Nam Mô Hoàng Thiên Thánh Mẫu . Nam Mô Thuỷ Tổ Quốc Mẫu-Bà Chúa Tài Lộc Cứu Độ Muôn Chúng Sinh Thoát Khổ Nạn , Phúc Lộc Thọ Trường An lạc Hạnh Phúc . Nguyện Cầu Thuỷ Tổ Quốc Mẫu Chiếu Ánh Hào Quang Soi Sáng Đường Tu Hành , Nguyện Cho Chúng Sinh Sớm Thành Đạo Qủa . Nguyện Cầu Cô Sáu Sơn Trang ( Cô Bản Đền ) Độ Cho Muôn Dân , Bệnh tật Tiêu Trừ . Nam Mô Hoàng Thiên Thánh Mẫu Chứng Minh Nam Mô Thuỷ Tổ Quốc Mẫu-Bà Chúa Tài Lộc Chứng Minh
Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021
Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021
SÁM HỐI MẪU HOÀNG THIÊN TẠI ĐỀN BÀ CHÚA TÀI LỘC BẮC NINH
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021
Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021
CĂN BÀ CHÚA TÀI LỘC SẼ ĐƯỢC BAN LỘC GÌ-KHẢ NĂNG TÂM LINH RA SAO.
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021
SỰ TÍCH CHẦU NĂM SUỐI LÂN
ầu Năm Suối Lân
Chầu Năm Suối Lân được thờ ở Đền Suối Lân ở Song Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây là đền thờ chính của Chầu Năm. Tại đền Suối Lân còn là nơi thờ chính của của Cô Năm Suối Lân. Ngôi đền thường được gọi là Đền Chầu Năm Suối Lân.
Thần tích về Chầu Năm Suối Lân
Có tài liệu cho rằng: "Chầu Năm vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng theo lệnh vua, chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Ở đó chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm thanh, chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận bẻ lái giữa dòng sông Hóa".
Nhưng cũng có tài liệu cho rằng: Chầu Năm Suối Lân vốn là công chúa thời Lê Trung Hưng, vốn yêu thiên nhiên nên có xin vua cha lên sơn lâm để hưởng vui thú thanh nhàn. Đến vùng Suối lân cô thấy cảnh đẹp, địa linh nên đã dựng am để tu hành. Sau này, khi cô hóa thì Mẫu đã ban cho cô là Chầu Năm Suối Lân để cai quản vùng đất sơn lâm này.
Ngay trong văn của Chầu Năm cũng nhắc tới việc Chầu Năm giáng vào thời Lê Triều:
Giở trang tích cũ Lê triều,
Suối Lân công chúa mĩ kiều diễm hương
Nét đoan trang vẻ nhường ngọc tuyết
Đôi mày ngài nửa khuyết vành trăng....
Đền Chầu Năm Suối Lân
Đền Chầu Năm Suối Lân nằm ngay sát con đường quốc 1A tuyến Hà Nội - Lạng Sơn. Đền Chầu Năm nằm khá gần cụm đền Quan Giám Sát và Đền Chầu Lục. Đền Chầu Năm cách đền Chầu Lục 4.5 km, cách đền Quan Giám Sát 3.5 km.
Đây là một ngôi đền nhỏ, nhưng rất khang trang. Đền chính thờ Chầu Năm Suối Lân. Nằm bên cạnh phía bên trái là cung thờ chính của Cô Năm Suối Lân.
Điều đặc sắc của ngôi đền này là trước công đền là một khu chợ dịch vụ sầm uất nổi tiếng mà không nơi nào có. Khu này chỉ chuyên bán các loại dao từ dao băm, chặt đến dao chuyên phát rừng; các loại thớt gỗ từ gỗ nghiến từ nhỏ đến to. Đây có thể được coi là món quà lưu niệm của Chầu và Cô với các thanh đồng, con nhang khi về đến nơi đây.
Ngoài ra, bạn còn có thể mua làm quà cho gia đình món vịt quay Lạng Sơn cả con thơm ngon nổi tiếng.
Vài nét về Cô Năm Suối Lân
Cô Năm Suối Lân vốn là tiên nữ trên trời, theo lệnh cô giáng trần là người thiếu nữ dân tộc Nùng ở xứ Lạng. Cô Năm là thị nữ thân cận bên Chầu Năm Suối Lân. Vì thế, Cô Năm được phối thờ tại đền Chầu Năm là thế.
