Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

ĐẠI TIỆC BỐN PHỦ HẰNG NIÊN

Ngày 9/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa
+ Ngày 12/1: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa
+ Ngày 15/1: Đại Lễ Thượng Nguyên

- Tháng hai:


+ Ngày Mão đầu: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
+ Ngày 3/2: Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương Cửa Đông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng
+ Ngày 6/2: Tiệc Tứ Vị Vua Bà Đền Cờn Môn
+ Ngày 12/2: Tiệc Mẫu Tuyên Quang
+ Ngày 14/2: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
+ Ngày 15-16/2: Tiệc Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Bói)
+ Ngày 21/2: Tiệc Sòng Sơn Quốc Mẫu ( tiệc Mồng 2 /2 : sửa bởi hien_dongphu )

- Tháng ba:

+ Ngày 2/3: Tiệc Trần Triều Cô Bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa Cặp Tiên Linh Từ
+ Ngày 3/3: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày
+ Ngày 7/3: Tiệc Cậu Bé Quận Đồi Ngang
+ Ngày 14/3: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
+ Ngày 17/3: Tiệc Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân

- Tháng tư:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Nhập Hạ
+ Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ

- Tháng năm:

+ Ngày 5/5: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa
+ Ngày 10/5: Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương Chín Tư Hữu Lũng
+ Ngày 25/5: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Kì Cùng

- Tháng sáu:

+ Ngày 10/6: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Thác Hàn
+ Ngày 12/6: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn và Đản Nhật Cô Bơ Bông
+ Ngày 16/6: Tiệc Chúa Bà Năm Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa Cấm Giang
+ Ngày 24/6: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng

- Tháng bảy:

+ Các ngày trong tháng: Đại Lễ Tán Hạ
+ Ngày 7/7: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
+ Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường Tống Sơn Thanh Hoá
+ Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

- Tháng tám:

+ Ngày 20/8: Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc Linh Từ
+ Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thoải Phủ Đồng Bằng Linh Từ

- Tháng chín:

+ Ngày 2/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang Phố Vị Lạng Sơn
+ Ngày 9/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu và Cô Chín Giếng Sòng Sơn Linh Từ
+ Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường
+ Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng
+ Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục Cung Nương

- Tháng mười:

+ Ngày 10/10: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Mười Nghệ An

- Tháng mười một:

+ Ngày 1/11: Tiệc Trần Triều Đức Ông Điện Suý Phù Ủng Đại Vương Phò Mã Phạm Ngũ Lão
+ Ngày 10/11: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát

- Tháng mười hai:

+ Các ngày trong tháng (trước ngày 23 tháng chạp): Đại Lễ Tất Niên
+ Ngày 10/12: Tiệc Đản Nhật Đức Ông Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
+ Ngày 25/12: Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót, Chúa Chữa)

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bùa yêu kỳ bí xứ Mường





'Nèm' là một thứ bùa yêu của người Mường, khiến những đôi vợ chồng hục hặc đột nhiên trở lại êm ấm, thích một người là có cách để lấy.


Đến thị trấn Tân Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) hỏi thầy bùa Hà Xuân Nhã thì ai cũng biết. Ông Nhã là người Mường gốc, năm nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, dẻo dai. Ông Nhã vừa tiễn một vị khách ở tận Hà Nội đi ôtô về chơi. Theo lời kể của ông, người khách vừa đến là một ông bố có con trai vừa lấy vợ.

Chuyện lạ là mấy năm yêu nhau trước ngày cưới thì đôi nam nữ rất thuận hòa và yêu thương nhau. Nhưng không hiểu sao vừa cưới được một ngày thì cậu con trai đùng đùng bỏ ra ngoài thuê phòng trọ ở riêng một mình. Không tìm được nguyên nhân và cũng không cách nào giải quyết nổi, ông bố vốn làm kinh doanh đi nhiều nơi được bạn bè giới thiệu mới tìm lên nhờ cậy ông Nhã.

