Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Mẫu ấn triện khi các quan 4 phủ về phê sổ cho tân đồng (khi trình đồng)


  • Cũng có khi các quan về phê chữ "CHUẨN THỬ" nhưng theo như các văn tịch cổ thì hàng quan lại chỉ phê chữ chuẩn, nay vẫn xin đăng chữ chuẩn thử để chư vị tham khảo:

  • Duyên quang tam muội - khai quang yểm tâm tượng


    Duyên quang tam muội - khai quang yểm tâm tượng

    DUYÊN QUANG TAM MUỘI - tác giả :Huyền Quang Tôn giả. Dịch giả Huyền Trí pháp sư

    Phần tên hiệu chư Phật Thánh


    Thánh phụ Phật chứng
    Phụ danh Tịnh vương, mẫu danh Thù Thắng Hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt sinh Mậu Trang vương, ư Giáp Tí niên chính nguyệt sơ nhất nhật Tí thần sinh. Tiền thân dĩ thụ thái tử vương, quốc mậu danh la, viết Mậu Trang vương, vấn tử Mậu Thiện bất khẳng. Vương ngôn thiêu hủy Phật tượng, sát hại tăng ni, khảo đả sĩ vĩ tính tình, đức bột Mậu Thiện Bồ Tát. Thiên hữu quả báo, danh Mậu Trang vương, đại phong tật bệnh, bất dũ bệnh nạn. Mộng hiện tiên nhân hiệu Mậu Thiện cứu chi, giải đắc đạo hiệu thánh phụ, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập tật tốc nhiếp.
    (Cha tên là Tịnh Vương, mẹ tên là Thù Thắng hoàng hậu, thụ thai 10 tháng sinh ra Mậu Trang vương vào giờ Tí, ngày mùng 1, tháng giêng, năm Giáp Tí. Tiền thân là thái tử, lên ngôi vua, hiệu là Mậu Trang vương. Sau muốn truyền ngôi cho con là Mậu Thiện nhưng không chịu, vua bèn thiêu hủy tượng Phật, tra tấn, sát hại tăng ni. Trời có quả báo, khiến cho Mậu Trang vương bị bệnh phong, bệnh nặng mà không bớt. Mộng thấy người tiên là Mậu Thiện bồ tát đến cứu, giải được đạo hiệu là Thánh phụ)[1].
    Điểm nhãn Thánh mẫu Phật chứng:
    Phụ danh Câu Lô trưởng giả, mẫu viết Thiện Liên phu nhân. Thụ thai thập nguyệt, sinh đắc Bảo Đức hoàng hậu, ư Giáp Ngọ niên ngũ nguyệt thập ngũ nhật Tí thời sinh. Tiền thân Lâu Na, hậu sinh vi Phi Mậu [46] Bảo Đức hoàng hậu, hiệu viết Thánh Mẫu Phật Vương, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, tật tốc nhiếp.
    (Cha tên là Câu Lô trưởng giả, mẹ tên là Thiện Liên phu nhân. Thụ thai 10 tháng, sinh được Bảo Đức hoàng hậu vào giờ Tí, ngày 15, tháng 5, năm Giáp Ngọ. Tiền thân là Lâu Na. Hậu sinh là Phi Mậu Bảo Đức hoàng hậu, hiệu là Thánh Mẫu Phật Vương).
    Bảo Đức Ma Da hiệu thánh nương, sinh đắc Mậu Âm Nhan Thiện vương, kim thời điểm chiếu thông quan chiếu, xán xán hà sa phúc mãn phương.
    Thánh mẫu Phật ấn: Hai tay bắt Bát nhã ấn.
    Tụng An tọa chân ngôn, như trước v.v…
    Lời chú giống như khai quang Thánh phụ, từ đầu cho tới “Nam mô khai ngũ nhãn” thì hết.
    Điểm nhãn Thích Ca Phật chứng:
    [47] Phụ Tịnh Phạn vương, mẫu viết Ma Da hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh Thích Ca Phật, ư Giáp Dần niên, tứ nguyệt, sơ bát nhật Dần thời sinh, tả biên dịch đắc nam nhân, tại thế thuyết pháp tứ thập cửu niên, danh Thích Ca Phật, chí Nhâm Thân niên, nhị nguyệt thập ngũ nhật Dậu thời niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, tật tốc nhiếp.
    (Cha là Tịnh Phạn vương, mẹ là Ma Da hoàng hậu, thụ thai 10 tháng sinh ra Phật Thích Ca. Vào giờ Dần, ngày mùng 8, tháng 4, năm Giáp Dần sinh được một người con trai ở bên nách trái. Phật tại thế thuyết pháp 49 năm, gọi là Phật Thích Ca. Đến giờ Dậu, ngày 15, tháng 2 năm Nhâm Thân nhập niết bàn thành Phật).
    Đánh thần xích xuống.
    [48] Thích Ca ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Thiên Mùi, Thân của tay trái gập lại, ngón cái bấm vào cung Mùi. Các cung Tỵ, Ngọ, Địa Mùi, Thân của tay phải gập lại, ngón cái bấm vào cung Mùi là thành ấn.
    Khai quang như trên.
    Hiền kiếp Như Lai đệ tứ trung, Tỳ Lô quốc nội hiện kim dung, tư thời điểm xuất minh ngại nhãn, xán xán quang hàm dữ hải thông.
    Điểm nhãn Tỳ Lô Phật chứng:
    Phụ Thiện Hiện vương, mẫu Tịnh Diệu Cát Tường Như Lai, thụ thai thập nguyệt, sinh đắc Tỳ Lô Phật, ư Mậu Ngọ niên, nhị nguyệt thập bát nhật, [49] Mão thời sinh, danh Uy Quang thái tử, hiệu Diệu Đức Như Lai. Nhược Tỳ Lô Phật tại thế đắc tam thập niên, chí Canh Dần niên, thập nhất nguyệt, sơ cửu nhật, Ngọ thời, Tỳ Lô niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm, tật tốc nhiếp.
    (Cha là Thiện Hiện vương, mẹ là Tịnh Diệu Cát Tường Như Lai, thụ thai 10 tháng, sinh được Tỳ Lô Phật vào giờ Mão, ngày 18, tháng 2, năm Mậu Ngọ. Đặt tên là Uy Quang thái tử, hiệu là Diệu Đức Như Lai. Tỳ Lô Phật tại thế 30 năm. Đến giờ Ngọ, ngày mùng 9, tháng 11, năm Canh Dần nhập niết bàn thành Phật).
    Đánh thần xích xuống.
    Tỳ Lô ấn. Tay trái ở trên, tay phải ở dưới.
    Pháp chủ cầm bút, niệm kệ rằng:
    Pháp thân thanh tịnh tính Tỳ Lô, phúc tướng trang nghiêm hiển Phật đồ, [50] ngũ nhãn điểm khai quang bích ngọc, trùng đồng hiện chiếu phá ám u.
    Điểm nhãn Di Đà Phật chứng:
    Phụ Trang Nghiêm Nguyệt Thượng Thánh vương, mẫu viết Thù Thắng Diệu Nhan thái hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh Di Đà Phật, ư Mậu Thìn niên, thập nhất nguyệt, thập thất nhật, Ngọ thời sinh, danh Vô Tường Niệm vương, hiệu viết Bất Thuấn thái tử, tại thế đắc bát thập niên, sinh đắc nhị tử, [51] hiệu viết Quan Âm, Thế Chí. Chí Giáp Tuất niên, thất nguyệt, thập ngũ nhật, Mão thời, Di Đà niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, tật tốc nhiếp.
    (Cha là Trang Nghiêm Nguyệt Thượng Thánh vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan thái hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Di Đà Phật vào ngờ Ngọ, ngày 17, tháng 11, năm Mậu Thìn. Đặt tên là Vô Tường Niệm vương, hiệu là Bất Thuấn thái tử, tại thế 80 năm, sinh được hai con, hiệu là Quan Âm và Thế chí. Đến giờ Mão, ngày 15, tháng 7, năm Giáp Tuất, Di Đà nhập niết bàn thành Phật).
    Đánh thần xích xuống.
    Di Đà ấn: Ngón trỏ và ngón áp út của tay trái gập xuống, ngón cái áp vào các cung Ngọ, Thân. Ngón cái của tay phải gập vào trong lòng tay, bốn ngón kia duỗi thẳng.
    Kệ rằng:
    Tứ phương giáo chủ hiệu Di Đà, nghiễm tại mỗ tự phúc tại gia, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, bích mâu xán xán chiếu trần sa.
    [52] Điểm nhãn Di Lặc Phật chứng:
    Phụ Kim Trí vương, mẫu viết Kim Túc hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh Di Lặc Phật, ư Tân Dậu niên, thập nguyệt, thập thất nhật, Mùi thời sinh. Tại thế đắc tứ thập lục niên, chí Giáp Thân niên, thập nhị nguyệt, nhị thập nhật, Ngọ thời, Di Lặc niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, tật tốc nhiếp.
    (Cha là Kim Trí vương, mẹ là Kim Túc hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Di Lặc Phật vào giờ Mùi, ngày 17, tháng 10, năm Tân Dậu. Tại thế 46 năm. Đến giờ Ngọ, ngày 20, tháng 12, năm Giáp Thân, Di Lặc nhập niết bàn thành Phật).
    Đánh thần xích xuống.
    [53] Di Lặc ấn: Hai tay hợp lại, bốn ngón chạm đầu vào nhau, phải trên trái dưới, hai ngón cái hướng ra ngoài.
    Kệ rằng:
    Kim Túc Như Lai đản giáng thần, Long Hoa tam hội tụ như vân, tu hồi đàn chỉ đăng lâu các, xứ xứ quang hàm kiến pháp thân.
    Điểm nhãn Văn Thù, Phổ Hiền Phật chứng:
    (Văn Thù cưỡi sư tử, Phổ Hiền cưỡi voi trắng chín ngà, hai vị cùng cha mẹ).
    Phụ Hộc Phạn vương, mẫu viết Kiều Hành phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh Văn Thù Bồ Tát, ư Nhâm Thìn niên, tứ nguyệt, sơ cửu nhật, Mão [54] thời sinh, tại thế tứ thập cửu niên, chí Mậu Tuất niên, thất nguyệt, thập nhị nhật, Mão thời, niết bàn thành Bồ Tát, lai nhập thánh tượng. v.v…
    (Cha là Hộc Phạn vương, mẹ là Kiều Hành phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh ra Văn Thù Bồ Tát vào giờ Mão, ngày mùng 9, tháng 4, năm Nhâm Thìn, tại thê 49 năm. Đến giờ Mão, ngày 12, tháng 7, năm Mậu Tuất, nhập niết bàn thành Bồ Tát).
    Văn Thù ấn: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón út của tay trái duỗi thẳng, ngón áp út gập vào lòng bàn tay, ngón cái áp lên trên. Tay phải cũng như vậy, là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Tằng tùy thất Phật thụ vi sư, tuẫn tích tái sơn độc tự cư, trực hướng long xà đồng hỗn tạp, thân kị sư tử bộ trung hư.
