Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

SINH CON THEO Ý MUỐN .

I.Sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính trong tinh trùng.
* Như ta đã biết, giới tính của con sinh ra được quyết định bởi tinh trùng của người bố, có 2 loại tinh trùng, một loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X(quyết định giới tính nữ) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y(quyết định giới tính nam). Trong quá trình thụ tinh, việc trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ sinh ra con gái.
X + X = XX (sinh con gái).
Ngược lại nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ sinh con trai.
X + Y= XY (sinh con trai).
II. Các phương Pháp Can Thiệp Quá Trình Thụ Tinh Để Sinh Con Trai.
*Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y có một số đặc tính riêng nên người ta có thể dựa vào những đặc tính này để can thiệp vào quá trình tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hay Y gặp trứng.
*Thật sự, trai gái theo ý muốn cũng là một phần rất quan trọng. Trứng của người mẹ luôn luôn chỉ có nhiễm sắc thể X, tức chỉ có con gái thôi. Muốn được con trai hay con gái là hoàn toàn do tinh trùng của người cha.
*Có nhiều người đàn ông có nhiều tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y hơn X, tức nhiều tinh trùng đực hơn tinh trùng cái. Ví dụ trong gia đình bố mẹ sinh toàn con trai thì những người con trai ấy sau này đa số tinh trùng sẽ mang nhiễm sắc thể Y nhiều hơn, xác xuất sinh con trai cũng cao hơn.
*Thông thường tinh trùng X của người cha nặng nề hơn, sống lâu hơn, còn tinh trùng đực mang nhiễm sắc thể Y thì nhỏ hơn, yếu hơn. Cho nên chúng ta thấy tình trạng trai thiếu gái thừa, vì tinh trùng X mạnh hơn nên dễ thụ thai hơn.
III.Quá Trình Xảy Ra Thụ Thai Nếu
1. Con tinh trùng đực chui vào trứng sẽ tạo thành bé trai  ( bộ nhiễm sắc thể X.Y )
2. Con tinh trùng cái chui vào trứng sẽ tạo thành bé gái   ( bộ nhiễm sắc thể X.X )
IV.Công Dụng Của Toa Thuốc Giúp Sinh Con Như ý Muốn Và Vô Sinh .
1.phục hồi số lượng ,chất lượng sức hoạt động nhanh mạnh về tinh trùng cần thiết để sinh con theo ý muốn .
2.phục hồi tinh trùng chữa bệnh vô sinh ,muộn con
*Địa Chỉ Có Thuốc sinh con trai theo ý muôn +Vô Sinh ,Chữa Bệnh Ung Thư .(Đền Mẫu Hoàng Thiên)
Nhà Thuốc Mường Hùng Anh  ( 0967396549 )
Lương Y: Vũ Đăng Mạnh Hùng pháp Danh Võ Thiên Phúc (hỏi Thầy Hùng xem bói chữa bệnh )
ĐT :0972433018 ,02413783363, 0972663752 .
ĐC: Xóm Hồ_Xã Mão Điền_Thuận Thành_Bắc Ninh 


Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

THẦN NÔNG . 18 ĐỜI VUA HÙNG

Thần Nông viêm đế rồng Tiên.....
Sử Ký Tư mã Thiên cho rằng trong số Nam Man có Dạ Lang (tọa lạc ở phía Tây Nam Quí Châu là lớn nhất, ở phía tây Vân Nam là Điền Việt xung quanh hồ Nhĩ Hải được công nhận có kỹ thuật đúc đồng niên đại khoảng 1200BC
Sử Ký Tư mã Thiên ghi Theo cổ thư, thuở xưa Hồ Bắc Hồ Nam là đất của người Bộc Lão , cũng thuộc dòng Cửu Lê . Người Lão đã di cư xuống tới đảo Quỳnh Nhai, rồi lại định cư tại Thái Nguyên Bắc Việt ngày nay thành một huyện Lão Nhai. Khoảng giữa lưu vực sông Nguyên- Tương có quận Kiền Trung của Sở cũng là đất Bách Bộc. Lăng Thuần Thanh, học giả Trung Hoa cho rằng: “ nước Sở là giống Bộc Lão nhưng giai cấp thống trị của Sở lại là miêu duệ của Thần nông và Chúc Dung” ( Chúc Dung trong truyền thuyết gọi là thần lửa. Ở Hoa nam- Chiết Giang người ta tìm được dung cụ làm ra lửa niên đại khoảng 8000 năm) . Với truyền thuyết vua Kinh Dương Vương có cha là Đế Minh họ Thần Nông và mẹ Vụ Tiên là người Lão. Sau khi Kinh Dương Vương lập quốc thành họ Hồng Bàng , người Lão-Việt đã theo Kinh Dương Vương di cư xuống miền Bắc Việt Nam thành người Phùng Nguyên của họ Hồng Bàng . Người Lão là người Melanesien hay có thể gọi là người Hoà Bình, ở Hoa bắc cũng có người Lão đã di cư từ Chiết Giang đến Sơn Đông khoảng 4300 BC khi vùng Chiết giang bị ngập mặn, lúc con cháu dòng Thần Nông đến Sơn Đông họ sống chung với người Lão như Thái, Lào , Miêu Lê, Dao...., từ chỗ có sự hỗn chủng cho nên sau này Thần nông trở thành tổ tiên chung của người đông nam á. và khi một số trong các tộc này trở xuống Hoa Nam theo ngả -Miến Điện thì trở thành Indonesien.
Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc).
Huyền thoại
Thần Nông cày đồng. Tranh trên tường thời nhà Hán.
Trong thần thoại Trung Quốc, Thần Nông, ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. Một khác biệt giữa huyền thoại và khoa học được thể hiện trong sách cổ : Khi con người chưa biết trồng cấy lương thực.Thần Nông chính là Thượng thanh linh bảo thiên tôn. 《Tiên giới nghĩa xu》 quyển thất dẫn 《thái chân khoa》Tức viêm đế. Tam hoàng ngũ đế chi nhất giáng trần dạy nhân gian việc nhà nông. Để trợ giúp Thần Nông khi sơ khai Ngọc Hoàng sai chim Khổng Tước mang năm loại hạt (gọi là ngũ cốc thần) dâng cho Thần Nông làm giống dạy cho người dân gieo hạt cấy trồng. Ông đã hiện thân nhiều lần xuống nhân gian dạy những bài thuốc bí truyền từ cỏ cây. Ông đã để lại cuốn sách "Thần Nông Bản Thảo Kinh" và nhiều pho sách quý.
Thần Nông và Hoàng Đế được coi như là những người đồng học giả, cho dù giữa họ là khoảng thời gian trên 500 năm giữa vị Thần Nông đầu tiên và Hoàng Đế, và cùng nhau họ chia sẻ những bí quyết giả kim thuật dùng trong y dược, khả năng bất tử và chế tạo vàng
Trong cuốn sách cổ là Hoài Nam tử có viết: Trước khi có Thần Nông thì dân chúng mông muội, đói ăn và ốm đau bệnh tật; Nhưng sau đó ông đã dạy dân chúng trồng ngũ cốc mà tự ông tìm ra, rồi việc nếm các loại cây cỏ, mà mỗi ngày có thể tới 70 loại khác nhau. Thần Nông cũng được nhắc tới trong Kinh Dịch. Tại đây ông được nói tới như là người trị vì sau khi kết thúc sự trị vì của nhà Bào Hy, Phục Hy, là người phát minh ra cày bằng gỗ với lưỡi cong cũng bằng gỗ, truyền các kỹ năng canh tác cho dân chúng và lập chợ ban ngày
Trong văn hóa dân gian
Ông được cho là từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra các tính chất dược học của chúng. Đóng góp được coi là của Thần Nông là Thần Nông bản thảo kinh: 神農本草經, giản thể: 神农本草经, được biên tập và chỉnh lý lần đầu tiên vào khoảng cuối thời Tây Hán, vài ngàn năm sau khi Thần Nông tồn tại trong đó có liệt kê nhiều loại cây cỏ khác nhau, như linh chi, được Thần Nông tìm ra và đánh giá phẩm cấp, tính năng. Tác phẩm này được coi là dược điển sớm nhất của người Trung Quốc. Nó cũng bao gồm 365 vị thuốc tổng hợp từ khoáng vật, cây cối và động vật. Thần Nông được coi là đã nhận dạng hàng trăm loại dược thảo và độc thảo bằng cách tự mình nếm thử để tìm hiểu tính chất của chúng, là cốt yếu đối với sự phát triển của y học cổ truyền. Truyền thuyết cũng kể rằng ban đầu Thần Nông có thân hình trong suốt và vì thế ông có thể nhìn thấy các tác động của các loại cây cỏ khác nhau lên cơ thể mình. Trà, được coi là thuốc giải đối với các tác động gây ngộ độc của khoảng 70 loại cây cỏ, cũng được coi là phát hiện của ông. Phát hiện này được coi là vào năm 2737 TCN, mà theo đó Thần Nông lần đầu tiên nếm thử trà từ những chiếc lá chè trên cành trà bị cháy, được gió nóng của đám cháy đưa tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Qua những trải nghiệm, Ông đã nghiên cứu ra 450 căn bệnh mà con người thường mắc phải. Những căn bệnh nan y Ông đã dùng Thảo dược chữa trị đều linh nghiệm ông là người đầu tiên phát hiện ra thảo dược quý là Nấm Linh Chi và Nhân Sâm ngàn năm, được ghi chép lại truyền cho đời sau (đó là cuốn Thần Nông Bản Thảo Kinh). Tất cả các Thần y, Danh y đều học cuốn sách này. Chính cuốn sách này là bản gốc cho cuộc đời nghiên cứu y thuật của mình.Thần Nông được tôn kính như là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông cũng được coi là người đã đề ra kỹ thuật châm cứu. (Sách Thần Nông)
Người ta cũng cho rằng Thần Nông đóng một vai trò trong việc tạo ra cổ cầm, cùng với Phục Hy và Hoàng Đế. Một số công trình học thuật cũng đề cập rằng dòng họ đằng cha của viên tướng nổi tiếng thời nhà Tống là Nhạc Phi có nguồn gốc từ Thần Nông.