Sau khi dặn người bố mang lên một cái áo của cô con dâu và một cái áo của cậu con trai, ông Nhã lấy một củ gừng chà vào 2 chiếc áo rồi hà hơi làm phép. Ông bố mang áo về cho các con mặc và thật lạ lùng là chỉ một tuần sau, cậu con trai đã mang đồ đạc về đoàn tụ với gia đình. Từ đó, cứ mỗi lần có việc đi qua Tân Sơn là ông bố lại rẽ vào chơi và biếu quà cho người đã giúp ông hàn gắn hạnh phúc gia đình.

Ông Nhã cho biết ông bắt đầu học “nèm” từ năm 22 tuổi. Ông có 2 vị sư phụ là bà Hà Thị Nghi và Hà Thị Tám (bà Tám là vợ hai của bố ông Nhã). Hàng năm, bắt đầu từ mùng 1 cho đến mùng 10 Tết, ông Nhã cùng các học trò lại đến nhà sư phụ để nghe truyền dạy các khẩu quyết và cách thức “nèm”.

Đầu tiên phải nói được nguyên văn 10 câu thần chú mà không sai một từ, cứ thế học trong vài năm thì có thể "hạ sơn" để hành nghề. Ông Nhã tự nhận mình chỉ giỏi ở mức… trung bình, làm được những việc đơn giản, còn tuyệt kỹ thì phải kể đến bà Lam ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn; ông Hà Văn Phin ở xã Dịch Giáo (Tân Lạc, Hòa Bình) hay ông Minh ở xã Văn Sơn (Lạc Sơn, Hòa Bình). Nhưng ông cũng tự tin để nói rằng, bản thân ông từ lúc hành nghề cũng chưa bao giờ thất bại.


Ông Hà Xuân Nhã hà hơi, đọc khẩu quyết để làm “nèm”.

Ở thị trấn Tân Sơn, người Mường rất tin vào sức mạnh và sự hiệu nghiệm của "nèm". Những người có khả năng làm "nèm" đều được mọi người trọng vọng, tin tưởng. Đổi lại, người làm nghề "nèm" phải luôn giữ được chữ tâm trong sáng nếu không sẽ bị quả báo nặng.

Một câu chuyện về thầy "nèm" Hà Văn Ty xảy ra chưa lâu và vẫn thành đề tài bàn tán của người dân Tân Sơn mỗi khi rảnh rỗi. Thầy Ty ở khu 4, thị trấn Tân Sơn có cô con gái đến tuổi lấy chồng nhưng với hình thức trung bình nên vẫn chưa tìm đâu được bến đậu. Ông Ty đã quyết định "nèm" cho con gái mình với một người đàn ông trung niên giàu có làm nghề xây dựng, dù anh ta đã có gia đình.

Một thời gian sau ông Ty mất, cuộc đời cô con gái cũng từ đó bám chặt với người đàn ông có vợ kia, bất chấp gia đình anh ta phản đối, ngăn cấm. Nhiều người cho rằng đó là việc làm không có đức và rất nhiều người ở thị trấn đã chứng kiến thi thể của thầy Hà Văn Ty vẫn tươi nguyên dù sau mấy năm chôn cất. Vì thế gia đình thầy Ty lại phải chôn lại và cũng chưa biết ngày nào có thể cất mả được.

Nhà văn hóa Trần Hữu Nhàn cho rằng, “nèm” tồn tại được đến ngày hôm nay thì chứng tỏ bản thân nó phải chứa đựng một sức mạnh và bí ẩn kỳ diệu nào đó. Điều này rất mong một ngày nào đó sẽ được các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu văn hóa mổ xẻ và giải mã.

Ông Trần Duy Thái - Trưởng phòng VHTTDL huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cho biết: "Bản thân tôi tin chuyện "nèm" là hoàn toàn có thật. Ngay tại cơ quan tôi cũng có một nhân viên quê ở Phù Yên (Sơn La) mà người nhà của cậu ấy có thể làm được "nèm".