    Điểm nhãn Phổ Hiền Phật chứng:[mất trang này]
    Điểm nhãn Dược Vương Bồ Tát chứng:
    Phụ Cam Lộ vương, mẫu viết Thái Cực hoàng hậu, sinh Dược Vương Bồ Tát, ư Giáp Thân niên, bát nguyệt, sơ lục nhật, Mão thời sinh, tại thế ngũ thập tam niên, chí Nhân Thân niên, cửu nguyệt, nhị thập nhất nhật, Tí thời, Dược Vương niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng.
    (Cha là Cam Lộ vương, mẹ là Thái Cực hoàng hậu, sinh ra Dược Vương Bồ Tát vào giờ Mão, ngày mùng 6, tháng 8, năm Giáp Thân. Tại thế 53 năm. Đến giờ Tí, ngày 21, tháng 9, năm Nhâm Thân, Dược Vương nhập niết bàn thành Phật).
    Đánh thần xích xuống, điểm nhãn như trên.
    Điểm nhãn Dược Thượng Phật chứng:
    (Cùng cha mẹ với Dược Vương).
    Phụ Cam Lộ vương, mẫu viết Thái Cực hoàng hậu, sinh Dược Thượng Phật, ư [56] Quý Tị niên, thập nhất nguyệt, thập ngũ nhật, Mão thời sinh, tại thế tứ thập lục niên, chí Mậu Dần niên, lục nguyệt, sơ thập nhật, Mùi thời, niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng v.v…
    (Cha là Cam Lộ vương, mẹ là Thái Cực hoàng hậu, sinh ra Dược Thượng vào giờ Mão, ngày 15, tháng 11, năm Quý Tị. Tại thế 46 năm. Đến giờ Mùi, ngày 10, tháng 6, năm Mậu Dần, Dược Vương nhập niết bàn thành Phật).
    Điểm nhãn Quan Âm Phật chứng:
    Phụ Mậu Trang vương, mẫu viết Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh Đại Bi, ư Giáp Tí niên, thất nguyệt, thập lục nhật, Tí thời sinh, [57] tại thế tứ thập nhất niên, chí Canh Dần niên, tam nguyệt, nhị thập nhật, Mão thời, Đại Bi niết bàn thành Phật, lai nhập thánh tượng. v.v…
    (Cha là Mậu Trang vương, mẹ là Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Đại Bi vào giờ Tí, ngày 16, tháng 7, năm Giáp Tí. Tại thế 41 năm. Đến giờ Mão, ngày 20, tháng 3, năm Canh Dần, Đại Bi nhập niết bàn thành Phật).
    Quan Âm Bồ Tát Bổ Đà thiên, thụ kí Di Đà phụ tá biên, nhật ánh trùng đồng thanh bảo giám, nguyệt luân viên tướng diệu hồng liên.
    Điểm nhãn Thế Chí Phật chứng:
    (cũng gọi là Thánh Tỷ)
    Phụ Mậu Trang vương, mẫu viết Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh [58] Mậu Âm Phật, ư Nhâm Thân niên, ngũ nguyệt, sơ nhất nhật, Ngọ thời sinh, diệc danh Đại Thế Chí Bồ Tát, hiệu Thánh Tỷ Phật, lai nhập thánh tượng, v.v…
    (Cha là Mậu Trang vương, mẹ là Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Mậu Âm Phật vào giờ Ngọ, ngày mùng 1, tháng 5, năm Nhâm Thân. Cũng có tên là Đại Thế Chí Bồ Tát, hiệu là Thánh Tỷ Phật)
    Nguy nguy thánh đức tại hữu tòa, nghiễm nghiễm uy thần chấn động đa, phụ tá Di Đà đồng nhiếp dẫn, điểm khai thấu bích chiếu hà sa.
    Thánh Tỷ ấn: Tay trái ngửa lên, ngón trỏ, ngón giữa và ngón út của tay trái duỗi thẳng, ngón áp út gập lại, ngón cái áp lên trên ngón áp út. Tay phải cũng như vậy, là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Đồng cư bản quốc Mậu Trang vương, đệ nhất Mậu Âm thị thánh nương, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, tư thời quang chiếu diệu chư phương.
    Điểm nhãn Thánh Muội Phật chứng:
    Phụ Mậu Trang vương, mẫu viết Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, sinh Mậu Nhan Phật, ư Giáp Thân niên, lục nguyệt, thập ngũ nhật, Tí thời sinh Mậu Nhan, diệc danh Đại Thân Bồ Tát, hiệu Thánh Muội Phật, lai [60] nhập thánh tượng. v.v…
    (Cha là Mậu Trang vương, mẹ là Bảo Đức hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Mậu Nhan Phật vào giờ Tí, ngày 15, tháng 6, năm Giáp Thân, cũng gọi là Đại Thân Bồ Tát, hiệu là Thánh Muội Phật).
    Thánh Muội ấn: Hai tay hợp lại là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Công đức tương lâm hộ thánh nương, sinh đắc Mậu Nhan đệ nhị vương, kim nhật điểm khai thông ngũ nhãn, bích mâu xán xán chiếu quần phương.
    Điểm nhãn Địa Tạng Phật chứng:
    Phụ Thiện Hiện trưởng giả, mẫu viết Duyệt Lại phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh Mục Quang, ư Bính Ngọ niên, thất nguyệt, thập tam nhật, Dần thời [61] sinh, tiền thân đương thập nhị tuế, phụ mẫu câu vong, quy y phụng đạo, Giác Hoa Định Tự Tại Vương Phật, thụ giáo Như Lai, hiệu viết Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát, lai nhập thánh tượng, v.v…
    (Cha là Thiện Hiện trưởng giả, mẹ là Duyệt Lại phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh ra Mục Quang vào giờ Dần, ngày 13, tháng 7, năm Bính Ngọ. Tiền thân lúc 27 tuổi cha mẹ đều mất, quy y phụng đạo, Định Tự Tại Vương Phật, thụ giáo Như Lai, hiệu là Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát)
    Địa Tạng ấn: Tay cầm cành dương, các cung Tỵ, Ngọ, Mùi gập lại, cung Ngọ (?) duỗi thẳng, ngón cái bấm vào cung Li.
    Kệ điểm nhãn:
    Trưởng nữ tiền thân hiệu Mục Quang, xuất gia đầu Phật Địa Tạng Vương, kim hoàn chiếu phá địa ngục bích, xán xán quang hàm biến vạn phương.
    [62] Điểm nhãn Ca Diếp Phật chứng:
    Phụ Trần Thái Úy, mẫu viết Tiên Đồng Ngọc Nữ phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh đắc Ca Diếp Phật, ư Ất Sử niên, thập nguyệt, thập ngũ nhật, lương thời sinh, đệ tam danh Ca Diếp, lai phụ hữu biên Di Lặc, hiệu viết Ca Diếp Phật, lai nhập thánh tượng.
    (Cha là Trần Thái Út, mẹ là Tiên Đồng Ngọc Nữ phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh được Ca Diếp Phật vào giờ lành, ngày 15, tháng 10, năm Ất Sửu, tên thứ 3 là Ca Diếp, phụ ở bên phải Di Lặc, hiệu là Ca Diếp Phật).
    Đánh thần xích xuống. v.v…
    Ca Diếp ấn: Hai lòng tay hợp vào nhau thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    [63] Ca Diếp khai hoa tọa, quang chiếu thái không trung, ngũ nhãn minh trương khoát, đồng thị Bổ Đà phong.
    An tọa khai quang như trên v.v…
    Điểm nhãn Thánh Tăng Phật chứng:
    Phụ Trần Thái Úy, mẫu viết Tiên Đồng Ngọc Nữ phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh đắc Thánh Tăng, ư Giáp Dần niên, thập nguyệt, sơ bát nhật, Mão thời sinh, tiền thân Ca Lợi vương, hữu nhất danh Kiều Trần Như, nhị [64] danh Ma Ha Nam, tam danh Ca Diếp, tứ danh Bà Phu, ngũ danh Bà Đề, thử Thánh Tăng ngũ hiệu, chí thập tuế tu tâm luyện tính, thăng thượng thiên cung, thụ vi tả biên Phật, hiệu viết Thánh Tăng Phật, lai nhập v.v… như trên.
    (Cha là Trần Thái Úy, mẹ là Tiên Đồng Ngọc Nữ phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh được Thánh Tăng vào giờ Mão, ngày mùng 8, tháng 10, năm Giáp Dần. Tiền thân là Ca Lợi vương, tên thứ nhất là Kiều Trần Như, tên thứ hai là Ma Ha Nam, tên thứ ba là Ca Diếp, tên thứ tư là Bà Phu, tên thứ năm là Bà Đề, đó là năm hiệu của Thánh Tăng. Đến 10 tuổi thì tu tâm luyện tính, thăng lên thiên cung, phụ ở bên trái Phật, hiệu là Thánh Tăng Phật).
    Thánh Tăng ấn: Ngón giữa tay trái gập vào lòng tay, ngón cái bấm vào ngón giữa là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Tích nhật tằng vi Ca Lợi vương, sát tàn thân thể kí trung thương, oan gia bình đẳng câu tương hội, phó tác vi sư đệ nhất phương.
    [65] Điểm nhãn Thổ Địa Điều Ngự Phật chứng:
    Bột La Linh Thần Thổ Địa, Điều Ngự Vương Phật, sinh ư Giáp Ngọ niên, chính nguyệt thập ngũ nhật, Tí thời, thăng thượng thiên cung, tu tâm luyện tính, tọa tả biên Phật tiền, hiệu viết Thổ Địa, lai nhập v.v… như trên.
    (Bột La Linh Thần Thổ Địa, Điều Ngự Vương Phật sinh vào giờ Tí, ngày 15, tháng giêng, năm Giáp Ngọ, tu tâm luyện tính, thăng lên thiên cung, ngồi ở bên trái Phật, hiệu là Thổ Địa).
    Thổ Địa bắt Như Lai ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân duỗi thẳng, cung Dậu bấm vào cung Dần ở trong là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Tích nhật tằng vi Thổ Địa thần, kiên lao tòng thử chứng vi nhân, [66] già lam thượng điện thường bồi tọa, vạn cổ mỗ tự phúc biền trăn.
    Điểm nhãn Long Thần Phật chứng:
    Phụ viết Sinh Linh Điền vương, mẫu viết Bảo Phi phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh Long Thần Phật, ư Giáp Tí niên, nhị nguyệt, thập ngũ nhật, lương thời, ứng hiện thập bát tướng (đồng nhất tướng), hiệu viết Long Thần, tọa ư đông phương Phật, lai nhập thánh tượng. v.v… như trên.
