo Giáo. Bản thân tôi qua rất nhiều thời gian đọc và nghiên cứu về sách này mới nhận ra được việc này, tất nhiên là phải tìm đúng bản chuẩn, chứ nếu tham khảo bản của Ngô Kì Sơn thì chắc mãi mãi khó mà luyện thành công, bởi vậy hôm nay để tiện đường tham khảo tôi xin chép ra đây Pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, để các huynh đệ tìm hiểu huyền môn có thêm chút tài liệu tham khảo.
*** Lưu ý pháp thuật vô cùng biến hóa, các pháp hiện nay có rất nhiều trường phái sử dụng, mỗi phái lại có thêm 1 kiểu tác pháp khác nhau, mặc dù đã vô cùng cố gắng nhưng pháp thuật là do căn số và duyên nghiệp của người học có ngộ ra được không, Tantric tôi cũng không thể ghi chép và biên soạn như là thầy chỉ tận tay cho đệ tử được bởi tôi cũng chưa phải là thầy, bài viết dưới đây chỉ là 1 tài liệu tham khảo như tất cả các tài liệu huyền môn khác, bởi vậy người đọc nên lưu ý và tìm hiểu rõ thêm, trước khi muốn tác pháp.
***************************************
Tìm Hiểu Bộ Cương Đạp ĐẩuBộ cương đạp đẩu đối với Đạo Thuật gia mà nói, như Trai Giới, Họa Phù Làm Phép , Thông Thần , đều cần nó , nó là một loại pháp thuật tu học cao thâm không thể thiếu. Khi học Kỳ Môn Độn Giáp, tất phải tập qua Pháp Thuật Bộ Cương Đạp Đẩu thì mới Thông Thần được, và sử dụng được Pháp Thuật Kỳ Môn. Nên nói Bộ Cương Đạp Đẩu đối với làm Pháp Thông Thần rất quan trọng . Sở dĩ phù chú linh nghiệm , làm phép thông đạt Thần Linh, toàn là nhờ tác dụng của nó. Uy linh của Bộ Cương Đạp Đẩu quả nhiên người ta khó nghĩ tới. Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Võ Hầu mượn gió đông, lập Bát Quái Đồ Trận đều trước hết sử dụng Bộ Cương Đạp Đẩu sai Thần, khiến Quỷ, kỳ công, danh tiếng một đời còn truyền mãi. Ngoài ra thời đầu nhà Chu có Khương Thái Công, Xuân Thu có Tôn Tẫn đều là dùng Bộ Cương Đạp Đẩu mà thông Thần, sai Thần dịch Quỷ trợ chiến từ đó mà giành chiến thắng. Đến nay vẫn có Đạo gia dùng Bộ Cương Đạp Đẩu vậy, tuy nhiên Bộ Cương Đạp Đẩu cũng đã không còn sử dụng nhiều như thời cổ đại nữa, và kỹ năng cũng đã rơi rớt nhiều .Cơ bản là còn lại những bộ pháp đơn giản, thô thiển. Hơn nữa đa số cũng không hiểu hết ý nghĩa trong đó. Hiện nay còn lưu truyền lại một số bộ pháp đơn giản sau : Đẩu Cương Pháp , Tiên Thiên Bát Quái Cương Pháp , Hậu Thiên Bát Quái Cương Pháp , Thái Ất Chân Nhân Bộ Cương Pháp , Phi Đẩu Cương Pháp , Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương Pháp , Ngọc Nữ Quá Hà Cương Quyết .Bộ Cương Đạp Đẩu phải luyện ngoài đồng vào ban đêm, vào lúc ánh sao chiếu xuống trên mặt đất họa Cương Đẩu đồ cùng Bộ Cương Đạp Đẩu đồ. Nghiêm cấm người khác đến xem trộm hoặc đi qua. Kể cả các loại gia súc gia cầm cũng không đi đến . Nếu bị nhòm trộm, không kể Đạp Cương Bộ Đẩu pháp không linh , mà còn bị tai họa vào thân . Nếu không thể ra ngoài luyện tập có thể ở trong phòng luyện cũng tạm được.Đồ hình và chú ngữ là không thể quên. Sở dĩ nói “Cương” là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu , “Đẩu” cũng là để chỉ Thất Tinh Bắc Đẩu. Bộ Cương Đạp Đẩu tại mặt đất họa hình phân bố Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, căn cứ theo quy định và trình tự mà bước đi. Bắc Đẩu Thất Tinh tên gọi trong Đạo Giáo từ xưa đến nay có sự bất đồng. Thời Chiến quốc Tần, Hán gọi là : Thiên Xu, Thiên Tuyền, Thiên Ky,Thiên Quyền, Ngọc Hành , Khai Dương , Dao Quang . Sau này Đạo Gia gọi là : Khôi, Chước Hoan,.Hành,.Tất,.Phủ,.Phiêu.
Trước tiên muốn làm nghi lễ này bắt buộc phải tắm gội trai giới sạch sẽ mới có thể làm được, bởi khi dùng Bộ Cương là thường làm đàn pháp lớn hoặc để tác pháp quan trọng vậy cần phải sạch sẽ. Trước tiên phải chuẩn bị những thứ sau.
1 cây Kiếm Thất Tinh, dài 2 thước 4 tấc, rộng 1 thước 5 phân
*** Đạo gia thường hay sử dụng các loại kiếm trong các nghi lễ tác pháp và gọi những cây kiếm này là Pháp Kiếm, Pháp Kiếm chủ yếu sử dụng 3 chất liệu để tạo thành gồm có Thép, Đồng, Gỗ, pháp Đạp Cương Bộ Đẩu này dùng loại kiếm gỗ, kiếm gỗ có tác dụng khu tà hàng yêu, uy lực vô cùng, kiếm gỗ đa số dùng gỗ đào để chế tác, trên thân kiếm có vẽ phù lục tràm yêu trừ ma, lưỡi kiếm 2 mặt có khắc hình Bắc Đẩu Thất Tinh Đồ, loại kiếm này được giới đạo gia gọi chung là Thất Tinh Kiếm, Kiếm này được chế tạo 2 cái giống như nhau, 1 cây đực, 1 cây cái, có thể dùng 2 kiếm 1 lúc, hoặc dùng 1 kiếm đơn lẻ cũng được, việc sử dụng tùy đàn pháp.
1 cái Lệnh Bài dài 7 tấc 5 phân, rộng 3 tấc 3 phân, dày 1 tấc 5 phân, lệnh bài được chế tác như sau:
Chọn ngày Giáp Dần chặt cây, đến ngày Giáp Thìn thì ghi chép hình lên lệnh bài, đến ngày Giáp Ngọ thì khắc hình, ngày Giáp Thân thì sơn son thếp vàng, ngày Giáp Tuất thì đem tế luyện, Ngày Giáp Tý thì thu xếp lễ vật.
Mặt Trước Lệnh Bài Mặt Sau Lệnh Bài
Giải Đáp Về Các Từ Ngữ Trong Đạo Giáo
Gõ răng : Khi đạp xong bộ cương thường gõ răng vào nhau chữ hán gọi là Khấu, gõ răng mục định là để tập Thông Thần giao cảm với thần khí ở trên trời, đập 2 hàm răng được chia làm 3 loại, Đập răng bên trái, đập răng bên phải, và đập răng ở giữa, đập răng bên trái gọi là ( Thiên Chung)
Đập răng bên phải gọi là ( Thiên Khánh ) đập răng ở giữa gọi là ( Pháp Cổ )
Trong pháp này có những từ gọi là Tập Thần hoặc Chiêu Thần không phải là ý nghĩa chỉ Thần ở trên trời mà có ý nghĩa là tinh thần trong cơ thể con người, ý nói là phải bình tâm khí chiêu gọi các thần khí, điều này các học giả nghiên cứu nên lưu ý.
Bấm Quyết : chữ hán gọi là Kháp Quyết thường sách vở tàu hay gọi chung là Kháp Quyết, Niết( nắm ) Quyết, có nghĩa là dùng ngón tay cái bấm vào các đốt của ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út, các đốt này được phân làm 12 quyết, khi tác pháp thì miệng niệm 1 lần chú tay bấm vào các đốt này 1 lượt, với mục đích thông thần với tiên, thánh.
Phép Bộ Cương Đạp Đẩu: thường được chia làm 2 bộ gọi là bộ Âm và bộ Dương.
- Âm Đẩu thì bắt đầu bước từ chữ Tham ( 贪 ) đến chữ Phá (破)thì ngừng.
- Dương Đẩu thì bắt đầu từ chữ Khôi (魁) cho đến chữ Phiêu (飄) thì ngừng lại.
Sau đó làm các nghi lễ tiếp theo pháp Bộ Cương Đạp Đẩu, và thư phù hoặc là tác pháp, thường những đàn pháp lớn hoặc là những pháp bắt buộc phải đạp cương thì hay có những câu chú riêng để làm, ví dụ trong Vạn Pháp Qui Tông tập 5 có ghi rằng : trước khi bước Bộ Cương miệng phải đọc các bài chú Tịnh Thân, Tịnh Khẩu và Hỗn Nguyên Chú rồi mới đọc Cương Chú sau bắt đầu được bước Bộ Cương.
Trong Pháp Thái Thượng Kim Tỏa Chân Quyết thì lại đọc bài Tổng Chú rồi mới bước Bộ Cương, có những pháp thì rất đơn giản chỉ ghi là Bộ Cương Đạp Đẩu rồi thư phù, vậy nên rất khó cho người đọc và tìm hiểu về pháp. Vậy nay tôi xin ghi rõ ra đây 1 nghi thức làm tổng hợp về phép Bộ Cương Để người đọc dễ hiểu nhất và tu luyện.
Trước khi vào bài Bộ Cương Đạp Đẩu người học cần phải nghiên cứu qua những phù đồ và ý nghĩa về các loại Bộ Cương sau.
Tham : tức là sao Tham Lang.
Cự : tức là sao Cự Môn.
Văn : tức là sao Văn Khúc.
Lộc : tức là sao Lộc Tồn.
Vũ : tức là sao
Liêm : tức là sao Liêm Trinh
Phá : tức là sao Phá Quân
7 ngôi sao này kết lại thành hình cái Đấu và nằm ở phương Bắc nên gọi là Thất Tinh Bắc Đẩu. Ngoài phép đạp Thất Tinh ra Đạo Giáo còn có thêm nhiều cách Bộ Cương khác mỗi Bộ Cương lại dùng vào 1 pháp ví dụ như Bộ Cương Bí Quyết dùng trong Phép Hòa Hợp tại quyển 1. Những pháp Bộ Cương gồm có : Tiên Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Hậu Thiên Bát Quái Đẩu Cương, Bắc Đẩu Thất Tinh Cương, Nam Đẩu Lục Tinh Cương, Đông Đẩu Ngũ Tinh Cương, Tây Đẩu Tứ Cương, Trung Đẩu Tam Tinh Cương, và 1 vài Bộ Cương khác.
Dưới đây là hình thức và đồ hình bước các Bộ Cương khác nhau :
*** Từ trái qua phải gồm các đồ hình sau : Tiên Thiên Bát Quái Cương, Hậu Thiên Bát Quái Cương, Ngọc Nữ Quá Hà Cương, Thái Ất Chân Nhân Hậu Quái, Thái Ất, Chân Nhân Bộ Cương, Tam Nãi Phu Nhân Bộ Cương
*** Thông thường mỗi Bộ Cương ở trên đều có cách bước và câu chú khác nhau, khi bước Bộ Cương thì Pháp Sư thường hay kết hợp với chú ngữ và kháp quyết, đọc 1 câu chú, đạp 1 Bộ Cương, Bấm 1 quyết, theo như trình tự chân bước, ví dụ : bước vào chữ Tham, sẽ bấm quyết Tham ở trong lòng bàn tay, điều này người đọc nên chú ý.
( bản dịch của Tantrích ).
THAM KHẢO MỘT SỐ BÙA TRẤN TRẠCH HÓA GIẢI ÁC PHÁP.
1/ BẮC TÔNG.
Bùa Tề Thiên trấn trạch.
Bùa trấn nhà sát hướng.
Bùa Thượng lương.
Bùa trị Thái Tuế.
Bùa trấn trạch.