Cô Năm Suối Lân được coi là vị tiên cô trấn giữ cửa rừng Suối Lân . Dòng Suối Lân do Cô Năm cai quản bốn mùa trong xanh, nước thông về sông Hoá. Tương truyền, đây là dòng suối thiêng của cô, nước suối xanh mát bốn mùa không bao giờ cạn.
Cô Năm Suối Lân ít khi ngự đồng hơn Cô Sáu Lục Cung. Thường chỉ người nào có sát căn quả về cửa Cô hoặc khi về đền Suối Lân thì có thấy thỉnh bóng Cô Năm ngự đồng.
Cung thờ cô được đặt cạnh ngay đền chính của Đền Chầu Năm Suối Lân. Nơi đây, được coi là nơi thờ chính của Cô Năm.
SỰ TÍCH CHẦU LỤC CUNG NƯƠNG -Biên Tập ĐỀN MẪU HOÀNG THIÊN BÀ CHÚA TÀI LỘC LINH TỪ
Huyền tích Mế Lục Cung Nương
Chầu Lục là chầu đứng thứ sáu trong Tứ Phủ Thánh Chầu. Chầu Lục còn gọi là Chầu Lục Cung Nương hay Chầu Sáu Lục Cung. Chầu Lục vốn là người Nùng.Vì vậy, Chầu Lục còn gọi là Mế Lục Cung Nương. VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về Mế Lục Cung Nương.
Chầu Lục
Tên khác: Mế lục cung nương, lục cung đô thống.
Đền thờ chính: Đền thờ Chầu ở Hữu Lũng (Đền 94) Lạng Sơn, Cây Xanh Tuyên Quang
Thân thế: Theo tương truyền Chầu là con gái tù trưởng người Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn, mẹ là công chúa nhà Trần, hạ sinh vào thượng tuần tháng 9 ngày 10 năm Thân. Chầu là hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh, con vua cha Ngọc Hoàng, làm rơi chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian 15 năm.
Chầu Lục Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê Trung Hưng.
Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn (lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa), được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.
Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi.
Đền Chầu Lục được lập tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh) được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Trong năm ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch (có người nói đó là ngày đản sinh của chầu nhưng điều này cũng chưa chắc chắn) và ngày 20/9 âm lịch (có người cho đó là ngày hóa, có người lại cho rằng đó mới là ngày đản sinh của chầu chứ không phải là 10/5 âm lịch).
Trong văn hát sự tích của bà có đoạn như:
“Đêm đông xuống trần gian báo mộng
Hoàng Thị Nương tâm động bào thai
Mãn tuần chín tháng lẻ mười
Sinh ra Chầu Lục tốt tươi lạ thường”
Hay với sự tích theo một tài liệu khác cũng có bản văn hát rằng:
“Hữu Lũng châu cao sơn vị thủy
Chín Tư ngàn tú khí anh linh
Vốn xưa chầu ngự đế đình
[...] Vừa gặp buổi trang đài mở yến
Chầu Lục vào dâng tiến kim bôi
Trống rung chưa kịp dư hồi
Bỗng dưng gió cuốn xảy rơi chén vàng
Trên bệ ngọc vua cha phật ý
Nổi lôi đình hạ chỉ chiếu ban
Đem đày chầu xuống trần gian
Thiên Đình định nhật khải hoàn hồi tiên
[...] Vừa năm Kỉ Mão, tháng hai
Ngày Mão, giờ Mão trang đài nở hoa
Giáng vào họ Quách lương gia...”
Hay có những đoạn rất buồn khi nói về cảnh chầu mãn hạn quy tiên:
“Vẹn một bầu nước trong leo lẻo
Trách trăng già sao khéo vẩn vơ
Vô tình ép uổng lòng tơ
Khéo sinh con tạo bởi duyên cớ gì
Hạn đến kì đôi mươi tháng chín
Ba thu về xa lánh hồn nương”
Hoặc còn có nhiều đoạn rất hay như:
“Ai lên tới sơn lâm châu thổ
Hỏi thăm đền chầu ngự nơi nao
Chín Tư, Hữu Lũng mà vào
Trên đền chầu ngự thấp cao mấy tầng
[...] Anh linh lừng lẫy thượng ngàn
Đản tuần tháng chín Nam Bang khấu đầu
[...] Trần gian đừng có trớ trêu
Hái măng kiếm củi chầu đều qưở ngay
Giở về mới biết linh thay
Nón xanh hài sảo kêu ngay chầu về”
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021
NGÀY RẰM CẦU TIÊN CHÚA TÀI LỘC BÌNH AN
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021
SỰ TÍCH CÔ CHÍN
SỰ TÍCH CÔ CHÍN-Thần tích 1
Cô là Tiên Cô tài phép theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Cô có tài xem bói, 1000 quẻ
Cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Cô có phép thần thông quảng đại. Ai mà
phạm tội, Cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi Cô hành cho dở
điên dở dại. Khi Cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, về đến đất Thanh Hóa
thấy cảnh lạ vô biên. Cô hài lòng, bèn hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ
cây sung làm nhà, mắc võng ở cây si.