    (Cha là Sinh Linh Điền vương, mẹ là Bảo Phi phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh Long Thần Phật vào giờ lành, ngày 15, tháng 2, năm Giáo Tí, ứng hiện 18 tướng (cùng 1 tướng), hiệu là Long Thần, ngồi ở phía Đông của Phật).
    Kệ điểm nhãn:
    (Long Thần chấp bút) [67] Già Lam chân tể hiệu Long Thần, thụ Phật tòng lai bảo thánh chân, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, xán xán quang hàm hiện pháp thân.
    Điểm nhãn Thiện Hữu Hộ Pháp Phật chứng:
    Phụ danh Thích Ca, tiền thân Tịnh Cư thái tử, mẫu viết Da Du hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh, Thiện Hữu Hộ Pháp, ư Bính Thìn niên, chính nguyệt, thập ngũ nhật, Tí thời sinh, nhất danh Hình [68] Thiện Tinh thái tử, nhị danh Tại Chương La Hầu thái tử, thủ hộ Già Lam Chân Tể, hiệu viết Thiện Hữu Hộ Pháp, tọa tại tả biên tiền đường tự Phật, lai nhập thánh tượng, v.v…
    (Cha tên là Thích Ca, tiền thân là Tịnh Cư thái tử, mẹ là Da Du hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, ứng hiện xuất sinh Thiện Hữu Hộ Pháp vào giờ Tí, ngày 15, tháng giêng, năm Bính Thìn. Một tên là Hình Thiện Tinh thái tử, một tên là Tại Chương La Hầu thái tử, thủ hộ Già Lam Chân Tể, hiệu là Thiện Hữu Hộ Pháp, ngồi ở bên trái tiền đường của chùa Phật).
    Thiện Hữu Hộ Pháp bắt Bao la thiên địa ấn: Ngón cái bấm vào cung Ngọ, bốn ngón duỗi ra, bao lấy ngón cái là thành ấn.
    Mật Tích Kim Cương hiệu Thiện thần, mỗ tự môn vị nghiễm thiên xuân, tà ma ngoại đạo tòng tư phục, vạn cổ lưu truyền nhật nguyệt thân.
    [69] Điểm nhãn Ác Hữu Hộ Pháp Phật chứng
    (cùng cha mẹ với Thiện Hữu)
    Phụ danh Thích Ca, tiền thân Tịnh Cư thái tử, mẫu viết Da Du hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện đồng bào, sinh Ác Hữu Hộ Pháp, ư Bính Thìn niên, chính nguyệt, thập ngũ nhật, Tí thời sinh, nhất danh Tại Hình Ác Tinh thái tử, nhị danh Tại Chương La thái tử, thủ hộ Già Lam Chân Tể, hộ viết Ác Hữu Hộ Pháp, tọa tại hữu biên tiền đường tự Phật, lai nhập v.v…
    (Cha tên là Thích Ca, tiền thân là Tịnh Cư thái tử, mẹ là Da Du hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, ứng hiện cùng một bọc, sinh ra Ác Hữu Hộ Pháp vào giờ Tí, ngày 15, tháng giêng, năm Bính Thìn. Một tên là Tại Hình Ác Tinh thái tử, một tên là Tại Chương La thái tử, thủ hộ Già Lam Chân Tể, hiệu là Ác Hữu Hộ Pháp, ngồi ở bên phải tiền đường của chùa Phật).
    [70] Ác Hữu Hộ Pháp ấn: Ngón cái gập vào lòng bàn tay, bốn ngón duỗi ra áp vào ngón cái là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Hữu thiện tích hữu ác, tà ma tâm tự lạc, tư thời điểm xuất khai, vạn đại thường trạc trạc.
    An tọa khai quang v.v… như trên.
    Điểm nhãn Tùy Tòng Phật Tiến Hoa chứng:
    (ngồi ở thượng điện, bên trái Phật).
    Phụ danh Bát Cảnh Tiên Quân, mẫu viết Bùi Thị phu nhân, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh, tùy tòng Phật, ư Nhâm Thân niên, nhị nguyệt, [71] thập ngũ nhật, Ngọ thời sinh, tiền thân nhất danh Bát Nạn, hậu thân nhị danh Tùy Tòng Thành Phật, Như Lai thập đại liên chúng, biến thành Phật nữ, tọa tại tả biên Phật, lai nhập thánh tượng v.v…
    (Cha là Bát Cảnh Tiên Quân, mẹ là Bùi Thị phu nhân, thụ thai 10 tháng, ứng hiện xuất sinh, theo hầu Phật, sinh vào giờ Ngọ, ngày 15, tháng 2, năm Nhâm Thân. Tiền thân có tên là Bát Nạn. Hậu thân có tên là Tùy Tòng Thành Phật, Như Lai thập đại liên chúng, biến thành Phật nữ, ngồi ở bên trái Phật).
    Kệ điểm nhãn:
    Tùy tòng Phật tả thánh phi vương, tích nhật liên hoa cúng thập phương, tư thời khai xuất thông ngũ nhãn, vạn thế sinh sinh đắc phú cường.
    [72] Điểm nhãn Tùy Tòng Phật chứng:
    (ngồi ở thượng điện, bên phải Phật)
    Phụ Phi Tích vương, mẫu viết Âm Lý phu nhân, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh, tùy thị thành Phật Như Lai, ư Bính Tí niên, tứ nguyệt, thập ngũ nhật, Tị thời sinh, tiền thân nhất danh Phi Không Nhan Nữ, hậu thân nhị danh Tùy Thị Phật, bất thực ngưu nhục, nhật nhật thái hoa cúng dường Tam Bảo, hiệu viết Tùy Thị Thành Phật, tọa tại [73] hữu biên, lai nhập thánh tượng v.v…
    (Cha là Phi Tích vương, mẹ là Âm Lý phu nhân, thụ thai 10 tháng, ứng hiện xuất sinh, theo hầu Phật Như Lai, sinh vào giờ Tị, ngày 15, tháng 4, năm Bính Tí. Tiền thân có tên là Phi Không Nhan Nữ. Hậu thân có tên là Tùy Thị Phật, không ăn thịt trâu, ngày ngày hái hoa cúng dường Tam Bảo, hiệu là Tùy Thị Thành Phật, ngồi ở bên phải).
    Kệ điểm nhãn:
    Hữu biên tùy thị định Như Lai, nhật nhật thường năng cúng bảo đài, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, niên niên tăng phúc phúc lai lâm.
    Thích biên Thập Điện Minh Vương Phật chứng:
    Phụ danh La Thiên Lão Quân, mẫu viết La Địa Lão phu nhân, sinh Nguyên Hi Diêm La thiên tử cập Thập vương, di tích thị nguyên Sơn Đông, [74] Tế Nam phủ, Lâm Thanh Đan Chức, tại Nho sinh viên, tính Lý Tĩnh Thần, tại ư Đông Cảnh Thái Trị vị lục niên, bát nguyệt, sơ tam nhật, Lý Tĩnh Thần mệnh vong, nhi đáo xứ Diêm quân, tức đương diện tiền, chí cận vương thân vương, vương vấn chí viết: Nhĩ tại dương thế nhân gian, nhữ tác hà sự? Thiện tai thiện tai, Lý Tĩnh Thần tấu dương gian tại thế, mỗi ư đệ niên tứ nguyệt sơ bát nhật, lễ niệm [75] Thích Ca Mâu Ni Phật đản sinh giáng nhật. Diêm quân thính kiến thuyết nhiên khởi lập, vương viết: Thiện tai! Thập vương truyền dĩ Lý Tĩnh Thần công đức ngôn sự, Diêm quân đản sinh nhật thời, trai lễ niệm Thập Điện Minh Vương, đắc giải thoát ngục tù, phụng sự đản sinh nhật.
    (Cha là La Thiên Lão Quân, mẹ là La Địa Lão phu nhân, sinh ra Nguyên Hi Diêm La thiên tử cùng Thập vương, di tích ở Lâm Thanh Đan Chức, phủ Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Bấy giờ có nho sinh tên là Lý Tĩnh Thần, vào ngày mùng 3, tháng 8, niên hiệu Đông Cảnh Thái Trị thứ 6, Lý Tĩnh Thần mất, đến yết kiến Diêm quân. Diên quân thân hỏi rằng: Khi ở dương gian, ngươi làm những gì? Thiện tai! Thiện tai! Lý Tĩnh Thần tấu khi còn ở dương gian, mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng 4 thì làm lễ ngày đản sinh của Thích Ca Mâu Ni Phật. Diêm quân nghe thấy vậy liền đứng dậy và nói: Thiện tai! Rồi truyền công đức này của Lý Tĩnh Thần cho Thập vương biết. Bảo rằng cứ đến ngày đản sinh của Diêm quân thì trai giới làm lễ và niệm tôn hiệu của Thập điện Minh vương thì có thể giải thoát khỏi ngục tù).
    Đệ nhất Tần Quảng Minh vương, sinh đắc nhị nguyệt, sơ nhất nhật, Thành Vương Phật, lai nhập thánh tượng. v.v… như trên (Đệ nhất là Tần Quảng Minh vương, sinh ngày mùng 1, tháng 2, Thành Vương Phật)
    (trở xuống đều như vậy)
    [76] Đệ nhị Sở Giang vương, sinh đắc tam nguyệt, sơ nhất nhật, Thành Vương Phật. (Đệ nhị là Sở Giang vương, sinh ngày mùng 1, tháng 3, Thành Vương Phật).
    Đệ tam Tống Đế vương, sinh đắc nhị nguyệt, sơ bát nhật, Thành Vương Phật. (Đệ tam là Tống Đế vương, sinh ngày mùng 8, tháng 2, Thành Vương Phật).
    Đệ tứ Ngũ Quan vương, sinh đắc chính nguyệt, sơ bát nhật, Thành Vương Phật. (Đệ tứ là Ngũ Quan vương, sinh ngày mùng 8, tháng giêng, Thành Vương Phật).
    Đệ ngũ Diêm La vương, sinh đắc nhị nguyệt, sơ bát nhật, Thành Vương Phật. (Đệ ngũ là Diêm La vương, sinh ngày mùng 8, tháng 2, Thành Vương Phật).
    Đệ lục Biến Thành vương, sinh đắc tam nguyệt, nhị thập thất nhật, Thành Vương Phật. (Đệ lục là Biến Thành vương, sinh ngày 27, tháng 3, Thành Vương Phật).
    Đệ thất Thái Sơn vương, sinh đắc tam nguyệt, sơ thất nhật, Thành Vương Phật. (Đệ thất là Thái Sơn vương, sinh ngày mùng 7, tháng 3, Thành Vương Phật).
    [77] Đệ bát Bình Chính vương, sinh đắc tứ nguyệt, sơ nhất nhật, Thành Vương Phật. (Đệ bát là Bình Chính vương, sinh ngày mùng 1, tháng 4, Thành Vương Phật).
    Đệ cửu Đô Thị vương, sinh đắc tứ nguyệt, sơ thất nhật, Thành Vương Phật. (Đệ cửu là Đô Thị vương, sinh ngày mùng 7, tháng 4, Thành Vương Phật).
    Đệ thập Chuyển Luân vương, sinh đắc tứ nguyệt, nhị thập nhị nhật, Thành Vương Phật. (Đệ thập là Chuyển Luân vương, sinh ngày 22, tháng 4, Thành Vương Phật).