"Nèm" thường chia làm hai loại, cứ tạm gọi là "tốt" và "xấu", nhưng dân gian vẫn thường ủng hộ những người làm "nèm" mà mang lại điều tốt điều hay cho người khác và ngược lại lên án những ai "nèm" để đem lại tai họa, điều không lành cho bà con nhân dân. Tôi nghĩ rằng đây là một nét văn hóa rất đáng quý của người Mường và cần được bảo lưu, gìn giữ”.


Theo Dân Việt



Thầy :pháp sư võ thiên đức ( tức cư sĩ vũ đăng hùng )
     Tài khoản :2607205057496 agribank (vũ đăng hùng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thuận thành _tỉnh bắc ninh )
     chuyên coi lá số tử vi , coi tướng , chỉ tay , áp vong gọi vong ( gọi hồn ) cúng kiếng , hóa giải bùa ngải yêu , trừ tà ,mở phủ , cắt đoạn trùng tang ,trị bệnh tâm linh , cầu tài lộc , công danh thăng tiến ,lệnh cho buôn bán hanh thông , lệnh thăng tiến công danh ,  thuốc sinh con trai theo ý muốn , cúng khai trương công ty xí nghiệp doanh nghiệp ,lệnh buôn bán bất động sản , cúng khai phương phá ngục phả độ gia tiên .( làm việc coi bói áp vong gọi hồn ở tại 2 địa chỉ trên )
ĐT:  0972433018 ( gặp thầy Vũ Mạnh Hùng pháp danh Võ Thiên Đức )

               NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT 

BÙA YÊU TUYÊN QUANG



(Dân Việt) - Đầu năm mới, bùi tai bởi lời rủ rê của gã đồng nghiệp độc thân, tôi ngược lên vùng đất sông Lô để tìm sự thật về “bùa yêu” - thứ phép màu những tưởng chỉ có trong những câu chuyện huyền thoại...
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Dị nhân người Cao Lan
Sau chuyến xe khách đầu năm, chúng tôi có mặt ở miền gái đẹp Tuyên Quang khi vùng cao này đang phơi phới mưa xuân và rộn ràng lễ hội. Với sự giúp đỡ của một anh bạn ở đài truyền hình tỉnh, không mất nhiều thời gian để chúng tôi có thể tìm ra nhà thầy bùa Hoàng Tiến Đồng ở thôn Song Lĩnh, xã Lưỡng Vượng, TP. Tuyên Quang.
Ông Hoàng Tiến Đồng với những cuốn sách cổ do tổ tiên truyền lại.
Khi chúng tôi đến nơi, có 2 chàng trai trẻ mặc quần áo dân tộc từ nhà sàn đi xuống vội vã, nụ cười hớn hở trên khuôn mặt. Chẳng cần hỏi tôi cũng đoán ra đây là những gã trai bản độc thân đang cầu viện đến sự giúp đỡ của bùa yêu để tìm được nửa còn lại của trái tim.
Mở đầu câu chuyện, ông Đồng khẳng định ngay: "Tôi chỉ giúp cho những người nam, người nữ độc thân bén duyên nhau chứ không bao giờ làm bùa chú cho những người bỏ vợ, bỏ con đi với người đàn bà khác".
Theo như lời thầy bùa Hoàng Tiến Đồng thì kho sách cổ và các phép làm bùa là do ông cụ thân sinh ra ông, Hoàng Hữu Tố, truyền lại. Bản thân ông cũng không rõ những cuốn sách chữ Nho đã úa vàng này được tổ tiên truyền từ đời nào lại. Chỉ biết rằng, người nào trong huyết thống nhà ông được lựa chọn giữ gìn thì phải bảo quản cẩn thận hơn cả con ngươi trong mắt của mình.
Chính vì thế, chỉ khi có người đến nhờ làm lễ hoặc làm bùa ông mới mang sách ra, còn bình thường ông cất trong một chiếc rương gỗ lim có khóa sắt chắc chắn kê ngay ở đầu giường ngủ. Để đọc và hiểu được nội dung những cuốn sách cổ này, ông Đồng đã phải bỏ ra đến 20 năm cần mẫn theo cha học tập.
Phép màu của "bùa yêu"
Trong hàng chục cuốn sách chữ Nho của ông Đồng dùng để làm lễ, làm bùa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cuốn sách có tiêu đề là "Trung nguyên hợp hôn". Đây cũng chính là cuốn "cẩm nang" để làm bùa yêu của ông Đồng.
Theo lời vị thầy bùa này thì cuốn sách này có thông tin về bản mệnh của tất cả mọi người theo ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Khi có ai đó đến nhờ ông làm bùa yêu thì ông phải tra xem 2 tuổi người nam, người nữ có hợp mệnh nhau không. Nếu hợp thì ông mới làm, nếu không hợp thì ông từ chối. Nếu hợp hôn thì người đến xin bùa phải chuẩn bị một đôi nhẫn bạc, 2 miếng vải đen, trắng (khoảng 2m2/miếng), một ít tiền.
Nhẫn bạc thì để lên bàn thờ rồi mời vị thần Nam đường, bà Mụ, ông Tơ bà Nguyệt xuống xe duyên cho. Bùa yêu được viết bằng chữ Nho và được hóa đi sau buổi lễ. Người xin bùa mang chiếc nhẫn bạc về tặng cho người con gái có tình cảm cùng đeo. Nếu trong 7 ngày có hiệu quả, tình cảm có tiến triển thì đến làm lễ tiếp.
Ông Đồng cho biết thêm: "Nếu họ thành duyên được với nhau thì theo tục lệ, họ phải trả lễ lại cho ông mối là tôi 1 con gà trống thiến, 1 cái đùi lợn, 12 cái bánh giầy (mỗi cái nặng nửa cân có nhân đỗ xanh), 1 con gà mái tơ. Tiền cảm tạ thì ít nhiều không quan trọng nhưng phải là con số 4: 40.000 đồng, 400.000 đồng, 4 triệu đồng…
"Tôi có biết khả năng của ông Đồng qua lời kể của nhiều người dân trong xã. Người Cao Lan là dân tộc có nhiều nghi thức tâm linh và bùa phép độc đáo cần được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà văn hóa".
Bà Trần Thị Tuyết Lan - Phó Chủ tịch UBND xã Lưỡng Vượng
Khi chúng tôi đang ngồi trò chuyện với ông Hoàng Tiến Đồng thì có một đôi vợ chồng đến chơi chúc mừng năm mới. Hỏi ra tôi được biết họ ở ngay TP. Tuyên Quang và nhờ "bùa yêu" của thầy Đồng mà bén duyên chồng vợ. Anh chồng tên Tạ Anh Tuấn là quân nhân giải ngũ.
Vốn tính hiền lành, nhút nhát nên dù rất thích cô thôn nữ tên Thoa ở dưới cây 15 nhưng chẳng bao giờ anh dám ngỏ lời. Mẹ anh Tuấn nghe lời người ta giới thiệu mới đưa anh đến nhờ ông Đồng làm lễ và cho bùa. Chẳng hiểu do tác dụng của "bùa yêu" hay bởi cô gái cảm tấm lòng chân thật của chàng trai phố hiền lành, chịu khó mà họ đã nên vợ nên chồng và sinh được 1 cậu con trai kháu khỉnh.
Ông Đồng cho biết trong năm cũ Tân Mão, ông đã giúp cho 8 cặp đôi người Cao Lan thành vợ chồng hoặc hàn gắn hạnh phúc. Những người ở nơi khác đến xin bùa thì ông không nhớ hết.



