Tứ phủ” là từ để chỉ các loại điện Mẫu trong tín ngưỡng thờ tự dân gian vốn có từ rất lâu đời, nay đang tồn tại và phát triển tại các làng xã, các nhà tư (điện Mẫu tư gia), hình thành nên loại hình điện thần trong nhiều khuôn viên kiến trúc khác nhau.
Điện thần là một kiến trúc độc lập giành riêng cho việc thờ Mẫu Tứ Phủ, được vinh danh là các ngôi đền thờ Mẫu ngoài Mẫu thần theo thiết chế Nho giáo.
Điện thần là một kiến trúc nhỏ trong khuôn viên chùa làng, hình thành nên cấu trúc đặc biệt trong chùa “Tiền Phật, hậu Mẫu” (ban thờ Phật phía trước theo hướng chùa, ban thờ Mẫu phía sau, nằm trên cùng trục thần đạo, nhưng ngược hướng).
Điện thần là kiến trúc độc lập trong tổng thể khuôn viên nhà chùa, thường gặp ở hầu hết các chùa trong nhiều làng xã ở Vĩnh Phúc hiện nay.
Điện Mẫu là một kiến trúc nhỏ độc lập trong khuôn viên của một gia đình ở thôn xóm mà chủ nhân là các ông đồng, bà đồng, những người có “căn” với loại hình tín ngưỡng về Mẫu Tứ Phủ, về các bà Chúa, ông Hoàng, là những nhân vật trong nội dung điện thần về Mẫu. ở trường hợp này, khi mới khởi nghiệp, các ông đồng, bà đồng thường dễ dãi ép điện Mẫu vào gian chái nhà ở, trong khi ấy gian giữa nhà chính đường có bàn thờ gia tiên.
Trong các bộ phận kiến trúc “điện Mẫu” nêu trên, thường tại đó được bài trí ban thờ “Mẫu Tứ Phủ”. Vậy thì, Mẫu Tứ Phủ là gì mà lại được nhiều người tôn sùng như thế?
Mẫu Tứ Phủ xuất phát là một tín ngưỡng thờ âm - Dương. Biểu hiện cụ thể là thờ Mẹ, thờ Cha. Mẹ, Cha là hai khái niệm về âm dương. Sự hoà hợp âm dương để sinh ra muôn loài, trong tư duy “Dương sinh - âm thành”: Cha sinh ra, Mẹ nuôi dưỡng. Cụ thể:
- Mẹ là: Một tư duy về bốn miền vũ trụ. ở đó mỗi miền có một nữ thần cai quản ở vị trí cao nhất, được suy tôn là Mẹ. Chữ Hán Việt đọc là Mẫu.
Có Mẹ cai quản vùng trời, được gọi là Mẫu đệ nhất Thượng Thiên.
Mẹ cai quản miền núi rừng, được gọi là Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn.
Mẹ cai quản miền sông bể được gọi là Mẫu đệ tam thuỷ cung. Gọi nôm là Mẫu Thoải (do chữ Thuỷ mà ra).
Mẹ cai quản miền đất đai được gọi là Mẫu đệ tứ địa Phủ.
Trong tâm thức dân gian, các “Mẹ” (Mẫu) đó đều thuộc dòng các tiên nữ.
Cha là vua cha Bát Hải động đình, thuộc dòng rồng, là long vương ở dưới nước, thuỷ cung.
Đây là một tích hợp văn hoá cha Rồng - mẹ Tiên, hồi cố (hoặc là hiện thân) của huyền thoại Lạc Long Quân - âu Cơ, vị thuỷ tổ khai sinh dòng Bách Việt, trong đó Lạc Việt và âu Lạc là lớp dân cư (tộc người) Việt cổ, Việt Nam. Đó là do đã tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên. Một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng của dân tộc Việt.