    Ngọc Hoàng Phật chứng:
    Phụ Tịnh Đức vương, mẫu viết Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh Nguyễn Trực, ư Giáp Tý niên, Giáp Tuất nguyệt, Giáp [78] Tuất nhật, Giáp Tý thời, tiền thân di tích tính hiệu, nhất danh Đế Thích, nhị danh Nhân Đà La, tam danh Kiều Lực Ca, hậu sinh tứ danh Ngọc Hoàng, tiền duyên thú bát vạn tứ thiên thê, hậu kết phát hiệu viết Xá Chi, Chính Cung Phi Nhân hoàng hậu. Chí Giáp Ngọ niên, chính nguyệt, sơ cửu nhật, Tý thời thăng thượng thiên cung, vi chủ thượng thiên, hiệu viết Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng đế, thụy viết Hạo [79] Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế, lai nhập thánh tượng, v.v… như trên.
    (Cha là Tịnh Đức vương, mẹ là Bảo Nguyệt Quang hoàng hậu, thụ thai 10 tháng, sinh ra Nguyễn Trực vào giờ Giáp Tí, ngày Giáp Tuất, tháng Giáp Tuất, năm Giáp Tí. Tiền thân có các tên: Thứ nhất là Đế Thích, thứ hai là Nhân Đà La, thứ ba là Kiều Lực Ca. Hậu sinh có tên thứ tư là Ngọc Hoàng. Tiền duyên lấy 8 vạn 4 ngàn vợ. Sau kết duyên với một người hiệu là Xá Chi, Chính Cung Phi Nhân hoàng hậu. Đến giờ Tý, ngày mùng 9, tháng giêng, năm Giáp Ngọ, thăng lên thiên cung, làm chủ thượng thiên, hiệu là Đại Thiên Tôn Huyền Khung Cao Thượng đế, thụy là Hạo Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế).
    Ngọc Hoàng bắt Lục Trí ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân duỗi thẳng, ngón cái bấm vào giữa là thành ấn.
    Hạo Thiên Kim Khuyết chủ thiên cung, cao thượng thần tiêu chiếu đẩu trung, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, xán xán quang hàm tứ hải thông.
    Kim Đồng tả biên, Ngọc Nữ hữu biên Phật chứng:
    (cùng cha mẹ sinh ra)
    Phụ Vô Số Lợi Thánh Quân, mẫu viết Nguyệt Thắng phu nhân, thụ thai thập [80] nguyệt, ứng hiện xuất sinh đồng bào, ư Nhâm Thân niên, thập nhất nguyệt, thập ngũ nhật, Dần thời sinh, xuất khai đắc nhị nhân, trí nhất danh Kim Đồng nam, hiệu Ngọc Nữ nhân, nam bất khẳng thú thê, nữ bất khẳng giá phu, đồng hướng thái hoa Tây Vực, chí thập tam tuế, ư Giáp Thân niên, chính nguyệt, sơ nhất nhật, thái hoa tại chưởng thượng, thăng cúng thượng thiên cung Phật, hóa thành nhị nữ, cúng dường hoa Phật, nhất [81] danh Kim Đồng, lập tại tả biên Ngọc Hoàng, nhất danh Ngọc Nữ, lập tại hữu biên Ngọc Hoàng, lai nhập thánh tượng, quỷ thần v.v…
    (Cha là Vô Số Lợi Thánh Quân, mẹ là Nguyệt Thắng phu nhân, thụ thai 10 tháng, ứng hiện sinh cùng một bọc. Vào giờ Dần, ngày 15, tháng 11, năm Nhâm Thân thì sinh. Mở bọc ra có hai người, một trai một gái, đặt tên là Kim Đồng và Ngọc Nữ. Nam không chịu lấy vợ, nữ không chịu gả chồng, cùng tới hái hoa ở Tây Vực. Đến năm 13 tuổi, vào ngày mùng 1, tháng giêng, năm Giáp Thân, hái hoa để trong bàn tay, thăng lên thiên cung cúng dường chư Phật. Một tên là Kim Đồng, đứng ở bên trái Ngọc Hoàng. Một tên là Ngọc Nữ, đứng ở bên phải Ngọc Hoàng).
    Kim Đồng, Ngọc Nữ bắt Liên Hoa ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Mùi duỗi thẳng, ngón cái bấm ngoài cung Thân là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Kim Đồng bảo tướng đức nguy nguy, tả thánh tiền duyên hữu ngọc chi, khai xuất nhãn đồng quang minh chiếu, kim thời ngũ nhãn lãng thông tri.
    Hữu biên Ngọc Nữ xuất kim nhân, bảo tướng nguy nga đối thánh quân, [82] kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, xán xán quang hàm hiện pháp thân.
    Vương Ngọc Xuân cúng hoa Phật:
    (ở bên trái, cùng cha mẹ với Vương Ngọc Liễn)
    Phụ Vương Thị Độc, mẫu viết Dương Thị Liên phu nhân, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh đồng nhất bào, ư Nhâm Thân niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật, Hợi thời xuất sinh, khai đắc nhị nữ, trí danh Vương Ngọc Xuân, thực hương hoa vật, bất thực phạn thủy, chí thập nhị tuế, biến vi [83] quân thần, hậu thượng thiên cung, hiệu viết Vương Ngọc Xuân, lập quỵ tả Thánh Phi Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, v.v…
    (Cha là Vương Thị Độc, mẹ là Dương Thị Liên phu nhân, thụ thai 10 tháng, ứng hiện sinh ra cùng một bọc vào giờ Hợi, ngày 19, tháng 4, năm Nhâm Thân, mở ra được hai người con gái, đặt tên là Vương Ngọc Xuân, chỉ ăn hương hoa, không ăn cơm, uống nước. Đến năm 12 tuổi thăng lên thiên cung, hiệu là Vương Ngọc Xuân, quỳ ở bên trái Thánh Phi Phật).
    Vương Ngọc Xuân bắt Liên hoa ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Mùi gập lại, ngón cái áp ra ngoài cung Thân là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Thánh phi đệ nhất hiệu Xuân Nương, đức phối huy hoàng đối ngọc vương, điểm xuất kim khai song nhãn chiếu, quang minh trạc trạc quảng quần phương.
    Vương Ngọc Liễn cúng hoa Phật:
    (ở bên phải)
    [84] Phụ Vương Thị Độc, mẫu Dương Thị Liên phu nhân, thụ thai thập nguyệt, ứng hiện xuất sinh đồng nhất bào, ư Nhâm Thân niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật, Hợi thời xuất sinh, khai đắc nhị nữ, trí danh Vương Ngọc Liễn, thực hương hoa vật, bất thực phạn thủy, chí thập nhị tuế, biến vi quân thần, hậu thượng thiên cung, hiệu viết Vương Ngọc Liễn, lập quỵ tả Thánh Phi Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, v.v…
    (Cha là Vương Thị Độc, mẹ là Dương Thị Liên phu nhân, thụ thai 10 tháng, ứng hiện sinh ra cùng một bọc vào giờ Hợi, ngày 19, tháng 4, năm Nhâm Thân, mở ra được hai người con gái, đặt tên là Vương Ngọc Liễn, chỉ ăn hương hoa, không ăn cơm, uống nước. Đến năm 12 tuổi thăng lên thiên cung, hiệu là Vương Ngọc Liễn, quỳ ở bên trái Thánh Phi Phật)
    [85] Vương Ngọc Liễn bắt Như Lai ấn: Các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân duỗi thẳng, ngón cái bấm vào cung Dần ở trong là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Hữu Thánh Phi nương Ngọc Liễn văn, thiên cung phó thánh tướng huyền nhân, tư thời chiếu xuất quang minh nhãn, xán xán quang hàm hiện pháp thân.
    Điểm nhãn Nam Tào, Bắc Đẩu Phật chứng:
    (Hai vị cùng cha mẹ)
    Phụ Ngã Dương Quân, mẫu viết Động Âm phu nhân, vô thai nhi cầu thiên cung, hữu thụ thai thập cửu nguyệt, ứng hiện xuất sinh, đồng đắc [86] nhị phiến, ư Canh Thìn niên, tam nguyệt, sơ tam nhật, Thìn thời sinh. Nhất phiến tại tả hữu Nguyệt tự, nhất phiến tại hữu hữu Nhật tự, đắc nhất bách nhật, đại nhân thành trí tuệ, tri sinh tử, thức hạn số. Phụ mẫu câu vong, nhị đồng sinh thăng thượng thiên cung, kí danh toán số, vi Sứ xá nhân, Ngọc Hoàng hiệu viết Nam Tào Lục Ti Diên Thọ Tinh quân, tọa tại tả biên Ngọc Hoàng Phật, [87] Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách Tinh quân, tọa tại hữu biên Ngọc Hoàng Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất v.v…
    (Cha là Ngã Dương Quân, mẹ là Động Âm phu nhân, không có con nên cầu đảo với thiên cung bèn thụ thai 19 tháng, ứng hiện xuất sinh, cùng được hai bọc vào giờ Thìn, ngày mùng 3, tháng 3, năm Canh Thìn. Một bọc bên trái có chữ “Nguyệt”, một bọc bên phải có chữ “Nhật”. Được 100 ngày thì có trí tuệ của người lớn, biết rõ sinh tử, hạn số. Cha mẹ đều mất, hai người được thăng lên thiên cung, ghi danh toán số, làm chức Sứ xá nhân. Ngọc Hoàng đặt tên là Nam Tào Lục Ti Diên Thọ Tinh quân, ngồi ở bên trái Ngọc Hoàng Phật; Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách Tinh quân, ngồi ở bên phải Ngọc Hoàng Phật).
    Nam tào chấp bút bạ.
    Kệ điểm nhãn:
    Nam tào tại tả chiếu thiên cung, Ngọc Hoàng quan viết đẩu phó trung, Diên Thọ hiện tiền khai ngũ nhãn, kí danh ngọc lịch phúc vô cùng.
    Bắc Đẩu chấp bút bạ.
    Kệ điểm nhãn:
    Bắc Đẩu tiền duyên hữu nhật tinh, Cửu Hoàng giải ách thọ diên sinh, [88] kim nhật câu thông thành chiếu diệu, điểm khai ngũ nhãn tính thông minh.