2/BÙA NAM TÔNG.
Bùa trấn trạch để trong bàn thờ ông Địa - Thần tài.( Thày Bảy - Tây Ninh ).

Bùa trừ các chướng ngại : Nhà ở ngã ba đường , Nhà bị đòn dông đâm vào , nhà bị Thày ếm, nhà bị trù, đất ở không được có vong người chết .  

Bùa khoá nhà.

Bùa ếm ăn trộm.

Bùa mở nhà có ma quỷ.

Trấn nhà bình an , trừ tà.

Bùa trấn trạch ( Chôn dưới đất ).

Bùa trấn trạch ( Chôn ngay tim nhà ).

Bùa trấn ngũ phương.

Bùa trị thư ếm nhà.

Bùa trấn nhà trừ 12 phép Lỗ Ban.

Bùa trừ đòn dông đâm vào nhà.

Thân ái. dienbatn.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

cắt kết

Viết bởi Nguyễn Đình Lâm   





Lễ cầu siêu tại Chùa Ngọc Trục, Hà Đông. Ảnh: Ng. Xuân Diện


Lễ cầu siêu là nghi lễ Phật giáo, gắn liền với không gian thiêng của ngôi chùa. Âm nhạc và các khoa cúng - bước lễ có quan hệ hữu cơ với nhau, quy định nhau trong suốt quá trình hành lễ.
Bởi, một mặt, âm nhạc trong nghi lễ này không chỉ được nhìn nhận trong tổng thể của môi trường và không gian diễn xướng, mà còn cần được soi xét, bóc tách từng bộ phận trong đó để đi sâu tìm hiểu, làm rõ vị trí và chức năng của các thành viên, trong đó có vai trò của từng nhóm nhạc cụ gắn với các thành tố cụ thể. Nói cách khác, mỗi bước lễ, mỗi một tổ chức âm nhạc, trong đó có những cặp nhạc cụ được sử dụng, trình tấu theo những nguyên tắc và sự gắn kết nhất định theo từng nghi lễ. Mặt khác, việc nghiên cứu tổ chức dàn nhạc còn làm rõ sự khác nhau trong biên chế ở mỗi ngôi chùa, mỗi đội cúng1 và trong mỗi địa điểm và khu vực khác nhau; trong đó, bên cạnh những nhạc cụ được biên chế cố định, bắt buộc còn có những nhạc cụ được bổ sung theo phong cách riêng của mỗi đội cúng và địa điểm cụ thể. Quan trọng hơn, nghiên cưu, tìm hiểu vấn đề này còn góp phần làm sáng tỏ cơ cấu tổ chức nhạc cụ và vai trò của chúng đối với nghi lễ cũng như diện mạo chung của âm nhạc nói chung, dàn nhạc nói riêng trong quan hệ với toàn bộ nghi lễ.
Những vấn đề chung nhất về quan hệ giữa âm nhạc với các bước lễ đã được chúng tôi tổng hợp bước đầu và trình bầy một cách khái quát trong phần nghiên cứu trước đây. Bài viết này sẽ tiếp tục tìm hiểu chi tiết các khía cạnh khác trong nghi lễ, trong đó tập trung nghiên cứu tổ chức biên chế dàn nhạc và quan hệ của nó với các bước lễ nói chung, từng hình thức âm nhạc nói riêng.
1. Biên chế
Trong cuốn Lịch sử âm nhạc Việt Nam, phần bàn về âm nhạc Phật giáo, tác giả Lê Mạnh Thát có đề cập tới một tổ chức 9 nhạc cụ, gồm Phách, Hồ cầm, Sáo, Kìm, Hoàng Sênh, Tỳ bà, ống Tiêu, Nguyệt và trống Cơm2. Những nhạc cụ này được biết tới qua tư liệu khảo cổ là hình ảnh trạm khắc trên bệ đá chùa Vạn Phúc (Từ Sơn - Bắc Ninh ngày nay), được tác giả trình bày và tổng hợp theo mô tả ghi chép trong thư tịch cổ, nhưng còn chưa rõ được mục đích sử dụng và vai trò của nó. Theo cuốn Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Khê, vấn đề nhạc khí sử dụng trong Phật giáo cũng đã được ông giới thiệu. Trong đó, ông đã chia các nhạc cụ ra làm hai loại: Nhạc khí tôn giáo gồm, Mõ, Tích trượng, Chuông (có bốn loại là Gia trì, Báo chúng, Hồng chung, Bát nhã), Tang (còn gọi là Đẩu, hay Thanh la), Trống (có hai loại trống Đạo và trống Bát nhã) và nhạc khí ngoài tôn giáo gồm kèn Bầu, kờn nhị, Trống, Mõ, Sáo, trống Bản3. Đây là phần giới thiệu có chú thích cơ bản về nhạc cụ trong lễ Phật giáo ở khu vực miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cũng như các hình thức âm nhạc tín ngưỡng dân gian khác ở Việt Nam, âm nhạc Phật giáo nói chung cũng thể hiện tính chất đặc trưng qua các vùng miền và tông phái khác nhau. Cho tới thời điểm này, phần âm nhạc Phật giáo nói chung, âm nhạc trong nghi lễ cầu siêu nói riêng, trong đó việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và biên chế dàn nhạc trong nghi lễ này tại khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trong đó có khu vực Hà Nội chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Do đó, phần nghiên cứu này, chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở tư liệu điền dã trực tiếp tại các chùa và các đàn cầu siêu ở khu vực Hà Nội để tiến hành tìm hiểu nghiên cứu.