danh sách các vua thuộc triều đại Thần Nông
1 - Viêm đế (vua đầu tiên xuất xứ từ bộ lạc Thần Nông nên cũng gọi là vua Thần Nông)
2 - Đế Đồi (con Viêm Đế)
3 - Đế Thừa (con Đế Đồi)
4 - Đế Minh (con Đế Thừa)
5 - Đế Trực (con Đế Minh)
6 - Đế Ly tức Đế Nghi (con Đế Trực)
7 - Đế Ai tức Đế Lai (con Đế Ly)
8 - Đế Khắc (con Đế Ai)
9 - Đế Du (con Đế Khắc - vua cuối cùng, sau thoái vị thiện nhượng cho Hiên Viên Hoàng Đế)
Lịch sử Việt Nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua
Lễ Thần Nông
Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.
Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.
Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.
Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.
Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.
Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn
Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.
Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.
Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.
Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.
Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.
Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn.
Lễ tế Thần Nông của các dân tộc khác
Người Dao Tuyển, để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày 6 tháng 6 âm lịch là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày 1 tháng 1 âm lịch và 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Nơi ở của Thần Nông
Tương truyền Thần Nông thị xuất phát từ Liệt Sơn, ngày nay thuộc tỉnh Hà Bắc. Cách trung tâm địa cấp thị Tùy Châu khoảng 40 km về phía bắc có Liệt Sơn Thần Nông động tại trấn Lệ Sơn, huyện Tùy, được coi là "nơi ở của Thần Nông".
"Nơi ở của Thần Nông", tức động Thần Nông bao gồm 2 nơi (một nơi làm chỗ tàng trữ lương thực và dược vật, một nơi là chỗ cư trú). Tại đây có đình Thần Nông, tháp Thần Nông, miếu Thần Nông, phía nam núi có nhà uống trà của Thần Nông, vườn hoa Thần Nông, đình Cửu Long còn phía bắc núi có ao tắm của mẹ Thần Nông là An Đăng, vườn bách thảo. Ở vùng miền núi phía tây Hồ Bắc có vùng đất gọi là Thần Nông Giá, có lẽ có liên quan tới Thần Nông.
Thần Nông động và Thần Nông bia
Cách trung tâm địa cấp thị Tùy Châu khoảng 55 km về phía bắc là Liệt Sơn thượng, giữa động có bàn đá, ghế đá, bát đá và tháp đá, theo truyền thuyết là các vật dụng của Thần Nông. Liệt Sơn còn có giếng Thần Nông, nhà Thần Nông, quán Thần Nông, miếu Viêm Đế là các kiến trúc cổ. Phía bắc trấn Lệ Sơn còn có một tấm bia "Viêm Đế Thần Nông thị", được bảo tồn đến ngày nay.
Liên kết ngoài
Đinh Gia Khánh, Đại cương về tiến trình văn hóa Việt Nam, trong: Các vùng văn hóa Việt Nam, Chủ biên: Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận, NXB Văn học Hà Nội, 1995
Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá, xưa nhất thế giới, Nguyễn Thị Thanh VietCatholic (Sunday 30/9/2001), để có thêm chi tiết về nền văn minh gắn liền với Thần Nông của người Việt
Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Ngoài các truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng và Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, còn có các truyền thuyết về Bọc trăm trứng, về Bánh Dày - Bánh Chưng, về Dưa hấu, về Chứ Đồng Tử, về Cột đá thề...
Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương và truyền thuyết về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Phù Đổng Thiên Vương .Khi đất nước có nạn đã tình nguyện đi đánh giăc.Phá xong giặc Ân, người Anh hùng làng Phù Đổng đi lên đỉnh núi Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng và sắc phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Bánh Giày - Bánh Chưng(Sách Thần Nông)
Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu chỉ dùng gạo nếp thơm chế ra bánh giày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7
Nguồn gốc Dưa hấu(Sách Thần Nông)
An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một ít lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.
Chử Đồng Tử
Công chúa Tiên Dung con Vua Hùng 18 thích du chơi phóng khoáng. Nàng cưỡi thuyền xuôi sông Cái, đến bãi Tự Nhiên sai căng màn tắm. Không ngờ dội lớp cát trôi lộ ta chàng đánh cá ở trần vùi mình trong hố, tên là Chử Đồng Tử. Tiên Dung cho rằng duyên trời xe, bèn lấy chàng làm chồng. Vua cha biết tin giận sai quân đến bắt, thì cả vùng đất cùng Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời.
Các đời vua Hùng liên quan đến kinh dịch(Sách Thần Nông)
Nguồn: lichsuvietnam.vn
Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá trong một tài liệu in trong tập chí Nguồn sáng trong dịp Giổ tổ Hùng Vương 1998 có viết: "Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm các truyền thuyết, thư tịch cổ, các ngọc phả các xã quanh vùng có đền thờ các Vua Hùng như xã Hy Cương (Vĩnh Phú) hiện lưu trữ tại Vụ bảo tồn bảo tàng, Bộ Văn Hóa (số hiệu HTAE 9) thì các tài liệu này không ghi chép là 18 đời Vua Hùng mà lại ghi là 18 chi, mỗi chi gồm nhiều đời Vua, có cả năm Can, Chi lúc sinh và lúc lên ngôi. Các đời Vua trong một chi đều lấy hiệu của Vua đầu chi ấy"..
1. Chi Càn: Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 tr.TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL) so ngang với *** vào thời đại Tam Hoàng.
2. Chi Khảm: Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, không rõ truyền mấy đời vua. Chi này ở ngôi tất cả 269 năm, đều xưng là Hùng Hiền Vương, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL). Ngang với *** vào thời Hoàng Đế (Ngũ Đế).
3. Chi Cấn: Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ (2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Quốc Vương, 272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr.TL. Ngang với *** vào thời Đế Thuấn, Hữu Ngu.
4. Chi Chấn: Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), không rõ truyền được mấy đời vua đều xưng là Hùng Hoa Vương, ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL). Ngang với *** vào thời Đế Quýnh nhà Hạ.
5. Chi Tốn: Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi(2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi. Không rõ truyền được mấy đời vua, đều xưng là Hùng Hy Vương ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL). Ngang với *** vào thời Lý Quý (Kiệt) nhà Hạ.
6. Chi Ly: Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, truyền 2 đời vua, ở ngôi tất cả 81 năm đều xưng là Hùng Hồn Vương, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL). Ngang với *** vào thời - Đinh nhà Thương.
7. Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL). Ngang với *** vào thời Tổ Ất nhà Thương.
8. Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr.TL) đến năm Kỷ Dậu(1332 tr. TL). Ngang với *** vào thời Nam Canh nhà Thương.
9. Chi Giáp: Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr.TL). Ngang với Trung
Quốc vào thời Tổ Giáp nhà Ân.
10. Chi Ất: Hùng Uy Vương, huý Hoàng Long Lang, 3 đời, 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr.TL)
11. Chi Bính: Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4 đời vua, đều xưng là Hùng Trinh Vương, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL). Ngang với *** vào thời Thành Vương nhà Tây Chu.
12. Chi Đinh: Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL). Ngang với *** vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
13. Chi Mậu: Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL) lên ngôi khi 23 tuổi, truyền 5 đời vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL). Ngang với *** vào thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
14. Chi Kỷ: Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Anh Vương, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 trTL Ngang với *** vào thời
Bình Vương nhà Đông Chu.