Thầy :pháp sư võ thiên đức ( tức cư sĩ vũ đăng hùng )
     Tài khoản :2607205057496 agribank (vũ đăng hùng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thuận thành _tỉnh bắc ninh )
     chuyên coi lá số tử vi , coi tướng , chỉ tay , áp vong gọi vong ( gọi hồn ) cúng kiếng , hóa giải bùa ngải yêu , trừ tà ,mở phủ , cắt đoạn trùng tang ,trị bệnh tâm linh , cầu tài lộc , công danh thăng tiến ,lệnh cho buôn bán hanh thông , lệnh thăng tiến công danh ,  thuốc sinh con trai theo ý muốn , cúng khai trương công ty xí nghiệp doanh nghiệp ,lệnh buôn bán bất động sản , cúng khai phương phá ngục phả độ gia tiên .( làm việc coi bói áp vong gọi hồn ở tại 2 địa chỉ trên )
ĐT:  0972433018 ( gặp thầy Vũ Mạnh Hùng pháp danh Võ Thiên Đức )

               NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

BÙA YÊU


Bà Ngấm đang đọc lời niệm chú của bùa yêu
Bà Ngấm năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng còn khá minh mẫn. Sau lần ngã khi leo lên bậc thang nhà sàn, bà Ngấm chỉ có thể nằm để tiếp chuyện tôi. Sau một hồi than vãn, năn nỉ, bà lão đồng ý dạy tôi cách thả “bùa riu” vào một ngày rằm trong tháng.
Bà Ngấm dặn tôi cách thức thả bùa: “Khi gần người mình yêu, miệng lẩm nhẩm đọc lời thần chú bằng tiếng dân tộc, vừa đọc vừa đặt tay lên vai người mình yêu. Nhớ là phải bí mật, không để đối tượng biết việc làm đó, nếu không tự nhiên sẽ ghét nhau lắm đấy”. Rồi bà đọc để tôi chép lại lời thần chú:
“Cằm câu pấu mác phung lấn khoẳn
Cằm câu pấu mác mặn lấn ăn
Cằm câu pấu báo đai lừm me
Cằm câu pấu báo ké lừm rườn
Mừ mí hăn câu mừ hảy
Mừ hăn câu nả phằng khua mà thú…
Thương câu nắc
Rặc câu lai”
Tạm dịch là:
“Lời tao thổi vào quả mơ, quả mơ rụng
Lời tao thổi vào quả mận, quả mận rơi
Lời tao thổi khiến con trai độc thân quên mẹ
Lời tao thổi khiến đàn ông có vợ quên nhà
Mày không nhìn thấy tao, mày khóc
Mày nhìn thấy tao mày cười, tìm về
Thương tao rất nhiều
Yêu tao rất nhiều”
Thay cho lời kết
Một thời gian sau đó, tôi có dịp trở lại vùng núi Tuyên Quang và ghé thăm bà Ngấm – người đã truyền dạy cho tôi những lời niệm chú bùa yêu mà tôi chưa có dịp tự mình kiểm chứng hôm nào. Bà Ngấm đã yếu hơn nhiều sau lần bị ngã ấy, giờ đây bà chỉ có thể ngồi được một lát rồi lại phải nằm xuống giường ngay vì lưng vẫn đau mỏi. chuyện của thế giới tâm linh thì khó có thể biết trước được


Thầy :pháp sư võ thiên đức ( tức cư sĩ vũ đăng hùng )
     Tài khoản :2607205057496 agribank (vũ đăng hùng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thuận thành _tỉnh bắc ninh )
     chuyên coi lá số tử vi , coi tướng , chỉ tay , áp vong gọi vong ( gọi hồn ) cúng kiếng , hóa giải bùa ngải yêu , trừ tà ,mở phủ , cắt đoạn trùng tang ,trị bệnh tâm linh , cầu tài lộc , công danh thăng tiến ,lệnh cho buôn bán hanh thông , lệnh thăng tiến công danh ,  thuốc sinh con trai theo ý muốn , cúng khai trương công ty xí nghiệp doanh nghiệp ,lệnh buôn bán bất động sản , cúng khai phương phá ngục phả độ gia tiên .( làm việc coi bói áp vong gọi hồn ở tại 2 địa chỉ trên )
ĐT:  0972433018 ( gặp thầy Vũ Mạnh Hùng pháp danh Võ Thiên Đức )

               NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Ông Hoàng Mười



Ông Hoàng Mười 


 Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. 