Dựa vào tiêu chí phân loại họ nhạc cụ của Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh4, ở đây, chúng ta có thể phân chia các nhạc cụ ra các họ, gồm: màng rung có trống Cái, trống con có hai loại là trống bản và trống dẫn (có khi thay bằng trống Mảnh, hoặc trống Cơm); họ tự thân vang có Chuông, Não bạt, Thanh la, Mõ, Tiu - cảnh; họ dây có đàn Nhị, đàn Nguyệt; họ hơi có kèn Sô na, còn gọi là kèn Bóp hay kèn Già nam, gồm các loại: kèn Tiểu, kèn Trung (còn gọi là kèn Pha). Nhạc cụ trong nghi lễ gọi chung là “Pháp bảo”, được điều khiển bởi Pháp chủ - thường là trụ trì ngồi chùa, nơi tổ chức đàn cầu siêu, hoặc là vị sư có vị chí chính trong nghi lễ - sử dụng với tư cách như là phương tiện kết nối giữa người hành lễ với thần linh, đức Phật.
Để dễ dàng tìm hiểu cơ cấu tổ chức của dàn nhạc nói chung, các nhạc cụ nói riêng, chúng ta có thể chia âm nhạc trong lễ thành hai thành phần là thanh nhạc và các nhịp trống. Thanh nhạc gồm các câu Tán, Tụng, Than, Thỉnh; ngoài ra còn có các câu “đọc” như câu Kệ ( phần mở đầu trong tụng kinh và tán mỗi loại canh; đọc theo cặp mỗi câu bảy chữ), đọc câu Thiết dĩ (thường đọc ở phần mở đầu của một số khoa cúng), và đọc câu Phát hoả (ba đường phát hỏa là thiên hoả, địa hoả và tam nội chân hoả - dùng khi dâng sớ). Trống có các nhịp trống Phát lôi, trống Thượng đường, trống Dẫn lục cúng và trống Xai (ít dùng). Trong hai thành phần chính để cấu thành âm nhạc trong lễ, hầu hết các nhạc cụ có chức năng cụ thể, không chỉ thực hiện việc hỗ trợ, làm tăng hiệu quả âm thanh mà còn tham gia điều khiển các nghi thức trong quá trình lễ.
Tại khu vực Hà Nội, các nhạc cụ được biên chế trong nghi lễ theo hai nhóm là các nhạc cụ bắt buộc và các nhạc cụ được biên chế bổ sung, tức không bắt buộc. Sự khác nhau này chỉ xảy ra ở các nhạc cụ bổ sung, giữa các đội cúng, các địa điểm và vùng khác nhau, trong đó có các ngôi chùa thường xuyên tổ chức lễ cầu siêu ở khu vực Hà Nội; còn các nhạc cụ biên chế cố định được thống nhất trong các đội cúng. Theo đó, các nhạc cụ được biên chế cố định gồm Chuông, Mõ, Thanh la, Não bạt, Tiu - cảnh và hai loại trống là trống Cái và trống Bản. Các nhạc cụ này đôi khi được biên chế theo nhóm, theo khoa cúng, nhưng phần nhiều được sử dụng như một dàn nhạc và hoà tấu trong các không gian hành lễ. Các nhạc cụ bổ sung chủ yếu thuộc về họ dây và hơi, gồm Kèn, Nhị và đàn Nguyệt, có đội cúng thêm cả trống Cơm, trống Dẫn. Tại một số nơi như huyện Gia Lâm, quận Long Biên, cụ thể là ở các chùa Đồng Lim - Gia Lâm, chùa Bồ Đề - Long Biên, các lễ cầu siêu lớn thường có sự tham gia của Kèn, Nhị và đàn Nguyệt. Khu vực Hà Đông thì thường ít thấy sử dụng các nhạc cụ bổ sung, hoặc nếu có là do mời một số thầy cúng ở những khu vực khác tới. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghi lễ được tổ chức tại các ngôi chùa này, những nhạc cụ biên chế bổ sung đều như vậy, mà còn tuỳ thuộc vào các đội cúng được mời tới giúp nhà chùa hành lễ. Theo thầy cúng Bùi Văn Nam, một đại diện ở khu vực Hà Đông, thì việc tổ chức các nhạc cụ bổ sung trong các nghi lễ cầu siêu phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của đội cúng đó, cũng như “thị hiếu” của những người đứng ra hành lễ, trong đó có các sư tăng, thầy cúng. Song, tính ổn định tuơng đối của nó vẫn được bảo lưu trong biên chế và sử dụng các nhạc cụ trong nghi lễ giữa các địa điểm trên địa bàn và thường phố biến theo cách sắp xếp riêng, có thể tổng hợp trong so sánh dưới đây.
Bảng so sánh biên chế các nhạc cụ được sử dụng phổ biến giữa ba điểm
Họ
nhạc cụ
BIÊN CHẾ NHẠC CỤ GIỮA CÁC ĐIỂMGhi chú
Chùa Đống Lim
(Gia Lâm)
Chùa Kiến Hạ
(Hà Đông)
Chùa Pháp Vân
(Thanh Trì)
Tự thân vang- Mõ
- Chuông nhỏ
- Tiu - cảnh
- Thanh la
- Não bạt
- Mõ
- Chuông nhỏ
- Tiu - cảnh
- Thanh la
- Não bạt
- Mõ
- Chuông nhỏ
- Tiu - cảnh
- Thanh la
- Não bạt
Sử dụng thống nhất, cố định
Màng rung- Trống cái
- Trống bản
- Trống dẫn
- Trống cái
- Trống bản
-
- Trống cái
- Trống bản
- Trống cơm
Trống cơm sử dụng không thường xuyên
Hơi- Kèn tiểu (la)
- Kèn pha (pha)
-
-
- Kèn tiểu (la)
-