Mẫu Tứ Phủ được hình thành trước hết xuất phát từ tín ngưỡng thờ nữ thần trong dân gian phạm vi ảnh hưởng là ở làng xã, hình thành nên các nữ thần điện (tức là điện thờ các nữ thần). Từ thần điện các nữ thần, không gian văn hoá tâm linh vượt ra ngoài làng xã, cộng cảm với niềm ao ước xa xôi, bao quát không gian vũ trụ, về sự sinh thành đang có nhu cầu một sự quy tụ. Sự quy tụ ấy để thế gian gửi gắm niềm tin và hi vọng, ấy là một Bà Mẹ. Bà Mẹ ở muôn nơi: ở trên trời, ở dưới đất, ở bốn phương, nghĩa là ở khắp mọi miền của đất nước được bao bọc. Từ chữ “Mẹ”, đến chữ “Mẫu” (âm Hán Việt) được định hình, được khái quát hoá, mang ý nghĩa thiêng liêng về nguồn cội.
Con người từ khi xuất hiện, đã cần có những nhu cầu vật chất để duy trì sự sống. Cùng với sự phát triển của ý thức, của tư duy thì cái ăn được quy về vị trí thứ nhất của sự sống theo trình tự: ăn, mặc và ở.
Người nguyên thuỷ dựa vào phương thức săn bắt hái lượm để đảm bảo cái no. Dùng vỏ cây để làm quần áo mặc để bảo toàn cái ấm. Dùng cây cao làm nhà ở để chống thú dữ. Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước”, F.Engels đã chỉ rõ: ít nhất con người còn sống trên cây một phần, thì mới có thể giải thích được rằng họ có thể sinh tồn cùng thú dữ.
Cây rừng cho quả ăn, cho áo mặc, cây rừng che chở con người, từ đó một khái niệm về một bà “Mẹ Dưỡng” xuất hiện, đó là bà mẹ cây (hay “Mẹ rừng”), đi vào tâm thức:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Cây và Rừng trong tổng thể không gian miền thượng du (miền núi), làm nên một tư duy huyền thoại về bà mẹ Rừng xuất hiện, cùng một ý nghĩa với câu ngạn ngữ đã được Nho hoá: “tam mộc thành sâm” với nghĩa: Một cây không nên được rừng, chứ 3 cây gộp lại thì đủ nên được rừng.
Việc thờ Mẫu mang tính chất là thờ Mẹ Cây Rừng hiện nay còn thấy rõ nét ở nhiều nơi, và đó là xuất xứ của Mẫu Thượng Ngàn.
Thượng Ngàn của tỉnh Vĩnh Phúc là dãy Tam Đảo, dãy núi chủ sơn thuộc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Bà Quốc Mẫu ở núi Tam Đảo, cũng có xuất xứ từ bà Mẹ Rừng, vì vậy triều đình phong chức tước cho bà là Tam đảo sơn trụ Quốc Mẫu đại vương. Chữ Trụ có bộ mộc là cây, là sự thừa nhận ý nghĩa của rừng “Tam mộc sâm đình”, một sự thờ Mẫu ban đầu là Mẫu Sơn Lâm, tức Mẫu Thượng Ngàn.
Vậy, Bà Mẹ rừng hay Mẫu Thượng Ngàn là hệ Mẫu sớm nhất trong hệ Mẫu Tứ Phủ về sau, có ở Vĩnh Phúc.
Chính vì vậy, mà cho đến nay, trong một số điện Mẫu ở làng xã Vĩnh Phúc, trên Mẫu điện, vừa có tượng Quốc Mẫu Tây Thiên theo thiết chế thờ thần, có tàn che và được tôn vinh là Mẫu Mẹ (Đền Đại Lữ thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được gọi là Đền Mẹ). ở ban dưới có sự tịnh dung ba pho tượng Tam Toà Thánh Mẫu. Có thể dẫn chứng cụ thể:
- Trong khuôn viên chùa Vàng làng Hoàng Đan, huyện Tam Dương. Tên chùa là “Kim Phúc tự” có lập một điện Mẫu riêng, gồm có Mẫu Tây Thiên và hệ Mẫu Tứ Phủ.
Hàng trên là tượng Quốc Mẫu Tây Thiên - Lăng Thị Tiêu, tượng có tàn che theo thiết chế thờ “thần”.