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông). 

Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai. 

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. Khi thỉnh Ông Mười, văn hay hát rằng:
 
“Ông Mười trấn thủ Nghệ An 
Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Dày”





Lên đồng








Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhangđệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủtín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồngxiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là pháchcảnhsênhtrống chầuchuôngtrống…Ở miền Bắc Việt Nam cóPhủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.
Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mườngtín ngưỡng Then của người TàyNùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.


Thầy :pháp sư võ thiên đức ( tức cư sĩ vũ đăng hùng )
     Tài khoản :2607205057496 agribank (vũ đăng hùng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thuận thành _tỉnh bắc ninh )
     chuyên coi lá số tử vi , coi tướng , chỉ tay , áp vong gọi vong ( gọi hồn ) cúng kiếng , hóa giải bùa ngải yêu , trừ tà ,mở phủ , cắt đoạn trùng tang ,trị bệnh tâm linh , cầu tài lộc , công danh thăng tiến ,lệnh cho buôn bán hanh thông , lệnh thăng tiến công danh ,  thuốc sinh con trai theo ý muốn , cúng khai trương công ty xí nghiệp doanh nghiệp ,lệnh buôn bán bất động sản , cúng khai phương phá ngục phả độ gia tiên .( làm việc coi bói áp vong gọi hồn ở tại 2 địa chỉ trên )
ĐT:  0972433018 ( gặp thầy Vũ Mạnh Hùng pháp danh Võ Thiên Đức )

               NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Lễ Mở Phủ

Lễ Mở Phủ
    Lễ mở phủ còn được gọi là lễ ra đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ.
    Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi gọi là tân đồng. sau ba năm tân đồng làm lễ tạ đàn bốn phủ và dc coi là đồng thuộc . Những ngưòi có căn số làm thầy sẽ được phong quan ( thanh đồng đạo quan) và họ có thể đi mở phủ cho ngưòi khác. Những ai có khả năng xem bói , bói bằng linh cảm thì thường Khi mở phủ có đàn chúa bói và cách thức mở phủ có hơi khác bình thường 1 chut . người ta goi những con đồng này là đồng bói....
    Tân đồng khi làm lẽ mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó rất quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện 1 áo công đồng khăn tấu hương.... Khăn áo cũng rất nhiều tùy vào điều kiện họ phải sắm mỗi giá 1 bộ khăn áo Đây là nguyên tắc chung còn nhiều khi người ta chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm đỏ xanh trắng vàng và xanh lam hay mượn khăn áo của người khác. Nhưng đặc biệt là khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho ) không dc mượn và cũng không được cho ai mượn khăn áo đó
Đại Lễ trình đồng ( tiếp)
    Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì (lên đồng) bắc ghế hầu thánh là nghi lễ phổ biến và quan trong
Lễ mở phủ là buổi lễ ra đồng của 1người có căn đồng số lính.Để tiến hành lễ mở phủ đệ tử phải mời về 1 đồng thầy ( người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng). và pháp sư cung văn , tứ trụ hầu dâng cây quỳnh cây quế ( những người thay khăn thay áo lên hương cho thanh đồng)

    Lễ mở phủ về cơ bản cũng giống như 1 lễ hầu đồng bình thường .trong lễ mở phủ có các nghi lễ sau
   