    Thiên phủ Phật chứng:
    Phụ danh Bát Nạn Thiên, mẫu viết Viên Phi phu nhân, thụ thai ư Giáp Tí niên, thập nhất nguyệt, thập ngũ nhật, Tí thời sinh, Thiên phủ Đại đế Phật, nhất danh Tiêu Công, nhị danh Thượng giới Trực phù sứ giả, tam danh Thành Thiên Phủ, lai nhập thánh tượng, v.v…đến chỗ “hạ thần xích xuống”.
    (Cha là Bát Nạn Thiên, mẹ là Viên Phi phu nhân, vào giờ Tí, ngày 15, tháng 11, năm Giáp Tí sinh ra Thiên phủ Đại đế Phật. Tên thứ nhất là Tiêu Công, tên thứ hai là Thượng giới Trực phù sứ giả, tên thứ ba là Thành Thiên Phủ).
    [89] Thiên Phủ bắt Ngũ Trí ấn: Ngón cái của hai tay bấm vào cung Tý; các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân gập lại lên trên ngón cái là thành ấn.
    Kệ điểm nhãn: Thượng giới thiên tào bảo trình quân, chư thiên thiên chúa cập thiên nhân, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, xán xán quang hàm hiện pháp thân.
    Địa phủ Phật chứng:
    Phụ danh La Thái Lão Quân, mẫu viết La Địa Lão phu nhân, thụ thai ư Ất Sửu niên, thập nhị nguyệt, sơ nhất nhật, Sửu thời sinh Địa [90] phủ, nhất danh Nguyên Hi, nhị danh Trung giới Trực phù sứ giả, tam danh Thành Địa Phủ Phật, lai nhập v.v…
    (Cha tên là La Thái Lão Quân, mẹ là La Địa Lão phu nhân, vào giờ Sửu, ngày mùng 1, tháng 12, năm Ất Sửu sinh ra Địa phủ. Tên thứ nhất là Nguyên Hi, tên thứ hai là Trung giới Trực phù sứ giả, tên thứ ba là Thành Địa Phủ Phật).
    Ngũ trí ấn (giống ấn ở phần Thiên phủ)
    Kệ điểm nhãn:
    Trung giới nguyên súy hiệu Địa Trương, Diêm La thiên tử cập Thập vương, kim nhật nhãn quang minh phổ chiếu, bích mâu xán xán diệu quần phương.
    Thủy phủ Phật chứng:
    Phụ danh La Bạt Già vương, mẫu viết Tinh Linh phu nhân, thụ thai ư [91] Đinh Dậu niên, bát nguyệt, thập bát nhật, Hợi thời sinh Thủy Phủ Phật, nhất danh Trương Nguyên Bá, nhị danh Hạ giới Trực phù sứ giả, tam danh Thành Thủy Phủ Phật, lai nhập thánh tượng v.v…
    (Cha tên là La Bạt Già vương, mẹ là Tinh Linh phu nhân, vào giờ Hợi, ngày 18, tháng 8, năm Đinh Dậu sinh ra Thủy Phủ Phật. Tên thứ nhất là Trương Nguyên Bá, tên thứ hai là Hạ giới Trực phù sứ giả, tên thứ ba là Thành Thủy Phủ Phật).
    Ngũ trí ấn (giống ấn ở phần Thiên phủ).
    Kệ điểm nhãn:
    Nan đà Thủy phủ bạch long trung, lãng diệu huy hoàng chiếu thủy cung, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, xán xán quang hàm tứ hải thông.
    Điểm nhãn A Nan Phật chứng:
    [92] Phụ Chu Minh Hoàng, mẫu viết Động Huyền phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh đắc A Nan tôn giả Phật, ư Canh Dần niên, tứ nguyệt, sơ thập nhật, Sửu thời sinh, trụ thế đắc thập thất niên, tiền thân nhất danh Đồng Đồng, nhị danh A Nan Đà tôn giả. Chí Canh Tuất niên, bát nguyệt, nhị thập ngũ nhật, Tí thời tốt, niết bàn thành Phật, lai phụ tả biên Di Lặc, hiệu viết A Nan Đà tôn giả, lai nhập, v.v…
    (Cha tên là Chu Minh Hoàng, mẹ là Động Huyền phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh được A Nan tôn giả Phật vào giờ Sửu, ngày mùng 10, tháng 4, năm Canh Dần, tại thế được 11 năm. Tiền thân có tên thứ nhất là Đồng Đồng, tên thứ hai là A Nan Đà tôn giả. Đến giờ Tí, ngày 25, tháng 8, năm Canh Tuất thì nhập Niết Bàn thành Phật, phụ ở bên trái Di Lặc, hiệu là A Nan Đà tôn giả)
    [93] A Nan Phật ấn: Hai tay hợp lại thành ấn.
    Kệ điểm nhãn:
    Thích Ca môn đệ hiệu A Nan, vạn pháp lưu truyền độ thế gian, chủ tể cô hồn kiêm ngũ phúc, bích mâu xán xán chiếu trần hoàn.
    Tiêu Diện đại sĩ Phật chứng:
    Phụ danh Vương Đạt trưởng giả, mẫu viết Lý Thị phu nhân, thụ thai thập nhất nguyệt, sinh ư Ất Mùi niên, ngũ nguyệt, sơ bát nhật, Ngọ thời, sinh Tiêu Diện [94] đại sĩ, nhất danh Vương Kiều thái tử, nhị danh Tiêu Diện đại sĩ Phật, ngự tại tả ban, tại ngoại hành lang tả biên Phật, lai nhập thánh tượng, v.v…
    (Cha tên là Vương Đạt trưởng giả, mẹ là Lý Thị phu nhân, thụ thai 10 tháng, sinh ra Tiêu Diện đại sĩ vào giờ Ngọ, ngày mùng 8, tháng 5, năm Ất Mùi. Tên thứ nhất là Vương Kiều thái tử, tên thứ hai là Tiêu Diện đại sĩ Phật, ngự ở hành lang bên trái Phật).
    Kệ điểm nhãn:
    Đệ nhất Vương Kiều hiệu Ốc Tiêu, kiêm tri ngũ tính nghĩ thân triều, tư thời điểm xuất khai minh nhãn, chiếu diệu phong thông nhật ứng chiêu.
    Diệm Khẩu Phật chứng:
    [95] Phụ danh Cự Môn trưởng giả, mẫu viết Nguyệt Thắng phu nhân, thụ thai thập nguyệt, sinh ư Ất Mão niên, nhị nguyệt, thập tam nhật, Dần thời sinh Diệm Khẩu quỷ vương, nhất danh Cự Khanh thái tử, nhị danh Diệm Khẩu quỷ vương, ngự tại hành lang hữu biên, tốc thành Phật đạo, hiệu viết Diệm Khẩu quỷ vương Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất v.v…
    (Cha tên là Cự Môn trưởng giả, mẹ là Nguyệt Thắng phu nhân, thụ thai 10 tháng, vào giờ Dần, ngày 13, tháng 2, năm Ất Mão sinh ra Diệm Khẩu quỷ vương. Tên thứ nhất là Cự Khanh thái tử, tên thứ hai là Diệm Khẩu quỷ vương, ngự ở hành lang bên phải Phật, mau thành Phật đạo, hiệu là Diệm Khẩu quỷ vương Phật).
    Kệ điểm nhãn:
    Cự Khanh thái tử hữu biên đường, ngự Phật tuyên dương Diệm Khẩu vương, [96] điểm khai thông nhãn linh quang chiếu, pháp thánh lưu truyền cứu vạn phương.
    Điểm nhãn Tứ Bồ Tát Phật chứng:
    Phụ danh Ưu Bà Tắc, mẫu viết Ma Ni phu nhân, tiền nhật dĩ sinh Bát Tướng Kim Cương Phật. Chí Giáp Tý niên, nhị nguyệt, sơ tam nhật, Mão thời tái sinh, đắc nhất bào thai, cửu nhật khai xuất tứ nữ, tiền bào Bát Tướng thân huynh, hậu bào Tứ Nữ thân muội, cộng thời [97] thông minh trí tuệ tài đa, hiệu viết (Cha là Ưu Bà Tắc, mẹ là Ma Ni phu nhân. Ngày trước đã sinh Bát Tướng Kim Cương Phật. Đến giờ Mão, ngày mùng 3, tháng 2, năm Giáp Tý tái sinh, được một bào thai. 9 ngày sau mở ra được 4 người con gái. Bọc trước là bát tướng thân huynh. Bọc sau là Tứ nữ thân muội. Hiệu là
    Đệ nhất Kim Cương Quyến Bồ Tát, từ dã từ năng dữ chúng sinh lạc. Tâm kí kiên cố từ bi, nãi vi quyến thuộc. Nhất thiết đại viên trí kính. Hiệu viết: Kim Cương Quyến Bồ Tát, lai nhập thánh tượng, v.v…
    Đệ nhị Kim Cương Sách Bồ Tát, bi dã bi năng cứu chúng sinh khổ, chư pháp không nhất thiết vạn pháp, tùy nhữ hô hoán, nhị diệu quán [98] sát trí. Hiệu viết Kim Cương sách Bồ Tát, lai nhập thánh tượng, v.v…
    Đệ tam Kim Cương Ái Bồ Tát, hỉ dã hỉ năng lợi ích chúng sinh, tăng ái ố liễu, vô phá chư Phật, tán thán bình đẳng, diệu hạnh bình đẳng tính trí Phật. Hiệu viết Kim Cương Ái Bồ Tát Phật, v.v…
    Đệ tứ Kim Cương Ngữ Bồ Tát, xả dã xả năng lợi ích chúng sinh, bất trệ chư cảnh, nhân pháp tam không chư Phật, phó chúc thành sở [99] tác trí. Hiệu viết Kim Cương Ngữ Bồ Tát Phật, lai nhập v.v…
    Điểm nhãn Tổ sư Huyền Quang Phật chứng:
    Phụ danh Mạc Động, mẫu viết Nhật Nguyệt Tiên phu nhân, thụ thai mãn nguyệt xuất sinh, Giáp Ngọ niên, ngũ nguyệt, sơ ngũ nhật, Mão thời sinh, nhất danh Mạc Biểu, nhị danh Mạc Luân, tam danh Mạc Tấn, thập ngũ tuế nhập hội thí tứ trường, thí trúng trạng nguyên, từ chức, nhập tu [100] Yên Tử sơn, đắc niên hữu dư, vậy vua thử thầy chẳng được, thầy có phép tiên, vua lại thử thầy, thầy biến làm bụt Tam tổ, hiệu viết Huyền Quang tổ sư, lai nhập thánh tượng v.v…
    (Cha tên là Mạc Động, mẹ là Nhật Nguyệt Tiên phu nhân, thụ thai mãn nguyệt xuất sinh. Vào giờ Mão, ngày mùng 5, tháng 5, năm Giáp Ngọ thì sinh. Tên thứ nhất là Mạc Biểu, tên thứ hai la Mạc Luân, tên thứ ba là Mạc Tấn. 15 tuổi vào thi Hội, qua tứ trường thi đỗ trạng nguyên. Sau đó từ chức, vào tu trong núi Yên Tử nhiều năm. Vậy vua thử thầy chẳng được, thầy có phép tiên, vua lại thử thầy, thầy biến làm bụt Tam tổ, hiệu viết Huyền Quang tổ sư).
    Kệ điểm nhãn:
    Mạc trạng nguyên lai thế giới tôn, sư tổ sơ truyền đức Huyền Quang, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, bao hàm vạn tượng chiếu chư phương.
    Điểm nhãn Chân Vũ tướng Phật chứng:
    Phụ danh Tịnh Lạc quốc vương, mẫu viết Thiện Thắng hoàng hậu, giáng khí thụ thai mãn thập nguyệt, sinh ư Giáp Thìn niên, tam nguyệt, sơ tam nhật, Ngọ thời xuất sinh, danh ngô húy Trưởng, bất thống vương vị, duy tu Phật đạo, tứ thập nhị niên, xả gia từ phụ, khất nhập Võ Đang sơn trung, đắc đạo tứ thập nhị niên, công thành quả chứng. Hậu chí Vũ Chu Vương thời, khất nhập học Quách Tử Sở tiên sinh, đắc lục niên [102] thành thiên tướng, hiệu viết Bắc Phương Trấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên thượng đế Phật tướng, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất xâm nhập, v.v…
    (Cha tên là Tịnh Lạc quốc vương, mẹ là Thiện Thắng hoàng hậu, giáng khí thụ thai 10 tháng, sinh vào giờ Ngọ, ngày mùng 3, tháng 3, năm Giáp Thìn. Tên húy là Trưởng, không chịu nối ngôi, chỉ thích tu theo đạo Phật. Khi 42 tuổi, xin với cha cho bỏ nhà vào núi Võ Đang tu luyện. Sau đó đắc đạo, công thành quả chứng. Đến thời Vũ Chu Vương, xin nhập học với Quách Tử Sở tiên sinh, được 6 năm thì thành thiên tướng, hiệu là Bắc Phương Trấn Thiên Chân Vũ Huyền Thiên thượng đế Phật tướng).
    Kệ điểm nhãn:
    Huyền Thiên thượng đế Võ Đang sơn, vạn pháp lưu truyền độ thế gian, kim nhật điểm khai minh ngũ nhãn, bích mâu xán xán chiếu trần sa.
    (Các tượng Phật khác cứ khai quang điểm nhãn theo phép mà làm sẽ linh nghiệm. Thứ tới là các tượng La Hán ở hai bên, cùng 18 tướng hoặc 36 tướng).
    Các tòa La Hán Phật chứng:
    (cùng Cửu Phẩm Phật và Bổ Đà Phật).
    [103] Tiền duyên cư thái tử, danh viết Thích Ca Phật, tu hành Bạt Già sơn, hữu ngộ tiên nhân, hiệu viết Bỉ Cao hoàng hậu, hữu nhất sở hưu cúng dường Thích Ca Phật, chứng cho Bỉ Cao hoàng hậu, hóa thành các tòa La Hán Phật, lai nhập thánh tượng, quỷ thần bất đắc xâm nhập, v.v…
    (Tiên duyên là thái tử, tên là Thích Ca Phật, tu hành ở núi Bạt Già, gặp một người tiên, hiệu là Bỉ Cao hoàng hậu, có một thửa ruộng cúng dường Phật Thích Ca. Phật Thích Ca chứng cho Bỉ Cao hoàng hậu hóa thành các tòa La Hán Phật).
    (Điểm nhãn các tòa La Hán, tượng Phật Cửu Phẩm thì lời kệ và thần chú giống như các Phật trước. Cửu Phẩm tòa Phật và 360 tôn tướng đều phải theo phép, không được thiếu khuyết).
    Bổ Đà sơn Phật, các tòa chư Phật Bồ Tát, cập [104] Thủy phủ nhị thập tứ Long Vương quyến thuộc, cập thiên tiên, A tu la, nhân luân, súc sinh, ngã quỷ, địa ngục đẳng, thượng hạ tứ môn Thiên tôn vương giả, nhất thiên nhị bách ngũ thập tướng tôn chúng, các tòa liệt vi, đều điểm nhãn theo phép, không được thiết khuyết (an tọa và điểm nhãn như trên).
    Thập bát Long Thần danh hiệuđều theo phép.
    Trở lên gồm 50 tờ.
    [105] Trì thử Đại Bi kinh chú: “Sa bà ha đáp la sa hạ”.
    Lại trì niệm Phổ Am kinh: “Sa bà ha đáp la tô bổ hô dã”.
    Sách Ma Đính truyền rằng: Người nào chưa có áo phương bào, cổ tròn thì có thể xưng là đệ tử vậy.
    Tên họ của Thập bát Long thần:
    - Danh hiệu thứ nhất là Mỹ Âm Long thần, cai quản thượng điện, ghi chép các việc thiện ác. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Phong Lôi địa ngục.
    - Danh hiệu thứ hai là Phạn Âm Long Thần, cai quản cửa Hương Căn. Nếu người nào thô bạo vào chùa, phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Hàn Băng địa ngục.
    [106] – Danh hiệu thứ ba là Đại Cổ Long Thần, cai quản các việc trai giới và tiền đường. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Hàn Băng địa ngục.
    - Danh hiệu thứ tư là Nan Diệu Long Thần, cai quản hành lang bên trái và bếp núc. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Vô Gián địa ngục.
    - Danh hiệu thứ năm là Nan Mĩ Long Thần, cai quản cai quản hành lang bên phải và giám sát ngôn ngữ của mọi người. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Ngũ Nghịch địa ngục.
    - Danh hiệu thứ sáu là Ma Diệu Long Thần, cai quản chỗ ngồi tụng kinh, trông coi ruộng vườn Tam Bảo. Ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Ngũ Nghịch địa ngục.
    - Danh hiệu thứ bẩy là Lôi Âm Long Thần, cai quản Phật đường, ghi chép công đức, sự trai giới, tụng kinh của mọi người. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống A Ba Ba Địa địa ngục.
    - Danh hiệu thứ tám là Sư Tử Long Thần, cai quản tăng phòng, ghi chép mọi việc đúng sai. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Ngũ Nghịch địa ngục.
    [107] – Danh hiệu thứ chín là Mĩ Đức Long Thần, cai quản cửa tam quan, giám sát lục cúng, lễ vật. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Hỏa Xa địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười là Phạn Hưởng Long Thần, cai quản nhà ăn, trông coi bốn bề, cây cỏ hoa lá. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Vô Gián địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười một là Âm Khoan Long Thần, cai quản kho thóc gạo, giám ai những ai ăn nói khinh bạc, bất kính. Nếu ai phạm phải chỗ này thì bị đọa xuống Ngũ Nghịch địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười hai là Phật Nộ Long Thần, cai quản vườn tược, hoa trái, giám sát những kẻ vào trong chùa ăn uống rượu thịt, uế ngữ tà ngôn. Nếu ai phạm phải thì bị đọa xuống Đao Sơn địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười ba là Triệt Đức Long Thần, cai quản bốn tường rào bao quanh, giám sát những người vào chùa lễ Phật nghe kinh. Nếu ai buông lời hủy bang thì bị đọa xuống Hàn Băng địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười bốn là Quảng Mục Long Thần, cai quản đồ vật trong chùa, chỉnh sức công việc Già lam. Nếu ai phạm phải thì bị đọa xuống Thiết Cứ địa ngục.
    [108] - Danh hiệu thứ mười lăm là Diệu Nhãn Long Thần, cai quản giếng nước nghiêm chỉnh. Nếu ai phạm phải chỗ này, khiến cho ô uế thì bị đọa xuống Ngũ Nghịch địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười sáu là Triệt Thông Long Thần, cai quản ao hồ. nếu ai phạm phải, làm cho ô uế thì bị đọa xuống A Tra Tra địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười bẩy là Triệt Thị Long Thần, cai quản việc cúng cấp, những ai có tình hay vô tình. Nếu ai phạm phải thì bị đọa xuống A Bà Bà địa ngục.
    - Danh hiệu thứ mười tám là Triệt Chiêu Long Thần, chứng minh Già lam mười phương, trừ khử tà ma, ngoại đạo. Nếu ai phạm phải thì bị đọa xuống A Tì địa ngục.
    Lục Giáp, Lục Đinh thần tướng thủ hộ già lam. 
    • Giáp Tý Hóa Linh đại tướng quân.
    • Giáp Tuất Tử Linh đại tướng quân.
    • [109] Giáp Thân Thượng Linh đại tướng quân.
    • Giáp Ngọc Đan Linh đại tướng quân.
    • Giáp Thìn Độ Linh đại tướng quân.
    • Giáp Dần Vận Linh đại tướng quân.
    • Đinh Sửu Hỏa Quang đại tướng quân.
    • Đinh Mão Nguyên Quang đại tướng quân.
    • Đinh Tị Viêm Quang đại tướng quân.
    • Đinh Mùi Linh Quang đại tướng quân.
    • Đinh Dậu Linh Quang đại tướng quân.
    • Đinh Hợi Kim Quang đại tướng quân.
    Trên đây là Thập Bát Long Thần, ai nấy chủ quản công việc của mình, bảo hộ già lam trong suốt mười hai giờ, [110] xem xét các việc thiện ác. Nếu người nào phạm phải thì tra xét sự thực, ghi lấy tên họ để kiểm chứng, rồi tấu lên Thái Sơn phủ quân, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam thập tam thiên, Thập phương chư Phật, tức thời sai Long Thần khiển trách, Giới Thần giáng tai, cắt giảm tuổi thọ, tước bớt phúc lộc. Sau khi chết sẽ chuyển đến [111] Thập điện Minh vương, theo nghiệp mà trị tội, theo như trong phép. Trời cao đát dầy, pháp luật khó thoát, nên phải răn dè vậy, nếu không ắt phải hối hận về sau.
    Nam mô Trường Thọ Vương Bồ Tát tác đại chứng minh