Có truyền thuyết nói
rằng Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì đánh vỡ chén ngọc mà
Cô giáng trần, bán nước ở cồng đền Ba Dọi. Ban đầu những kẻ phàm trần không
tin, nghĩ Cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuối và tìm cách diệt trừ. Vì tức
giận nên Cô về tâu với thiên đình, thu giam hồn phách họ, hành cho điên khùng.
Trong những năm chinh chiến loạn lạc, Cô
đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc.[2] Với công lao to lớn, vua đã truyền
dân lập đền thờ Cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên. Vì thế có
câu: "Cô Chín quyền cai chín giếng" Vậy nên Cô Chín còn gọi với tên
Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ.
Tranh Cô Chín.
Họa sĩ Nguyễn
Trà My.
Về chín giếng thiêng
và danh hiệu "Cô Chín Giếng"
Ông Hà Văn Châu, thủ đền lâu năm, kể rằng: “Tôi không nhớ chính xác vào năm
nào, chỉ nhớ đó là một năm hạn hán, khi nước sinh hoạt khan hiếm, người dân
quanh vùng đã đi tìm nguồn nước đào giếng. Cứ 4-5 người chung nhau đào, họ tìm
đến suối Sòng khoan giếng. Đào liên tục 8 miệng giếng vẫn chưa tìm thấy một
giọt nước nào.
Kiên trì đặt mũi khoan
tới miệng giếng thứ chín, khoan sâu được 8 – 9 m thì bất ngờ xuất hiện một mạch
nước lớn đùn lên ào ào. Cả làng được cứu sống nhờ mạch nước này và cũng từ đây
xuất hiện 9 miệng giếng thiêng.
Sau đó, có những đoàn
ở Hà Nội về thăm dò, đo đạc, nhưng không có kết quả chính xác về độ sâu của
giếng. Càng xuống sâu nước càng lạnh. Trực quan địa hình cùng quá trình lặn
xuống lòng sâu, họ kết luận: Dưới giếng có một dòng sông ngầm, dự đoán chảy từ
dãy núi Tam Điệp (Ninh Bình) ra cửa biển Thần Phù (Nga Sơn)”.
Ở thời kỳ đầu khi
người ta phát hiện khu giếng thiêng này, ở miệng giếng thứ 9 rộng, sâu như một
hườm đá được đẽo gọt tỉ mỉ xuất hiện cá chuối, cá trắm từng đàn, có con to như
bắp đùi người lớn. Người dân đổ xô đi câu, đánh kích, vây lưới bắt cá về bán.
Trong số những người bắt cá bằng kích điện, có hai trường hợp chẳng may bị điện
giật chết. Chuyện đánh kích điện chết vì điện giật thì không lạ, nhưng người
dân nhân việc này tuyên truyền đó là cá thần báo oán, từ đó việc đánh bắt cá ở
đây bặt dừng.
Vào mùa hè, khách hành
hương sau khi lên đền Cô Chín đều xuống dòng suối này tắm vì có nhiều đồn thổi
tắm nước suối tiên sẽ trắng da, xanh tóc, khỏe mạnh phi thường. Nhưng cũng đã
có tới 2-3 vụ chết đuối ở đây.
"Do nước giếng
không bao giờ cạn, đặc biệt miệng giếng thứ 9 sâu không đáy rất nguy hiểm,
những miệng giếng còn lại có cạn cũng lút đầu người lớn, nên ban quản lý đền đã
gác tạm tấm bê tông lên miệng giếng, đứng trên cao nhìn xuống ai cũng tưởng
giếng cạn, có đáy” – anh Huấn nói. Như vậy, việc có người chết đuối cũng là
điều được lý giải.