Dây
- Đàn nguyệt
-
- Đàn nguyệt
-
-
-





Hiện nay, các đội cúng ở các địa điểm trên, các nghi lễ cầu siêu không chỉ có những đội cũng sở tại hoạt động nghề nghiệp, mà còn xuất hiện một số đội cúng hoặc có sự tham gia của một số thầy cúng tới từ tỉnh khác, địa phương khác. Và ngược lại, do xu thế phát triển chung của đời sống văn hóa tâm linh, sự phối kết hợp trong tổ chức nghi lễ ở các địa phương khác nhau, các đội cúng của khu vực Hà Nội nói chung cũng đã tham gia lễ cầu siêu tại nhiều tỉnh thành khác. Trường hợp này thường xảy ra trong các đàn lễ lớn kéo dài nhiều ngày mà số lượng những người hành lễ mà các thầy cúng không đủ, hoặc có thể do vào đúng ngày lễ một trong số thành viên ấy có lý do đặc biệt mà không tham gia được. Trường hợp khác, do nghi lễ được tổ chức với quy mô lớn tại một không gian rộng, nên để tạo không khí trang nghiêm và hoành tráng hơn, những đội các chùa đứng ra tổ chức lễ đàn cầu siêu thường mời các thầy cúng ở các địa phương và đội cúng khác; và như vậy sẽ kéo theo sự thay đổi trong biên chế tại đội cúng đó. Do đó, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, vì trên thực tế, có những trường hợp các thầy cúng của đội này được mời sang cúng giúp cho đội kia, và như vậy sẽ có sự bổ sung biên chế cho các nhạc cụ khác nhau. Hiện nay, có trường hợp một nhà chùa, hoặc một thầy cúng đứng ra nhận “đăng cai” tổ chức một nghi lễ cho gia chủ nào đó, và họ có quyền mời đội cúng, hoặc cá nhân trong ở một địa phương điểm khác tới tham gia. Và như vậy, ranh giới phân chia theo phong cách đội cúng, hay vùng hoặc địa điểm bị xoá nhòa. Nói như vậy để thấy rằng, việc tổ chức và biên chế dàn nhạc trong nghi lễ cầu siêu, nhất là những nhạc cụ được bổ sung luôn ở trạng thái động, có thể được bổ sung và luân phiên biên chế giữa các đội trong quá trình tổ chức một đàn lễ cầu siêu, tại một địa điểm hay các nhóm khác nhau. Theo đó, tuỳ thuộc vào điều kiện hay thói quen sử dụng của nhà chùa, mỗi đội lễ có thể đưa ra quy định trong việc sử dụng các nhạc cụ trong nghi lễ này, cũng như có thể bổ sung biên chế, hoặc giảm bớt một số nhạc cụ, thậm chí cả bộ nhạc cụ trong tổ chức dàn nhạc cho phù hợp với điều kiện, quy mô và không gian của đàn lễ. Qua những chuyến điền dã ở ba địa điểm chính, tại các đàn cầu siều ở các ngôi chùa trên các quận/huyện, cho chúng tôi bước đầu đưa ra nhận xét rằng sự biên chế và phổ biến các nhạc cụ trên đây phụ thuộc vào hai yếu tố: Các nhạc cụ được biên chế chính, bắt buộc và vai trò, chức năng của chúng gắn với từng bước lễ va trong toàn bộ nghi lễ; các nhạc cụ bổ sung được sử dụng tương đối ổn định ở một số địa phương nhưng không cố đinh, kể cả về biên chế và sử dụng các nhạc cụ đó trong các nghi lễ cho đến việc sử dụng nó tại các địa điểm khác nhau. Cho nên, đi sâu vào tìm hiểu vai trò của từng nhạc cụ trong nghi lễ này để thấy rõ hơn tầm quan trọng của chúng gắn với từng bước lễ của nghi lễ cầu siêu. Như trên đã nói, do biên chế nhạc cụ bổ sung có khác nhau giữa các địa điểm, nên cơ cấu trong dàn nhạc lễ cũng có sự khác nhau.
2. Vai trò, chức năng
Nghiên cứu chức năng của mỗi nhóm, cặp nhạc cụ, sử dụng trong nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam, trước hết chúng tôi đề cập tới hai nhạc cụ chuông. Đây là hai nhạc cụ đặc trưng, được biên chế thành cặp ở nhiều bước lễ. Chuông là nhạc cụ bằng kim loại đồng, thuộc chi gõ; vật kích âm là chiếc dùi gỗ, kích thước theo từng chiếc chuông lớn nhỏ khác nhau. Chuông có nhiều kích cỡ, theo đó, các chuông sử dụng trong các đàn cầu siêu chủ yếu có hai loại: loại nhỏ trung bình cao từ 8 - 10cm, chiều rộng của miệng bằng chiều cao, đáy bằng 1/4 miệng; chuông lớn có loại cao từ 18 - 20c, tỷ lệ chiều cao và chiều rộng giữa miệng và đáy tương tự với các loại chuông nhỏ. Âm thanh của chuông phụ thuộc vào tỷ lệ hợp kim khi chế tác, song theo tính chất vật lý và quy luật tự nhiên, chuông lớn cho âm thanh ngân vang và trầm, loại nhỏ cho hiệu quả âm thanh ngược lại. Trong nghi lễ cầu siêu, tuỳ thuộc và không gian hành lễ mà người ta sử dụng loại chuông lớn hay nhỏ. Chẳng hạn, khi thực hiện đàn lễ ở không gian rộng, người ta sử dụng loại chuông lớn để tạo âm thanh phù hợp và uy nghi hơn và ngược lại, ở không gian chật hẹp, người ta chỉ cần loại chuông nhỏ.