Hàng dưới là 3 pho tượng Tam Toà Thánh Mẫu gồm:
ở giữa: Mẫu Thượng Thiên. Y phục màu đỏ, bên trên treo nón Mẫu màu đỏ.
Bên phải: Mẫu Thượng Ngàn. Y phục màu xanh, bên trên treo nón Mẫu màu xanh.
Bên trái: Mẫu Thoải (Thuỷ). Y phục màu trắng, bên trên treo nón Mẫu màu trắng.
- Điện Mẫu trong khuôn viên chùa Linh Cảm làng Đan Trì xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, bài trí một pho tượng Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, cùng hàng một pho Sư Tổ ở bên phải. Đó là sự bài trí thờ tự của chùa cũ tồn tại đến trước năm 2005, là năm tu bổ lại chùa.
Năm 2008, lập 3 gian điện Mẫu mới. Sự bài trí có thay đổi, theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay:
- Điện (Đền) Mẫu trong khuôn viên chùa Hà Tiên, thành phố Vĩnh Yên. Nguyên bài trí thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
Nay xây mới ngôi điện Mẫu trong chương trình tôn tạo chùa. Bài trí thờ Mẫu được chia làm hai ban:
+ Nội cung (cung trong): Bài trí tượng Quốc Mẫu trang trọng đặt trong khám thờ, vàng son lộng lẫy. Đây là pho tượng mới tạo, có biển chỉ dẫn tiếng Việt là Quốc Mẫu (Tây Thiên).
Đó cũng là phương thức thờ tự theo thiết chế thờ thần Tượng Mẫu thay bài vị. Biển đề thay cho thánh tâm bài vị.
Hai bên cũng có tượng Cậu, tượng Cô, phảng phất như thờ Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo.
+ Ngoại cung (cung ngoài): Ngăn cách bởi bức tường gỗ, có hai cửa tả hữu để thông hai cung.
Trên ban ở cung ngoài, bài trí thờ tự một điện Mẫu, gồm 3 hàng tượng:
- Hàng trên cùng: Ba pho tượng Mẫu đặt toạ lạc trong khám thờ.
Giữa: Mẫu Thượng Thiên. Y phục sắc đỏ.
Bên trái: Mẫu Thượng Ngàn. Y phục sắc xanh.
Bên phải: Mẫu Thoải (Thuỷ). Y phục sắc trắng.
- Hàng giữa: Năm vị quan lớn (ngũ vị tôn ông). Đều đội mũ cánh chuồn. Y phục cũng sắc đỏ.
- Hàng thứ 3: Hàng các ông Hoàng, đầu đội khăn xếp sắc đỏ.
Giữa: ông Hoàng Cả (đệ nhất). áo sắc đỏ.
Bên phải: ông Hoàng Đôi (đệ nhị). áo sắc xanh.
Bên trái: ông Hoàng Bơ (đệ tam). áo sắc trắng.
Điểm qua như vậy, cả ba nơi thờ tự kể trên, đều thuộc địa hạt huyện Tam Dương đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), là vùng đồi quy tụ nhiều di tích thờ Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo, cũng là miền đồi rừng nơi xuất phát thờ tự mẫu rừng thời sơ sử.
Quốc Mẫu Tây Thiên được tôn làm Mẫu Mẹ: Mẹ Cây - Mẹ Rừng.
Một bà mẹ cây - mẹ rừng theo thiết chế thờ thần Nho giáo.
Từ đây lại cũng có một Bà Mẫu (Mẹ) - Thượng Ngàn, song song cai quản miền núi rừng trong hệ Mẫu Tứ phủ, bắt đầu một thiết chế ảo trong điện Mẫu.
Để rồi khi xã hội phát triển, người Việt cổ tiến xuống khai thác vùng đồng bằng, sống bằng nghề cấy trồng cây lúa nước, thì cây lúa, hạt gạo trở thành thức ăn chính nuôi sống con người.
Có 2 yếu tố để cây lúa sinh sống và phát triển.
Thứ nhất: Là đất trồng.
Thứ hai: Là nước tưới.