15. Chi Canh: Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi truyền 3 đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL). Ngang với *** vào thời Huệ Vương nhà Đông Chu
16. Chi Tân: Hùng Tạo Vương (Thần phả xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc, ghi đời thứ 16 là Hùng Tạo Vương, đóng ở Việt Trì, có Thạc tướng quân đánh tan giặc Man, Vua phong là Chuyển Thạch Tướng Đại Vương - ‘NgườI anh hùng làng Dóng’ Cao Xuân Đỉnh (NxbKHXH 1969 trg 126-130), húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), 3 đời vua, lên ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL). Ngang với *** vào thời Linh Vương nhà Đông Chu
17. Chi Nhâm: Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL). Ngang với *** vào thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu
18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì - Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu ***. Tổng cộng là 2621 năm từ 2879 đến 258 tr. TL
Như vậy, họ Hồng Bàng, trị vì nước Văn Lang, với vương hiệu Hùng Vương, không phải chỉ có 18 đời (18 ông vua) mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều đời vua. Điều này giải thích hợp lý sự tồn tại gần 3000 năm của thời đại Hùng Vương.
Đền Hùng hiện nay trong ngôi đền chính, có một bài vị chung, thờ các vị Vua Hùng, có hàng chữ "Đột Ngột Cao Sơn Cổ Hùng Thị thập bát thế thánh vương, thánh vị". Do tục thờ cúng tổ tiên, chỉ thờ vị khai sáng đầu tiên, nên chữ "Thập bát thế" có thể hiểu là 18 Vương hiệu của các vị Tổ đầu tiên của 18 chi Hùng Vương, đã thay nhau cầm quyền trên đất nước Văn Lang,con cháu Thần Nông Viêm Đế quốc gia đầu tiên của người Việt chúng ta ngàynay.
Lạc Long Quân trong truyền thuyết không phải là tên người mà là tên gọi chung cho các vị thủ lĩnh của một dòng tộc trong một thời đại như Viêm đế, Hoàng đế, họ Thần Nông, Kinh Dương Vương, Hùng Vương, dòng dõi biết nhiều phép thuật nhất từ âm dương, kinh dịch, thông thiên độn toán, hô mây gọi gió, phép chữa bệnh, trị bệnh và rất nhiều phép thuật cổ xưa truyền lại đến ngày nay.
(Nghiên cứu sách Thần Nông Đại pháp toàn thư .Thần Nông Bản Thảo kinh.Thần Nông Tiên thuật. Thần Nông phong thủy bí truyền. 100 quẻ xăm Thần Nông linh nghiệm. Thần Nông độn toán minh thi. Thần Nông ngũ cốc chân kinh. Thần Nông Tiên Đế đại pháp mật truyền. Thần Nông dưỡng sinh. Thần Nông Đại Đế chân kinh ).
Đây là những pho sách kinh điển. Ai có tiên duyên đọc được, ngộ được đắc đạo thành chân tiên, chân nhân. Nâng mây tím bay về trời, có câu rằng: Nhất nhân đắc đạo kê khuyển cũng thăng thiên.
Câu hỏi tại sao người Việt nhận là con cháu của Thần Nông, một trong những ông vua đầu tiên của Trung Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học, đã giả thiết rằng Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương nam (từ phía nam sông Dương Tử xuống đến hết Việt Nam ngày nay, đó là vùng đất cư trú của cư dân Bách Việt). Sau khi nước Trung Hoa mở rộng từ phía tây sang phía đông (giai đoạn một), rồi từ phía bắc xuống phía nam (giai đoạn hai) thì Thần Nông được người Trung Hoa sát nhập vào văn hóa của họ và được coi là một trong các "ông vua" đầu tiên của họ[cần dẫn nguồn]. Thực ra trước đó, Thần Nông đã được coi là "ông tổ" của một số bộ tộc Bách Việt. Và sau này, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất mạnh, nhiều người lầm tưởng người Việt nhận một ông vua Trung Hoa làm ông tổ của mình.
Sách Đạo Giáo tri thức cơ bản có đoạn mở đầu:
Đạo giáo đúng như một nhà nghiên cứu người Pháp đã nhận định:
Khi anh hỏi một người Việt Nam vậy y có phải là tín đồ Phật giáo không, thì người đó có thể trả lời ngay: Vâng tôi là người theo đạo Phật, dường như đạo Phật là một nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Còn nếu như anh ta hỏi một người Việt Nam vậy y có phải là tín đồ Đạo Giáo không, thì người ấy chẳng hiểu gì hết; song nếu anh đặt một câu hỏi khác, hỏi y có biết Ngọc Hoàng , có biết Nam Tào, Bắc Đẩu, có biết 12 thiên tướng không thì y sẽ ngay lập tức trả lời cho anh rằng: biết chứ! Người Việt Nam theo Đạo giáo mà không biết rằng đó là Đạo Giáo.
Trích cuốn sách "Đạo Giáo tri thức cơ bản" của Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Cường do NXB Từ Điển Bách Khoa xuất bản.