Đi cùng với chuông là mõ. Mõ thuộc chi gõ, kích âm bằng dùi gỗ; dùi có thể được bọc vải ở đầu khoặc không. Khác với loại “mõ làng” - chế tác bằng gốc tre già khô, mõ sử dụng trong nghi lễ Phật giáo được chế tác bằng cách từ một thớ gỗ mít lớn khoét rỗng giữa rồi để một khe giữa và hai lỗ hai bên làm điểm thoát hơi. Mõ cũng có kích thước không bằng nhau. Cũng giống như chuông, mõ lớn cho âm thanh trầm và sâu, loại nhỏ cho ra âm thanh ngắt gọi và thanh hơn.
Chuông và mõ chủ yếu sử dụng trong nghi lễ tụng kinh, có quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào nhau. Đôi khi chuông giữ vai trò chủ đạo và ngược lại. Mở đầu và kết thúc phần tụng kinh, bao giờ người ta cũng đánh ba hồi chuông. Kết thức ba hồi chuông mới bắt đầu tụng kinh. Trong khi tụng, mỗi câu kinh trùng với một tiếng mõ; và đương nhiên nhịp độ giữa các câu kinh và tiếng mõ tỷ lệ thuận và gắn kết với nhau. Mõ và chuông không chỉ được biên chế cố định trong tụng kinh và các lễ tụng kinh, mà còn được sử dụng trong các nghi lễ khác, như trong các câu thỉnh phật, đọc kệ, thiết dĩ... nhưng ở đây chủ yếu thấy vai trò của chuông. Cũng giống như trong tụng kinh, chuông ở các hình thức này cũng chỉ điểm với tư cách là đánh dấu câu, chỉ điểm vào những đoạn ngưng nghỉ của thầy cúng trong quá trình đọc. Đến mỗi đoạn kến thúc, thì chuông đổ nhẹ một dồn ngắn mà thôi. Mỗ và chuông còn được biên chế với nhiều hình thức khác âm nhạc khác, trong đó có hình thức tán canh. Tán canh ở các khoa cúng, mõ và chuông giữ vai trò “cầm trịch”, giữ nhịp và điều khiển nhịp độ. Người cầm trịch gọi là pháp chủ, sẽ ngồi đầu tiên trong cơ cấu biên chế các nhạc cụ trong tán canh.
Ngoài mõ và chuông, các nhạc cụ đặc trưng có vai trò quan trọng còn có trống, thanh la và não bạt. Trống ở đây là trống hai mặc da, có hai loại: một trống cái và một trống ban. Trống cái không có quy định về kích thước rõ ràng, nhưng thường thấy nhất là trống có chiều cao trung bình từ 80 - 90cm, đường kính khoảng 50cm. Trống ban cơ bản có kích thước khá thống nhất, chiều cao trung bình từ 10 - 12cm, đường kính khoảng 35cm. Thanh la và não bạt thường có kích thước về đường kính tương đương nhau, được chế tác bằng đồng. Thanh la kích âm bằng cách sử dụng dùi gỗ gõ vào tâm của mặt ngoài; não bạt có cấu tạo thành cặp tương xứng nhau, hai nún ở tâm điểm nên kích âm bằng cách dùng hai tay va đập hai mặt vào nhau.
Sự phối hợp của trống, thanh la, não bạt góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng cho nghi lễ cầu siêu cũng như tạo không khí trang trọng và khí thế trong nghi lễ. Trong suốt quá trình hành lễ, ba nhạc cụ này được sử dụng liên tục với vai trò chính là chuyển đoạn để kết thúc các phần lễ. Theo đó, khi kết thúc mỗi khoa cúng, hoặc một phần lễ, thì các nhạc cụ này thường sử bốn nhịp trống là Pháp lôi, Dẫn lục cúng, Hiến thượng đường và trống Xai. Tên của nhịp gắn với trống cái nên các nhạc cụ đi cùng chỉ có chức năng hỗ trợ, làm cho nhịp trống hấp dẫn và phong phú hơn mà thôi. Cùng với bên cạnh tiu - cảnh, trống cái và não bạt có vai trò chính quan trọng, tạo không khí rộn ràng đặc trưng, thể hiện sự tôn nghiêm của toàn bộ không gian thiêng trong nghi lễ.
Sự phối hợp đông đủ nhất giữa trống và cái, não bạt và các nhạc cụ trong nghi lễ cầu siêu tập trung ở các phần tán canh. Đó là sự có mặt chủ chốt của tiu - cảnh, đàn nguyệt, kèn và nhị. Về cặp nhạc cụ tiu - cảnh, trước đây, trong phần giới thiệu về tán canh - một hình thức thanh nhạc đặc trưng trong nghi lễ cầu siêu, chúng tôi đã đề cập tới cặp nhạc cụ này. Đây là hai nhạc cụ gắn kết chặt chẽ với các hình thức tán canh và có mặt ở hầu hết trong các khoa cúng, bước lễ. Tiu và cảnh là hai nhạc cụ thuộc chi gõ, có những đặc điểm cấu tạo gần giống nhau, được chế tác bằng kim loại đồng thau. Tiu có hình dáng gần giống với chiếc bát ăn cơm, đường kính phổ biến khoảng 11 - 12cm (phần miệng), chiều cao khoảng 4cm. Cảnh thường có bán