    Lễ phát tấu thỉnh ngũ phưong (lễ mặn)
thỉnh phật tụng kinh dược sư
Khoa trình đồng tứ phủ( có lễ tam sinh thường là lợn, gà, ngan hoạc lợn gà cá( cá rán hoặc cá nướng))
Khao sơn trang
khao thiên quan
Khao hạ ban ( ngũ dinh)
cúng chúng sinh
Có nơi còn có khoa cúng trần triều ( viết ở cuối bài)

Sau đó đồng thầy mới vào hầu thánh và làm lễ mở phủ cho đồng mới

    Trong tín ngưỡng Tứ phủ có nhiều khoa cúng khác nhau như khoa cúng Phật, khoa cúng Mẫu, khoa cúng Tứ phủ trình đồng (dành cho người bắt đầu xin gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ để đi hầu bóng), khoa Tam phủ đối kháng (cúng để xin cắt tình duyên cho người người trần khỏi cõi người âm), khoa Tam phủ thục mệnh di cúng hoán số (cúng Nam tào Bắc đẩu để xin đổi số, phê cho số trường sinh), Cúng Thục án Diêm Vương, cúng trăm phù cửu đỉnh, là những đàn cúng cho người mười phần chết tám
v.v.. Người ta thường cúng khoa cúng Phật (nếu đền thờ vọng Phật), khoa cúng Mẫu, hoặc cúng chung cả hai khoa cúng trên gộp thành khoa cúng Phật-Mẫu. Nội dung khoa cúng có thể chia làm ba phần. Phần đầu để khai quang đàn tràng, dâng hương Phần giữa với mục đích để thỉnh chư Phật, chư Thánh theo thứ tự từ cao xuống thấp. Phần cuối mời chư Phật, chư Thánh an tọa, thụ hưởng và cuối cùng các vị thần trở lại nơi mình ngự trị.

    Trong lễ trình đồng,đồng mới có thể mòi pháp sư làm lễ trung cúng và tiểu cúng hoac có thể làm lễ đaị cúng.trong lễ đại cúng có múa Sái tịnh với ý nghĩa làm sạch sẽ đàn tràng là một hiện tượng văn hóa khá độc đáo trong khoa cúng Phật-Mẫu. Pháp chủ mặc áo cà sa năm điều, đội mũ thất Phật. Một tuần Sái tịnh gồm múa khai hoa, kết ấn, múa vòng thuận nghịch, thư chữ trong chén ngọc chản, cầm cành dương liễu vảy sái chữ tâm.Trong khoa cúng, ngoài am hiểu khoa giáo, các thầy cúng cũng phải sử dụng các nhạc cụ thích hợp chư chuông trống bạt thanh la.... Mỗi thầy cúng đảm nhiệm ít nhất một nhạc cụ. Vị trí ngồi trong dây của họ bị chi phối bởi sự sắp xếp theo quy định của các nhạc cụ. Thông thường, pháp chủ sẽ đảm nhiệm một mõ, một chuông. Người đầu dây tả đảm nhiệm trống canh, người thứ hai chơi trống cái, người thứ ba gõ thanh la. Người đầu dây hữu chơi tiêu cảnh, người thứ hai xóc đôi nạo và người thứ ba gõ bạt

LỄ PHÁT TẤU thỉnh năm vị sứ giả đồ lễ 1000 vàng ngũ phương( 5 màu)

5 ngụa bé +5 xiêm y +mũ +hài

lễ mặn

mâm phát tấu gồm

5 trứng năm mầu
5 vở+bút ( ngày xưa dùng bút lông có thêm thỏi mực tàu còn bây jừ dùng bút bi cho tiện)
5 gương +5 lựoc
5 khăn bông+5 khăn mùi xoa
5 quạt 5 màu
5dao+5 kéo+thuốc lào
5 nứoc hoa + 5 bật lửa
thỉnh phật tụng kinh dựoc sư