Cũng như sự tư duy về một Bà Mẹ Cây Rừng, người Việt cổ đã hình tượng ngay cùng một giai đoạn nên hai bà mẹ đặc trưng cho một phương thức sản xuất mới được hình thành:
Mẹ Đất: Làm nên một tư duy về Mẫu Địa.
Mẹ Nước: Làm nên một tư duy về Mẫu Thuỷ (còn gọi là Mẫu Thoải).
Hai Bà Mẹ này cùng xuất hiện sau Mẫu Thượng Ngàn, và gia nhập vào hàng ngũ Mẫu được tôn thờ, xuất xứ từ nghề nông trồng cây lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Cây lúa đã có đất để nảy mầm, bám rễ. Có nước để phát triển, sinh sôi.
Tuy nhiên nước vì đâu mà có, thì con người lại nảy sinh một tư duy mới, đòi hỏi sự giải đáp.
Có một cuộc sống vật chất no đủ, con người trở nên có cuộc sống tinh thần phong phú. Các nhận thức về sự chuyển vận của thời tiết, của vũ trụ như ngày đêm, mưa và nắng, sấm, chớp, bão, dông… người ta quy tụ về một đấng thần linh ở trên cao. Đó là bầu trời, chứa đựng mọi sự thay đổi trong đó.
Một tư duy về vị Mẫu sản sinh ra các quy luật vận động sinh ra nước từ trên cao trút xuống, làm cho con người sống được, cây cối xanh tốt được, cây lúa cho hạt thóc, hạt gạo… Mẫu từ trên cao ra đời. Trên cao chính là bầu trời. Một tư duy về vị Mẹ Trời (Mẫu Thiên) xuất hiện, rồi cũng gia nhập vào hàng Mẫu được tôn thờ.
Như vậy, qua sự phát triển của tư duy, một phức hệ Mẫu xuất hiện bảo trợ cho con người nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, mà Vĩnh Phúc ngày nay toạ lạc ngay ở phần đỉnh của đồng bằng châu thổ ấy.
Bốn Mẫu, tuy có quá trình xuất hiện trong tư duy của con người khác nhau, song đều được xếp theo thứ tự bằng sự quan trọng mùa vụ của cây lúa nước.
- Thứ nhất: Mẫu Thiên. Còn gọi là Mẫu Thượng Thiên hoặc Mẫu Đệ Nhất.
- Thứ hai: Mẫu Thượng Ngàn. Còn gọi là Mẫu Đệ Nhị.
- Thứ ba: Mẫu Thuỷ. Còn gọi là Mẫu Thoải, hoặc Mẫu Đệ Tam.
- Thứ tư: Mẫu Địa. Còn gọi là Mẫu Đệ Tứ hoặc Địa Tiên Thánh Mẫu.
Hợp lại thành “Tứ phủ Thánh Mẫu”.
Sở dĩ có sự hoán đổi như vậy, vì Mẫu Tứ Phủ đã bị trật tự của Nho giáo can thiệp. Với Nho giáo, thì Trời là đức chí tôn, là vị hoàng đế cao hơn hết trong mọi tinh thể của vũ trụ. ở trong quốc gia Đại Việt thì Hoàng đế là con trời, mệnh danh là “Thiên tử”. Cho nên bất cứ cái gì thuộc về Trời, thì đều đứng ở bậc cao nhất. Mẫu Thượng Thiên do vậy, xếp vào hàng thứ nhất trong hàng Mẫu. Trong bài trí thờ tự, tượng Mẫu Thượng Thiên bao giờ cũng xếp ở giữa (trung tâm) với những điện chỉ thờ có 03 pho tượng Mẫu.
Điện Mẫu trong khuôn viên chùa Thần Tiên, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, có thời gian tạo lập ngang với thời gian xây dựng ngôi chùa, khởi lập từ thế kỉ XIII, hoàn tất thế kỉ XVIII, với 2 cây tháp vào niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) triều Lê (nay còn 1 cây ở bên đầu hồi trái chùa chính). Là những pho tượng Mẫu vào hàng cổ nhất ở Vĩnh Phúc hiện nay. Có thể có trước cả pho tượng Mẫu Thượng Thiên còn ở chùa Vĩnh Phúc (chùa Am) thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch. Vì ngôi chùa kiến trúc bị tiêu huỷ trong thời Pháp xâm chiếm, nhân dân chỉ còn cất giấu được một số tượng cổ, nay đem bày ở nhà điện mới xây dựng lại.