    Khao luyện sơn trang


    Mặc định Khao luyện sơn trang

    Sắc thần đệ tử con tấu thỉnh, sơn lâm tù trưởng cai quản lũ làng, nhớ khi xưa từ thủa Hồng Bàng, bảng vàng đặt quan lang là hiệu.
    Lưu truyền phù diệu, cai quản từng phương, luyện tập phép mường, thần thông ứng hiện, câu sai câu luyện. bí mật càn ghê, lời chú lời thề, khiến sao được vậy. Lạy đức chúa bà, luyện quân bằng giấy, luyện tướng bằng môi, cành lá yểm chơi, ai trêu thì mắc, từ nam chí bắc, các suối các ngàn, nổi tiếng sơn trang, linh phù phép nghiệm.
    Cung thỉnh, Thượng ngàn Lê Mại, Diệu Tín thuyền sư, Diệu Nghĩa thuyền sư, giáng phó đàn tràng, chỉ huy tật tốc.
    Lưu truyền tám tích, chia ở từng phương, chốn sơm lâm mèo thổ mán mường, các sơn trại tùy cơ cải hiệu.
    Hoàng Ma Hà Điếu, Nùng Thái Xá Mèo, tám họ ấy đều, ở miền xứ bắc, đầu khăn ba sắc, mình mặc áo xanh, Mán sơn đầu cùng Mán vẽ mình, Mường xuyên tai cùng mường sỏ mũi.
    Bên cung bên túi, tay nẵng tay dao, tiếng Xá tiếng Mèo, tỳ lô bắc lệ, tính tình quái cổ, măng trúc măng giang, gạo đen gạo vàng, cơm lam thịt thính. 
    Nay con kiều thỉnh, tứ tướng thổ lang, bốn họ sơn trang, đỉnh cao quách bạch, cung đàn la phách, rừng quế rừng thông, tình tính tang bồng, chim kêu vượn hót.
    Thú vui cảnh tốt, thong thả dạo chơi, Yên Bái Lào Cai, Cao Bằng Bảo Lạc, khi chơi Phố Cát, khi xuống chiêm lèo, Thái Lạc Tuyên Quang, Đông Cuông Tuần Quán.
    Tam Kỳ Lục Ngạn, Bắc Lệ Bảo Hà, rừng núi Ỷ La, thượng châuTrịnh Mãi, thỉnh mời bà Mán, các bộ sơn trang, tốc giáng đàn tràng, tùy cơ phó cảm.
    Lòng kính tín hương dâng một chuyện
    Thỉnh chúa bà ứng hiện chân nhang
    Quyền bà cai quản cửa rừng
    Ba mươi sáu động sơn lâm tung hoành
    Tiếng anh linh vang đồn thế giới
    Thái tổ phong Lê Mại Đại Vương
    Thông minh vả lại can cường
    Càng thêm tinh tú đoan trang hay là
    Vốn sinh ra hình dung tươi tốt
    Da tựa ngà chon chót môi son
    Hài hoa dạo gót trên non
    Dạy chim uốn lưỡi véo von vui mừng
    Các cửa rừng ba mươi sáu động
    Uy bà về thú phục cầm kinh
    Khi vui chơi chốn hữu tình
    Khi buồn bà lại tung hoành càn khôn
    Khi Lạng Sơn Đồng Đăng Ao Cả
    Khi lại về Thanh Hóa Nghệ An
    Khi thì ngự miếu Sòng Sơn
    Khi sang Thuận Hóa Quảng nam ra vào.
    Thú tiêu dao bầu trời cảnh phật
    Phép thần thông mầu nhiệm càn ghê
    Phụ đồng thiếp tính thôn quê
    Trừ tà trị bệnh tức thì truyền tin
    Con lại mời cung tiên các bộ
    Vâng lệnh bà cứu độ muôn dân
    Cô Mường cô Ái cô Ân
    Đào Lan Quế Huệ Tấn Tần Trúc Mai
    Chớ có sai lời thế thủa nọ
    Lệnh bài sai đừng có nghỉ ngơi
    Tính còn õng ẹo ham chơi
    Giọng Mường giọng thổ những lời éo le
    Mì đá ken mi lầu ken trúc
    Mì đá trúc ai thuộc mà nghe
    Gần sông gần suối gần khe
    Sơn lân bát ngát trà khê cát lầm
    Tang bồng tình ố tang bồng tính
    Tang bồng tình bồng tính dạo chơi
    Xì xô xí xố bẻ bai
    Rừng thông bách quế ở ngoài sơn lâm
    Tính hay hầm măng giang măng trúc
    Mì đá xanh cơm trúc vàng hoe
    Mắm ngâm mắm nhái chua lè
    Cơm lam một túi nước khe một bầu
    Áo lam kinh hàng tầu lấp lánh
    Yếm xá lê lại mạng đôi bông
    Túi xanh quai dết màu hồng
    Môi son má phấn lưng ong dịu dàng
    Các bộ làng nghe lời như thật
    Dạo sơn trang cảnh thật càng ghê
    Lầm rầm khêu ngọn đèn khuya
    Sự tình đả tỏ chớ hề ngó ngang
    Bớ các trại Mường Man đâu tá
    Kìa mười hai các họ sơn trang
    Rừng xanh cho đến thượng ngàn
    Thất Khê thần nữ trịch đàn chứng minh
    Kể từ ngày giăng xanh tương hội
    Đạo thề nguyền ân ái đã lâu
    Sớm khuya hương lửa đèn dầu
    Nghe lời thỉnh luyện mau mau giáng đàn
    Lễ chủ nay cỗ bàn bày đặt
    Đủ khoa nghi lễ vật hẳn hoi
    Sớ văn tấu thỉnh đã rồi
    Chúa về trắc giáng xét xoi mọi bề
    Xin chứng nhận chớ nề đơn bạc
    Cho chúng con phúc lộc lâu dài
    Từ nay lắm lộc nhiều tài
    Đội ơn tiên chúa đời đời không quên.

    Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

    MỞ PHỦ THEO LỐI CỔ



    - Là những người có phúc (nghĩa là có con cái Nam Nữ)
    - Có lộc (nhà cửa cơ bản đàng hoàng)
    - Có thọ và an, là người khoẻ mạnh, vợ chồng hạnh phúc sống hoà nhã, từ bi, không tham lam độc ác, dã tâm, hiểu về đạo được thánh ngự ban, được mọi người tôn xưng kính trọng.
    - Mở phủ theo lối cổ
    + Một thầy sau khi hầu mẫu và cô đại hoàng về soát đàn thì hầu 5 quan
    + Quan đệ Nhất chứng đàn
    + Quan đệ Nhị (mở phủ đệ nhất và đệ nhị nhận đồng)
    + Quan đệ Tam (mở phủ đệ tam và đệ tứ nhận đồng)
    + Quan đệ Tứ về nhận 4 phủ, nhận đồng
    + Quan Tuần về tiễn đàn
    + Chầu bà đệ Nhị chứng đàn chúa trình trầu cau cho đồng
    + Chầu lục, cung nương tiễn đàn chúa, trình trầu cau, sang khăn cho đồng.
    - Đây gọi là mở phủ chéo
    * Nếu tân đồng có căn kim chi, đôi nước (nghĩa là cả nhà trần lẫn 4 phủ)
    - Một thầy hầu ba giá mẫu, giá đức ông về soát đàn, cô đệ nhị đại hoàng chứng đàn, chứng lễ, mã nhà trần tiễn đàn nhà trần, cho đồng đội lệnh nhà trần
    - Hầu 5 quan: quan nào về mở phủ quan ấy
    - Hầu chầu bà đệ Nhị, chầu Lục (như trên)
    * Bốn thầy
    - Cả 4 thầy ngồi ngay ngắn trước công đồng, mỗi người loan giá về một vị quan, tiến hành khai đàn mở phủ, vị mở phủ quan đệ tứ là người tiếp tục hầu quan tuần tiễn đàn và hầu chầu sang khăn cho đồng
    - Nhà Trần được hầu riêng kiểm soát đàn lễ, nếu căn kim chi thì một trong 4 vị đồng thầy hoặc thêm 1 vị nữa hầu chứng đàn nhà Trần cho đội lệnh nhà Trần ở điện thờ nhà Trần, sau đó mới xuống phủ hoặc đền mở phủ.