kính rộng hơn không đáng kể, khoảng 12 - 13cm (phần miệng), phần đáy khoảng 10cm, chiều cao phần đáy khoảng 1,5cm. Khi diễn tấu, hai nhạc cụ này được úp xuống, đặc cạnh nhau, tiu nằm bên tay trái, còn cảnh nằm bên tay phải của người sử dụng. Vật kích âm là một chiếc dùi làm bằng thanh tre mỏng, giữ lại phần mấu ở đầu. Dùi này có chiều dài khoảng 25cm. Cũng giống như chuông và mõ trong tụng kinh, trong khi tán canh, tiu được sử dụng điểm những âm hình tiết tấu chính, còn cảnh thường có vai trò giữ nhịp, điểm vào các trọng âm. Trong tán canh, vai trò của tiu - cảnh được ví như cỗ phách trong nghệ thuật ca trù. Tiết tấu của nhạc cụ này cũng khá phức tạp. Những người học tán canh, trước hết phải học thuộc các loại nhịp (các sư tăng và thầy cúng gọi là dịp). Các thầy cúng cho biết, canh thống nhất sử dụng một loại nhịp để đệm, nhưng trên cơ sở mô hình tiết tấu chủ đạo đó mà người ta có thể biến hoá hoặc phát triển chúng tạo ra sự phong phú và độc đáo riêng.
Những phân tích về vai trò của từng nhạc cụ trên đây cho thấy quan hệ gắn kết giữa âm nhạc, giữa các nhạc cụ trong nghi lễ là quan hệ hữu cơ, quy định và tác động qua lại lẫn nhau theo những nguyên tắc nhất định. Trong quá trình diễn xướng, mỗi nhạc cụ đều thể hiện được chức năng và vị trí riêng trong quan hệ chung khi tác hợp với một nhạc cụ hay nhóm nhạc cụ khác. Theo đó, có nhạc cụ khi này có vai trò hỗ trợ nhạc cụ kia, nhưng trong trường hợp khác lại có vai trò chủ đạo. Cứ như thế, chúng gắn kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, kết hợp và gắn bó hữu cơ với nhau trong suốt quá trình hành lễ, tạo ra một hiểu qua âm thanh với những đặc trưng độc đáo riêng gắn với từng bước lễ cụ thể.
Về các nhạc cụ bổ sung, việc sử dụng kèn và hai nhạc cụ dây là nhị và đàn nguyệt là phổ biến hơn cả. Kèn thông thường người ta hay sử dụng lại kèn tiểu, còn gọi là kèn la, vì có cấu tạo âm thanh nốt thấp nhất ở âm la thuộc quãng tám thứ nhất. Kèn tiểu có âm thanh cao và âm sắc tươi vui hơn so với hai loại kèn còn lại, do đó, theo các thầy cúng, loại kèn này phù hợp với với các kho cúng Phật. Nhưng ngoài kèn tiểu, trong đàn này, có đội cúng còn sử dụng cả kèn trung, còn gọi là kèn pha. Kèn này cho ra âm thanh trầm hơn, mang màu sắc buồn hơn vì thế thường được sử dụng trong trong các khoa cúng độ âm, tiếp linh và triệu linh. Các đội cúng và đàn lễ sử dụng hai nhạc cụ này, khi sử dụng trong đàn lễ, có nhiều đoạn người ta biên chế kèn đi với trống, phối hợp với nhau trong những đoạn nối giữa các tiểu khoa cúng trong một khoa cúng cũng như một phần lễ. Chẳng hạn, sau khi thỉnh Phật, người ta sử dụng nhịp trống Hiến thượng đường kết hợp với diễn tấu kèn để nối sang một phần cúng khác. Hay khi bắt đầu vào phần cúng chạy đàn - phá ngục, thông thường người ta sử dụng nhịp trống Phát lôi hoặc trống xai phối hợp với kèn để mở đầu cho khoa cúng, tạo không khí rộn ràng và khí thế. Mặc dù chỉ là những nhạc cụ được bổ sung, nhưng kèn cùng với trống cái đã làm cho không gian của nghi lễ cầu siêu trang trọng, uy nghi hơn trong các khoa cúng Phật. Riêng về hai nhạc cụ Nhị và đàn Nguyệt, cũng giống như kèn, hai nhạc cụ này được biên chế bổ sung vào dàn nhạc với chức năng hoà tấu và đệm cho giai điệu một số hình thức thanh nhạc, như tán canh, hay trong các câu than cô hồn; riêng nhị đôi khi được đưa vào đệm cho giai điệu khi đọc câu thiết dĩ.
Các nhạc cụ trên đây hầu như có mặt trong tán canh - một hình thức thanh nhạc đặc trưng trong nghi lễ cầu siêu. Tuỳ từng nên tán canh có mặt trong hầu hết các bước lễ và khoa cúng (canh ai dùng trong cúng độ âm ở đàn lễ tiếp linh và triệu linh; các loại canh: giả tổ (lô hương, xạ nhiệt), chí tâm, phú, hoàng kim, thổng, hãm, giới đinh, dương chi, tả thủ, hồng tự (cửu hồng), đông babảo đỉnh (đàn thượng) dùng trong cúng phật). Cũng trong quá trình tán canh, gần như các nhạc cụ sử dụng trong nghi lễ cầu siêu đều có mặt. Chúng được sắp xếp theo một tổ chức chung, nhất định, theo nguyên tắc bên tả và bên hữu.
Sơ đồ tổ chức vị trí của các nhạc cụ trong nghi lễ cầu siêu được sắp xếp phổ biến
Chuông- Mõ (pháp chủ)