Ở đây còn có câu
chuyện, rằng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, sau khi khấn vái trên đền xong
xuôi, các con nhang có đem lộc thả xuống suối, trong đó có quả bưởi vàng và
những xấp tiền xu 200 đồng đã được đánh dấu theo bản hội. Chẳng biết có phép
nhiệm màu nào mà chỉ mấy ngày sau, quả bưởi đó đã có mặt ở một giếng khác thuộc
địa phận xã Hà Thanh. Cũng trong tháng đó những đồng xu 200 được khắc chữ phía
sau đã được cư dân vùng biển Nga Sơn ở cách đó rất xa tìm thấy trong quá trình đi
biển. Những câu chuyện kỳ lạ đó vẫn còn truyền cho tới ngày nay mà chưa có một
lời lý giải xác đáng. Có lẽ dòng sông ngầm dưới giếng (như các nhà khoa học đã
phán đoán) là một sự lý giải có căn cứ?
Nghi thức hầu bóng
Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô
Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi
giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bênh.
Cô Chín rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá
Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô
múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt
lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa,
vòng hồng hay võng đào.
Trang phục và phụ kiện
- Áo hồng phơn phớt màu đào phai Và cô hay múa quạt, tất cả trang phục đều
màu hồng.
"...Đôi
quạt hầu 36 nan xương
Cô cầm đến quạt Cô lại thương các thanh đồng.
Cô Chín quạt cho sóng lặng biển an,
Cho trăng sáng tỏ xua tan đám mây mờ.
Cô Chín lên trời quạt gió quạt mây,
Xuống sông quạt nước, Cô Chín về đây quạt cho các thanh đồng.
Gió thu thoảng ngát hương lan.
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh..."
―Văn chầu Cô Chín Sòng Sơn
Sự tích Cô Chín Thượng Ngàn
Cô Chín Thượng Ngàn là tên do Cô Chín được thờ tại các
nơi miền núi.
Đền cô Chín Thượng khu Chi Lăng lạng sơn trên đỉnh núi, gần khu Đền Chầu
Mười -hữu lung lạng sơn, là một ngôi Đền
rất Cổ Kính linh thiêng, nơi non ngàn bát ngát sơn trang hoa quả, ai đi tới đây
đi bộ tới Đền Cô , trước đền có giếng nước để cho mọi người xin uống.
Cô Chín Thượng Ngàn tương truyền ngự giáng vào thời Lê Triều. Hiện thông
thường cứ vào dịp lễ Tết, người dân địa phương sẽ đi lễ Đền cô sau đó vào lễ
Chầu 10.
Khi ngự đồng cô Chín Thượng Ngàn thường mặc áo như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
nhưng là áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu Mười đánh
giặc.
Cô Chín Thượng Ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu
giá cô.
Có người Hầu Cô Chín Thượng vẫn mặc áo hồng, lên khăn
củ ấu hoặc khăn kiểu trên thượng nhàn, múa cờ kiếm hoặc múa mồi song đăng để
hầu Mẫu, Cô cùng Chầu 10 dệp giặc liễu thăng chiến công hiển hách lưu truyền
mãi mãi, nhân dân lập Đền Thờ Cô Chín Thượng Ngàn, gần khu Di Tích Chầu 10 đồng
mỏ.
Ngoài ra còn có Đền Cô Chín Tây Thiên, Đền Cô Chín Đồng Mỏ và Đền Cô Chín
Suối Rồng ở Đồ Sơn.
Còn Ngôi Đền Cô Chín Mỏ Than ở yên thế bắc giang, cách
Chúa Nguyệt tầm 10km, vì khu đó gần mỏ than cho nên gọi là Đền Cô Chín Mỏ than.
Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021
LỄ MỞ CUNG TÀI LỘC CỦA CẬU ĐỒNG HOAN LOAN GIÁ TẠI ĐỀN MẪU HOÀNG THIÊN BÀ CHÚA TÀI LỘC BẮC NINH
Trang thông tin nhà Đền đưa tin:
Cầu cho tất cả chúng sinh nhơn loại được ấm no phúc lộc thọ đử đầy, bệnh tật tiêu trừ đắc thành quả Đạo.
Các Thanh Đồng Đạo Quan ngày càng tài giỏi, giúp ích xã hội , Đạo Pháp viên thành , chung tay tô đẹp cho đời cho Đạo, ơn nhờ Chúa Bà nhà nhà bình an.