    CĂN ĐỒNG BỐN PHỦ

    1- Tìm hiểu về chữ căn

    [IMG]

    Căn vốn có nghĩa là gốc rễ (rễ cây),nó còn có nghĩa để chỉ căn do (nguyên nhân) của sự vật hiện tượng.Số là số mệnh,số phận của con người.Quả là kết quả có được theo Luật Nhân quả.Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần,do thiên cơ định sẵn ,nghĩa là do trời định.Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả :gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra.Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà đã được định trước bị chi phối bởi quy luật nhân quả ( người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước , kiếp này và kiếp sau gọi chung là ) Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo ,kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn nghiệp báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra
    2 Căn đồng số lính, căn tứ phủ..Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính,làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy,dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc,Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.Bạn nghĩ xem nói về căn đồng số lính cũng có thể có trường hợp 1 người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa ,không tin vào nhân quả,không thành tâm biết ơn các vị thần thánh..hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh,cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này có thể họ lại phải đèn hương phụng sự,ra bắc ghế hầu thánh,.Điều gì cũng có thể sảy ra .Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta ko biết dc.Nhưng như mình đã nói dù hạt giống ko tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.
    3, Mở phủ:Mở là mở đầu, phủ là nói về tín ngưỡng thờ tam tứ phủ. Tín ngưỡng thờ tam tứ phủ đặc trưng bởi nghi thức hầu đồng. Mở phủ chính là nghi lễ mở đầu để cho một người trở thành một đồng tử (con đồng).Thưc tê vẫn có những người mở phủ mà không hầu và không mở phủ nhưng vẫn hầu.Nhiều người làm lễ trình đồng tiễn căn, tức là trình lên tứ phủ để xin thần thánh xem xét về căn đồng của mình và xin tiễn căn ( thải đồng) hay nói nôm na là trả nợ tứ phủ rồi và xin trở lại là người bình thường không có đồng bóng gì nữa.Kết luận: căn mở phủ, căn đồng cũng có nghĩa như nhau

    [IMG]
    4, Vị thánh cai đầu đồng và cầm bản mệnh . Người ta cho rằng mỗi người có một vị thần cai quản số mệnh của mình ( vị thần cầm bản mệnh). Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo..lại có những vị thần khác nhau. Có thể vị thần cầm bản mệnh lại là chư Phật và Bồ Tát, hay các vị thần trong đạo giáo trung hoa như ngọc hoàng, nam tào tinh quân.....Cũng nhiều sách viết về vị thần cầm bản mệnh nhưng lại nói danh hiệu về các loài hoa như quế hoa công chúa, mai hoa công chúa..Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam tứ phủ các vị thần cầm bản mệnh hiển nhiên là các vị thần thuộc hệ thống tam tứ phủ.Các vị đó gồm quan lớn, chầu bà, thánh hoàng,thánh cô, thánh cậu...Các vị thánh Mẫu được coi là thần chủ của tín ngưỡng này và với hình tượng uy nghi các ngài được quan niệm là không cai bản mệnh của ai cả ( mặc dù thực tế vẫn có số ít các thầy bói phán căn mệnh của một người là căn Thánh Mẫu , hay có người tự nhận là căn Mẫu được Mẫu báo mộng này nọ...).Các vị thần cầm bản mệnh là cai quản căn số của một người. Các vị chấm đầu đồng cũng có vai trò tương tự nhưng là cai quản về căn đồng số lính của một đồng tử. Chấm đồng cũng giống như chấm lính bắt lính. Hình dung một người được các quan lại thời xưa chấm lính ( biên tên vào sổ đi lính) rồi sau đó đến thời hạn các quan lại bắt lính.Về đồng bóng các cụ xưa có câu:
    Chấm đồng từ thủa mười baĐến năm mười bảy phải ra trình đồng
    Các con số có tính chất thí dụ không mang tính cố định, người ta có thể hát khác đi như:
    Chấm đồng từ thủa lên baĐến năm muời tám phải ra trình đồng
    Nhiều người quan niệm về mối liên hệ giữa vị thánh căn mệnh của mình và số phận bản thân mình.Những quan niệm đó đa phần là truyền miệng và cũng không thuyết phục. Thí dụ như ghế cô bơ thì tình duyên trắc trở, căn ông bảy thì mê cờ bạc, căn chầu bé thì tính đành hanh, căn ông mười thì đỗ đạt làm quan to...
    Nếu xét về luật nhân quả thì quan niệm trên không đúng. Nhưng thưc tế rất nhiều người sau khi đi xem bói nghe nói mình căn ông bảy thì bắt đầu tập hút thuốc, căn cô chín thì muốn học tử vi để sau này bói, căn chầu lục thì tập ăn trầu... Mọi người đều muốn chững tỏ mình là căn vị thánh đó. Nhiều người nói là họ đua đòi là kệch cỡm. Nhưng xét cho cùng con nào cũng muốn giống mẹ giống cha. Nếu một người mộ một vị thánh nào đó thì cũng rất có thể vị thánh đó là vị thần cầm bản mệnh của họ, bởi lẽ đó cũng là nhân duyên.Mọi người rất muốn biết vị thánh căn mệnh của mình.Có người được mơ thấy thần thánh, đi xem bói, được người ngồi đồng phán bảo, xem trong sách, hay tự cảm nhận...Đối với riêng tôi để tìm vị thánh bản mệnh nên tìm hiểu hai chữ tâm linh có tâm thì ắt có linh
    5. Chữ đồng: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ( tôi không dùng từ đạo Mẫu) thì nghi lễ hầu đồng ( hầu bóng, hầu thánh, lên đồng...) là một nghi lễ quan trọng và mang tính đặc trưng. Từ đồng thường được viết dưới dạng chữ hán nôm là 
    [IMG]

    . Có nhiều cách giải thích về chữ đồng ( trong đồng bóng) và hầu hết đều cho rằng đồng là người được bóng thánh (hoặc linh hồn) ốp vào .Giải thích chữ đồng ở đây giống chữ đồng trong từ chỉ đứa trẻ con là vì khi hầu đồng thì người ngồi đồng giống như chiếc ghế để thánh ngồi ( từ cốt có nghĩa là xác, có thể quan niệm khi hầu thánh người ngồi đồng chỉ là xác để chư thánh điều khiển ).Khi đó người ngồi đồng không còn là chính mình nữa mà mang hình bóng của thần thánh (không quan niệm hồn thần thánh nhập vào và chỉ quan niệm bóng thánh ảnh vào mà thôi). Người ngồi đồng giống như đứa trẻ con thơ ngây trong sáng , quên đi cái tôi của mình mà hóa nhập vào hình bóng thần thánh.
    6.Các nghi lễ :tôn nhang bản mệnh-trình đồng tiễn căn- trình đồng mở phủ ( còn có trình đồng rồi khất một khỏag thời gian rồi mới ra hầu)
    Việc tôn nhang bản mệnh có thể làm với tất cả mọi người, những ai muốn tôn thờ vị thần bản mệnh để vị đó che chở có thể làm nghi lễ này. Cuốn lục thập hoa giáp có ghi vị thần bản mệnh theo 60 hoa giáp. Ứng với mỗi người tra năm sinh thì sẽ ra và không phân biệt hay ghi chú về việc có căn đồng hay không. Hơn nữa chữ đồng đâu liên quan khi một người tôn nhang bản mệnh. Thông thường khi làm lễ mở phủ người ta cũng làm lễ tôn nhang bản mệnh cho tân đồng, thường có một bát nhang để tân đồng mang về hương khói hoặc có thể gửi ở đền , điện..Nhưng cũng có người mở phủ mà không làm lẽ tôn nhang- họ cho rằng mở phủ là đã tôn thờ huơng khói tất cả chư vị tiên thánh rồi. Về căn đồng nhiều người giải thích là nợ tứ phủ và phải ra trình đồng để giả nợ. Nôm na là nợ đồng thì phải trình đồng.

    Có người trình đồng mở phủ và có người trình đồng tiễn căn. Trình đồng tiễn căn áp dụng với những người có đồng nhưng không có điều kiện để mở phủ ( vì sau lễ mở phủ người ta còn phải hầu đồng tiếp) hoặc không muốn mở phủ, hay quan niệm về nhẹ căn nhẹ số nên có thể không cần phải hầu còn người nặng căn nặng số thì bắt buộc phải ra. Trình đồng mở phủ xong thì người đó được gọi là tân đồng sau ba năm thì được coi là một thanh đồng thật sự thường thì trong ba năm đầu người ta có thể thay thầy đổi chủ, và khi đủ ba năm kể từ ngày mở phủ thì có thể coi là yên ổn và không nên mở phủ lại nữa. Các cụ có câu ba năm thử lính chín năm thử đồng có lẽ vì vậy mà sau mười hai năm ( một giáp đồng) thì người có khả năng hay gọi là có căn số làm quan thầy có thể làm một buổi lễ nhận sắc ấn để làm thầy thiên hạ. Nghi lễ trình đồng mở phủ và trình đồng tiễn căn tương đối giống nhau.Người ta thường bày bốn chum nước có dán giấy 4 màu đỏ xanh trắng vàng , tương ứng với bốn phủ thiên nhạc thủy địa ( dán vào thân chum hoặc nắp chum) .Lễ mở phủ thì có mở nắp chum còn lễ tiễn căn thải đồng thì không mở nắp.