trong lễ mở phủ quan thầy hầu 6 giá quan trọng nhất để mở phủ là 5 giá quan và giá chầu đệ nhị>Ngoài ra còn hay thấy hầu giá đức ông trần triều và chúa nguyệt hồ

trong ngũ vị tôn quan thuòng là 4 vị quan từ quan đệ nhất tới quan đệ tứ mỗi quan mở 1 phủ tưong ứng và quan tuần tán đàn

có nơi quan đệ nhất chỉ chứng đàn quan đệ nhị mở 2 phủ quan tam mở 2 phủ lại cũng có nơi quan đệ tam và quan đệ tứ mỗi vị mở 2 phủ

thường mỗi phủ có 1 mâm lễ và 1 ché nước tựơng trưng cho mỗi phủ khi mở phủ các quan về chứng lễ và dùng gáo để đập ché và tứới nước tắm cho đồng mới ( tưong trung thui bây jừ dùng nứoc hoa phun lên đồng mới)

mâm bốn phủ có các lễ vật giống mâm phát tấu với số lựong đồ lễ là trai 7 gái 9

ngoài ra còn có cầu giấy 4 mầu và khăn 4 phủ( 4 mầu)

gạo muối cau tiền

mâm sơn trang đồ lễ gồm 13 ( hoặc 15 phần)

gồm 1 đĩa nếp cẩm. 1 quả dừa tôm cá mực cua cành măng tưoi ....

mâm sơn trang dâng cô bé thuong gồm chanh ớt gừng dứa ,,,

mâm sơn trang dùng để chứng đàn gồm 13 quả trứng xanh và đồ lễ gần giốgn mâm phát tấu


trên ban công đồng thường đựoc bày như sau

Mũ ngọc hoàng, mũ quan nam tòa bắc đẩu mũ bình thiên

mũ các quan 5 bài vị 5 màu bốn phủ (đỏ xanh vàng trắng tím) 1 bài vị bản mệnh mầu hồng

bày bốn mâm bốn phủ cùng với 4000 vàng bốn phủ tưong ứng và 4 ché nứoc 4 phủ đựoc bịt kín bằng giấy trnag kim hoặc giấy 4 màu tưong ứng với bốn phủ

4 gáo nứoc ( hoạc 2 gáo nếu chỉ có 2 quan về mở phủ)

Long chu phựong mã

đại mã dâng các quan

1 ngựa đỏ thiên phủ
1ngụa xanh nhạc phủ
1 thuyền rồng trắng,tam đầu cửu vĩ
1 voi vàng địa phủ
1 ngụa tím dâng quan tuần
trên ngụa có tráp áo
5000 vàng năm mầu dâng các quan
rắn nghê và 5 hình nhân 4 hình nhân bốn phủ 1 hình nhân hồng bản mệnh
dâng sơn trang

4 toà sơn trang 4 màu (xanh,đỏ,trắng,vàng), mỗi toà gồm 1 hình chúa bà ngồi trên bệ,2 hình chầu cầm quạt chầu vào,12 hình cô, 1 thuyền nhỏ,1 bè nhỏ,1 thoi nhỏ,1 núi giùm,1000 vàng đại,1000 vàng cô 12,1bộ hải sảo

thừong chỉ dâng tòa sơn trang màu xanh

dâng 3 tòa chúa bói cũng giống tòa sơn trang nhưng thừong nhỏ hơn 1 tý

dâng ông hoàng

3 ngụa 3 màu trắngtím vàng nhỏ hơn ngụa dâng các quan lớn 1 chút

tráp áo và 3000 vàng 3 màu trăng tím vàng

dâng cô 5000 vàng cô 5 màu dâng 5 cô cô đôi cô bơ cô sáu cô chín cô bé

dâng cậu 2 ngụa nhỏ hơn ngụa dâng ông hoàng màu trắng và xanh cùng vàng hoa dâng cậu bơ và cậu bé

Có nơi dâng cả mã trần triều gồm ngựa tráp áo đỏ + vàng thiếc