KÍNH LẬY TIÊN CHÚA TÀI LỘC VẠN PHÉP MUÔN LINH
SỰ TÍCH CÔ CHÍN SÒNG SƠN
Cô Chín trong Tứ phủ thánh nổi tiếng mang nhiều quyền phép, xinh đẹp, tài ba và có tài xem bói. Cô Chín còn được biết tới với nhiều cái tên nổi tiếng như Cô Chín Giếng, Cô Chín Sòng sơn, Cô Chín Thượng Ngàn, cô Chín Âm dương (Âm dương linh từ)….
Vậy cô Chín thực chất là ai? Hãy cùng Gian thờ Việt tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cô Chín là ai?
Cô Chín thực chất là một vị trong Tứ phủ Thánh Cô. Cô Chín mang nhiều cái tên như trên bởi lẽ tại mỗi nơi cô giáng ngự đều được người dân đặt tên theo nơi đó, ví dụ như:
+ Cô Chín giáng ngự tại Thượng Ngàn nên được gọi là Cô Chín Thượng Ngàn;
+ Cô giáng ngự ở suối được gọi là Cô Chín Giếng;
+ Cô giáng ngự ở Sòng Sơn nên được gọi là cô Chín Sòng Sơn.
Cô Chín thường mặc áo màu hồng phớt đào phai khi ngự đồng. Cô biến hóa linh hoạt, lúc thì quạt tiến Mẫu, lúc thì múa cờ tiến vua, khi khác lại thêu hoa dệt lụa, múa cánh tiên… Khi đảo cầu, người ta thường sẽ sắm các lễ vật gồm nón đỏ, hài hoa, vòng hồng để dâng lên Cô.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về Cô Chín mà chưa ai có thể lý giải được. Chúng ta cùng đến với từng sự tích gắn liền với từng cái tên khác của Cô Chín nhé.
Sự tích về Cô Chín Sòng Sơn
Cô Chín Sòng Sơn được thờ tại Đền Sòng Sơn (Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Ngày tiệc cô Chín Sòng Sơn là ngày mồng 9/9 Âm lịch.
Theo truyền thuyết kể lại, Cô Chín Sòng Sơn là một tiên nữ trên chốn Thiên Đình, vô tình làm rơi vỡ một chén ngọc nên bị giáng xuống hạ giới để hầu Mẫu Liễu Hạnh.
Trong thời gian này, cô phải bôn ba khắp trời Nam, sau lạc về đất Thanh Hóa. Do thích thú với cảnh đẹp nơi đây liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ sung làm nhà, mắc võng cây si. Người dân cầu thấy hiển linh liền lập đền thờ Cô Chín tại đây.
Tương truyền, Cô Chín Sòng Sơn mang nhiều quyền pháp, có khả năng xem bói, chữa nhiều loại bệnh, có khả năng gọi hồn, tuy vậy khi giáng hầu cô chỉ cho dân thuốc dùng để chữa bệnh.
(Hiện nay chưa có một tài liệu nào chứng minh rằng Cô Chín giáng trần vào một nhân vật nào trên trần gian)
Sự tích Cô Chín Thượng Ngàn
Cô Chín Thượng Ngàn hay Cô Chín Thượng Thiên là tên do Cô Chín được thờ tại các nơi miền núi.
Đền cô Chín Thượng Bắc Giang nằm tại thôn Đền Trắng, Đông Sơn, Yên Thế, Bắc Giang. Đền Cô Chín Thượng nằm cách Đền Chúa Nguyệt Hồ khoảng chứng 8km.
Ngoài ra còn có Đền Cô Chín Tây Thiên, Đền Cô Chín Đồng Mỏ và Đền Cô Chín Suối Rồng ở Đồ Sơn.
Cô Chín Thượng Ngàn tương truyền ngự giáng vào thời Lê Triều. Hiện thông thường cứ vào dịp lễ Tết, người dân địa phương sẽ đi lễ Đền cô sau đó vào lễ Chầu 10.
Khi ngự đồng cô Chín Thượng Ngàn thường mặc áo như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn nhưng là áo ngắn vạt, chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu Mười đánh giặc.
Cô Chín Thượng Ngàn có tài trị bệnh bằng nước Suối. Tuy nhiên ít người hầu giá cô.
Cô Chín Giếng (Cô Chín Cửu Tỉnh)
Đền Cô Chín Giếng thuộc Bắc Sơn, Thanh Hóa nổi tiếng là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Ngày tiệc chính thờ Cô Chín Giếng là vào ngày 9/9 Âm lịch.
Tên gọi Đền Chín Giếng xuất phát từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm nước chảy không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng.