Trống ban
Tiu- cảnh


Trống lớn
Thanh la
Não bạt


Kèn - Nhị - đàn Nguyệt


Đây là cách sắp xếp phổ biến trong nghi lễ cầu siêu, cơ bản cố định trong các khoa cúng, bước lễ trong suốt quá trình hành lễ. Theo sự sắp xếp này, có thể thấy rằng việc tổ chức này không căn cứ vào vị trí của âm thanh, mà phụ thuộc vào chức năng và vai trò của các nhạc cụ. Ở đây, Mõ và Chuông là hai nhạc cụ đứng vai trò điều khiển, “cầm trịch” trong hầu hết các khoa cúng, nên cơ bản được đặt ngay ở vị trí đầu, trước các nhạc cụ còn lại. Thông thường, biên chế và sử dụng nhạc cụ trong đàn lễ, thì mỗi người sẽ đảm nhiệm một nhạc cụ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thiếu người, hay do nhiều nguyên nhân khác nhau, thì nhiều trường hợp một người có thể sử dụng hai nhạc cụ. Chẳng hạn như người sử dụng Kèn có thể sử dụng Nhị trong những phần tán canh, hoặc sử dụng đàn Nguyệt trong phần than cô hồ. Người sử dụng trống lớn có thể đồng thời sử dụng Thanh la, vì trong quá trình tán canh, trống cái thường chỉ có chức năng giữ nhịp, và đi theo nhịp một với số lượng tiết tấu ít mà không sử dụng kỹ thuật diễn tấu phức tạp nên có thể đặt thanh la ngay bên cạnh và sử dụng song song với trống cái, v.v...
* * *
Âm nhạc trong nghi lễ cầu siêu đã thể hiện được tính đặc trưng của riêng mình so với nhiều hình thức âm nhạc tín ngưỡng khác, như âm nhạc trong tế lễ - rước thành hoàng làng, hay các hình thức âm nhạc tang lễ ngoài dân gian..., thậm chí thể hiện được đời sống độc lập tương đối của mình trong tổng thể của nghi lễ Phật giáo Đây là kết quả của quá tình tích hợp và giao thoa giữa tín ngưỡng bản địa trên cơ sở chính là âm nhạc và tín ngưỡng Phật giáo - đã giúp cho lễ cầu siêu trở thành một hiện tượng văn hóa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu âm nhạc trong nghi lễ cầu siêu, trong đó việc nghiên cứu tổ chức các nhạc cụ trong suốt quá trình hành lễ góp phần từng bước làm sáng tỏ vấn đề về nguyên tắc sử dụng của từng nhạc cụ, từng nhóm nhạc cụ gắn liền với các bước lễ. Có thể nói, qua tám bước lễ ( gồm Tiếp linh, Pháp tấu, Cúng Phật, Triệu linh, Tụng kinh, Khai phương - phá ngục, Giải oan - cắt kết, Cúng cháo - cúng dàng) và các hình thức âm nhạc trong toàn bộ nghi lễ gồm tụng, tán, thỉnh, than - với một nghiên cứu bước đầu về tổ chức dàn nhạc và chức năng của chúng có cái nhìn tổng quan về việc sử dụng dàn nhạc trong lễ. Với một tổ chức, biên chế các nhạc cụ trong nghi lễ cầu siêu tuy không nhiều, cũng không phong phú, nhưng khi gắn với đặc điểm các bước lễ, không gian và gắn với các hình thức âm nhạc đặc trưng trong đó, các nhạc cụ trong nghi lễ cầu siêu đã làm nổi bật chức năng và vai trò của nó trong đàn lễ đặc biệt này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Xuân Tùng, Một số suy nghĩ về phân loại nhạc cụ, Tạp chí Âm nhạc, số 2, Hà Nội - 1983
2. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Âm nhạc Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh - 2001
3. Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb. Trẻ,
Tp. Hồ Chí Minh – 2004
4. Tư liệu điền dã
Nguyễn Đình Lâm: Viện Âm nhạc - Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam;
CC2 Đường Mễ Trì - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Chú thích:
1 Chúng tôi dùng khái niệm “Đội cúng” để chỉ những nhóm chuyên thực hiện các nghi lễ cầu siêu, trong đó bao gồm các sư - tăng và thầy cúng
2 Lê Mạnh Thát, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, phần Đạo Cao và nền âm nhạc Tiên Sơn, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh - 2001, Tr. 292
3 Trần Văn Khê, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb. Trẻ - 2004, Tr.409
4 Theo Đỗ Xuân Tùng, Một số suy nghĩ về phân loại nhạc cụ, Tạp chí Âm nhạc số 2, Hà Nội - 1983
*Bài viết do tác giả Nguyễn Đình Lâm (Viện Âm nhạc), NCS Viện Nghiên cứu Tôn giáo gửi riêng cho Nguyễn Xuân Diện Blog, và công bố lần đầu tại đây. Xin chân thành cảm ơn tác giả Nguyễn Đình Lâm.
Theo: nguyenxuandien.blogspo

lễ nhạc trong phật giáo