Người dân bản địa cho rằng Cô Chín ngự tại miệng giếng thứ 9, là giếng sâu nhất, quanh năm đùn nước lại đền.
Theo truyền thuyết, Cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng. Cô giáng trần bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu Mẫu Sòng.
Ban đầu nhiều kẻ người trần mắt thịt nghĩ cô là yêu quái nên đánh đuổi và tìm cách diệt trừ. Cô tức giận và về tâu với thiên đình, cho thu giữ hồn phách, hành cho dở điên dở dại.
Dựa vào biệt tài xem bói 1000 quer đều đúng nên vào những năm loạn lạc, chiến tranh liên miên, cô đã giúp nhà vua bách chiến bách thắng. Ghi nhận công lao của Cô, nhà vua đã truyền cho nhân dân lập đền thờ Cô trước đền có 9 miệng giếng tự nhiên để Cô cai quản.
Sự tích Cô Chín Âm Dương
Cô Chín Âm Dương (còn được người dân trong vùng gọi là Cô Bé Âm Dương) hiện đang được thờ tại Âm Dương Linh Từ (thuộc xã Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình).
Tương truyền, sau cuộc đại chiến Sòng Sơn khiến rất nhiều quân lính bị thương va được đưa về Nho Quan, tỉnh Ninh Bình hiện nay. Vua cha thấy vậy liền sai Cô Chín xuống luyện thuốc cứu người.
Nước Cô Chín luyện lấy từ giếng gần đó, là giếng có 9 mạch nước nối liền với Đền Cô Chín Sòng Sơn. Ngay sau khi xong việc, cô đã thác hóa về trời.
Để cảm tạ ơn đức của Cô Chín, người dân đã lập đền để thờ Cô tại đây. Tuy nhiên chiến tranh đã tàn phá ngôi đền và san lấp mặt giếng. Hiện ngôi đền đã được xây dựng lại cách đó 200m. Những người có duyên với Cô khi đến sẽ được Cô cho nước tại giếng nước âm dương để chữa bệnh.
Căn Cô Chín là gì?
Theo giới tâm linh, con người được chia thành các phần hồn và phần xác, để biết được căn sô của mình theo vị thánh thần nào thì quan trọng nhất đó là phải có cơ duyên.
Làm thế nào để thanh đồng biết mình có căn cô Chín?
Để biết rằng mình có phải căn cô chín không, đầu tiên thanh đồng cần phải biết và hiểu rõ về cô, các đền thờ và tính cách của cô, ngoài ra cũng nên nhờ thầy đồng xem giúp
Thanh đồng có căn cô Chín có tính cách như thế nào?
Người căn cô chín thường là những người thích làm đẹp, nỏng nảy, thẳng tính, lúc cáu giận còn toát lên vẻ đanh đá chua ngoa. Những người có căn cô chín cũng rất xinh đẹp, mặt xinh má hồng trực giác nhậy bén, nhanh nhẹn, thường rất thương người.
Người có căn cô chín được lộc gì
Những người có căn cô chín sẽ được hưởng sái lộc của cô, như biết gọi hồn, xem bói, và chữa bệnh, bốc thuốc cứu người
Và cũng được hưởng các lộc khác của cô chín như bề ngoài sẽ hoa hoa giống cô, xinh đẹp giống cô.
khi ngự đồng giá Cô Chín sẽ trông như thế nào?
Khi ngự đồng hầu giá cô chín thanh đồng sẽ mặc áo hồng nhạt màu đào phai, một tay múa quạt tiến mẫu, tay còn lại múa quạt tiến vua.
Đền thờ chính cô chín ở đâu?
Cô chín là một trong những thánh cô tài sắc nổi tiếng nhất trong các hàng thánh cô nên được lập đền thờ ở rất nhiều nơi nhưng đền chính phải kể đên
Đền cô chín tại tỉnh thanh hóa
Đền cô chín giếng và đền cô chín song sơn, đây là 2 ngôi đền thờ cô chín linh thiêng cách nhau khoảng 2 km tại huyện Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đền cô chín ở thành phố hà nội
Tại hà nội có rất nhiều ngôi đền thiêng nổi tiếng thờ cô chín một trong số đó ta có thể kể đên là: Đền Kim Giang tại quận hoàng mai, Miếu thờ cô chín tại thượng thanh, long biên. Miếu cô chín tại phường trung phụng, Quận đống đa. Miếu cô chín giếng tại ô chợ dừa, Q hoàn kiếm,…
Đền cô chín suối rồng tại Hải Phòng
Ngôi đền nằm tại quận đồ sơn thành phố hải phòng
Đền cô chín thượng tại tỉnh Bắc giang
Đền cô chín thượng nằm tại xã Đông sơn, huyện yên thế, tỉnh Bắc Giang
Đền cô chín Đồng Mỏ tại tỉnh Lạng sơn
Đền nằm tại huyện chi Lăng, Tỉnh Lạng sơn
Ngoài ra, còn có các đền cô chín giếng, đền cô chín song sơn khác được lập ở rất nhiều nơi trên cả nước chứ không chỉ riêng hà nội hay thanh hóa.
Những ngày tiệc chính của cô chín
Ngày 9/9 âm lịch hàng năm là ngày tiệc chính cô chín song sơn
Ngày 19/9 âm lịch hàng năm là ngày tiệc chín cô chín Đền Sòng
Hướng dẫn Dâng lễ Cô Chín? Sắm lễ đầy đủ Cô Chín?
Con nhang thành tâm đến đền cô chín sắm lễ dâng cô là một việc không thể thiếu. các thanh đồng có sẽ sắm sửa một mâm cỗ đầy gồm xôi gà, hoa quả, rượu nồng, cùng cau trầu, tiền vàng đầy đủ để cúng dâng cô
Còn nếu mà không có để sắm lễ đi đền cô chín mâm cao cỗ đầy thì con nhang thành tâm sám hối thắp nén hương cầu cũng được cô chứng tâm phù hộ
Đi đền cô chín con nhang sẽ cầu gì? Nên đi lễ đền cô vào ngày nào?
Đến đền cô chín, sau khi thành tâm dâng lễ cô mọi người thường cầu mong cô ban cho mạnh khỏe, những ai có bệnh người thân bị bệnh thường đến cầu và xin cô nước giếng mang về đun cùng thuốc chữa bệnh.
Cô chín là một thánh cô tài phép, nổi tiếng rất thương người, thanh đồng đến lễ tại đền cô chín nếu thành tâm đều sẽ được cô ban cho như ý.
Vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm được coi là ngày tiệc cô chín, nếu đệ tử vào ngày này đi lễ đền cô chín, đặc biệt nếu đến với cửa đền song sơn sẽ được xem lễ hội. đi lễ cô được trẩy hội thật tuyệt phải không nào
Lưu ý khi hành hương vào mùa dịch tại đền Cô Chín Giếng
Đi lễ đền cô chín đặc biệt khi tình hình covit 19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay các đệ tử cần lưu ý kiểm tra lại lịch trình, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trước khi đi lễ. Tuân thủ nghiêm 5k, chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn cẩn thận. hạn chế số người đi lại
Nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định nhà đền cô chín
Hát văn Cô Chín
Nguyên xưa giá ngự đền Sòng
Quyền cai cửu tỉnh hầu trong bơ tòa
Cây sung cô lấy làm nhà
Cây doi làm cửa trông ra ngoài đền
Thanh Hoa cảnh lạ vô biên
Đời vua Minh Mệnh lập đền thờ ngay
Mẫu thời ngự chín tầng mây
Cô nay mắc võng ngự rầy cây sung
Âm dưong có mạch giao thông
Chín mươi chín giếng công đồng chảy ra
Đền thờ đường cái vô qua
Lối vào Thanh Hóa lối ra Ninh Bình
Đồi ngang sơn thủy hữu tình
Đôi bên Long hổ đua tranh chầu vào
Vốn xưa cô ngự Thiên Tào
Bởi sa chén ngọc cung cao đế đình
Cho nên cô mới giáng sinh
Tuổi vừa tám chín gia hình còn thơ
Trần gian uốn lưỡi đong đưa
Ai mà không biết tình cô khó chiều
Có khi cô ngự cây kiêu
Ai đi đến đấy ra điều đơn sai
Cô về tâu mẫu thiên đài
Thu giam hồn phách bỏ ngoài giang tân
Làm cho mê mẩn tâm thần
Làm cho chuyển động tấm thân mơ màng
Biết ra phải đến kêu van
Cô tha thời được bình an lại lành
Tiên cô có phép tàng hình
Sai năm quan tướng lôi đình ở trong
Phép cô lục trí thần thông
Cô ảnh đầu đồng xem bói được minh
Ai mà lễ bái tâm thành
Việc gì cô cũng chứng minh phán truyền
Dù ai tiến cúng về đền
Mùi hương thấu đến tự nhiên cô về
Hương xông thơm ngát bốn bề
Ngự đồng truyền phán việc gì chẳng sai
Ai mà xem bói cầu tài
Cùng trong gia sự chẳng sai chút nào
Âm dương phần mộ thấp cao
Cô nay soi xét việc nào chẳng sai
Phép cô linh ứng đại tài
Tam tòa lục bộ khâm sai động đình
Dù ai đổi số nhân sinh
Tuy rằng chữ thập cải hình chữ thiên
Phúc cho vô lượng vô biên
Sai năm quan tướng về miền cây thông
Có khi cô hiện thung dung
Dạo chơi khắp hết đàng trong đàng ngoài
Khi cô ngự cảnh bồng lai
Gỉa người thục nữ trêu người tình nhân
Cát đằng duyên hợp tấn tần
Rong chơi khắp hết hải thần ngao du
Khi về cực lạc tây cù
Phủ Nghĩa cho đến Đông phù giáp ba
Phủ Giầy chốn ấy bao xa
Lên tâu xuống rộng vào ra vẹn mười
Có khi biến hiện ra người
Thảnh thơi cô lại ngự đồi cây thông
Đàng ngoài cho chí đàng trong
Ai mà biết đến cô Sòng độ cho
Làm tôi đệ tử thánh cô
Dâng văn sự tích thỉnh cô giúp đền
Văn khấn tâu Cô Chín Sòng Sơn
Văn cô Chín giếng
Gió thu thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Thanh hoa sơn thuỷ hữu tình
Có cô Chín Giếng anh linh khác thường
Sinh thời hầu cận Mẫu Vương
Dọn hàng quán mát âm dương núi Sòng
Cầm đàn luyện khúc năm cung
Gọi hồn non nước giục lòng thế nhân
Cung thương gió Sở mây Tần
Hồ cầm vọng nguyệt hoa xuân mỉm cười
Sự lòng cố cuốc đầy vơi
Sông thu nước chảy thuyền xuôi ngược dòng
Xế chiều sương tản tuyết đông
Cóng hồ tạm biệt tạ lòng quân vương
Líu lo chim én gọi đàn
Ử ơ tiếng vượn gọi con canh trường
Sáng trời gà gáy tan sương
Còn vang khúc nhạc canh trường đầy vơi
Tuy rằng theo Mẫu về trời
Anh linh xuất hiện núi đồi Thanh Hoa
Cây sung cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền cô sơn thuỷ hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Minh đường tụ thuỷ hợp giao
Cây si cô mắc võng đào hoạ ca
Tháng hai nô nức gần xa
Rước vào Ba Dội rước ra đền Sòng
Âm dương đôi mạch giao thông
Chín mươi chín giếng công đồng chảy ra
Giữa đường chính sứ người qua
Trăng thanh gió mát hiện ra bán hàng
Ninh Bình,Thanh Hoá,Nghệ An
Kẻ vô cầu tự rưóc chân nhang về thờ
Lòng người như nuớc mùa thu
Thấm nhuần cây cỏ bốn mùa tốt xanh
Tay tiên tỉa lá vin cành
Hoa tươi quả chín để dành đời sau
Chân cô lả bước tới đâu
Mở đường nhân nghĩa bắc cầu vinh hoa
Nón buồm vai quẩy lẵng hoa
Khi vào xứ Huế khi ra Bắc thành
Bóng hồng đủng đỉnh non xanh
Trăng in đáy nước long lanh suối vàng
Gót tiên rong ruổi dặm ngàn
Hoa phô sắc tím lục lam da trời
Lòng trần đục lắm ai ơi
Vô duyên hồ dễ mấy người gặp tiên
Vì dân đã nặng lời nguyền
Bể sầu chưa cạn cõi tiên chưa về
Cô vân ảm đạm chiều hè
Muôn dân thành thị thôn quê ơn người
Anh hùng nữ kiệt ai ơi
Linh uy quét sạch bầu trời sáng trong
Hồng dương rực rỡ tây đông
Trăng sao vằng vặc bể trong muôn đời
Thắp hương khấn nguyện Phật Trời
Nôm ra kính chúc mấy lời văn ca
Cô về trắc giáng điện toà
Đem nước chín giếng ban ra mọi người
Lòng trần đã rửa sạch rồi
Tu nhân tích đức muôn đời hiển vinh