Điện thần là một kiến trúc độc lập giành riêng cho việc thờ Mẫu Tứ Phủ, được vinh danh là các ngôi đền thờ Mẫu ngoài Mẫu thần theo thiết chế Nho giáo.
Điện thần là một kiến trúc nhỏ trong khuôn viên chùa làng, hình thành nên cấu trúc đặc biệt trong chùa “Tiền Phật, hậu Mẫu” (ban thờ Phật phía trước theo hướng chùa, ban thờ Mẫu phía sau, nằm trên cùng trục thần đạo, nhưng ngược hướng).
Điện thần là kiến trúc độc lập trong tổng thể khuôn viên nhà chùa, thường gặp ở hầu hết các chùa trong nhiều làng xã ở Vĩnh Phúc hiện nay.
Điện Mẫu là một kiến trúc nhỏ độc lập trong khuôn viên của một gia đình ở thôn xóm mà chủ nhân là các ông đồng, bà đồng, những người có “căn” với loại hình tín ngưỡng về Mẫu Tứ Phủ, về các bà Chúa, ông Hoàng, là những nhân vật trong nội dung điện thần về Mẫu. ở trường hợp này, khi mới khởi nghiệp, các ông đồng, bà đồng thường dễ dãi ép điện Mẫu vào gian chái nhà ở, trong khi ấy gian giữa nhà chính đường có bàn thờ gia tiên.
Trong các bộ phận kiến trúc “điện Mẫu” nêu trên, thường tại đó được bài trí ban thờ “Mẫu Tứ Phủ”. Vậy thì, Mẫu Tứ Phủ là gì mà lại được nhiều người tôn sùng như thế?
Mẫu Tứ Phủ xuất phát là một tín ngưỡng thờ âm - Dương. Biểu hiện cụ thể là thờ Mẹ, thờ Cha. Mẹ, Cha là hai khái niệm về âm dương. Sự hoà hợp âm dương để sinh ra muôn loài, trong tư duy “Dương sinh - âm thành”: Cha sinh ra, Mẹ nuôi dưỡng. Cụ thể:
- Mẹ là: Một tư duy về bốn miền vũ trụ. ở đó mỗi miền có một nữ thần cai quản ở vị trí cao nhất, được suy tôn là Mẹ. Chữ Hán Việt đọc là Mẫu.
Có Mẹ cai quản vùng trời, được gọi là Mẫu đệ nhất Thượng Thiên.
Mẹ cai quản miền núi rừng, được gọi là Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn.
Mẹ cai quản miền sông bể được gọi là Mẫu đệ tam thuỷ cung. Gọi nôm là Mẫu Thoải (do chữ Thuỷ mà ra).
Mẹ cai quản miền đất đai được gọi là Mẫu đệ tứ địa Phủ.
Trong tâm thức dân gian, các “Mẹ” (Mẫu) đó đều thuộc dòng các tiên nữ.
Cha là vua cha Bát Hải động đình, thuộc dòng rồng, là long vương ở dưới nước, thuỷ cung.
Đây là một tích hợp văn hoá cha Rồng - mẹ Tiên, hồi cố (hoặc là hiện thân) của huyền thoại Lạc Long Quân - âu Cơ, vị thuỷ tổ khai sinh dòng Bách Việt, trong đó Lạc Việt và âu Lạc là lớp dân cư (tộc người) Việt cổ, Việt Nam. Đó là do đã tiếp thu những ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên. Một tín ngưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu trong tín ngưỡng của dân tộc Việt.
Mẫu Tứ Phủ được hình thành trước hết xuất phát từ tín ngưỡng thờ nữ thần trong dân gian phạm vi ảnh hưởng là ở làng xã, hình thành nên các nữ thần điện (tức là điện thờ các nữ thần). Từ thần điện các nữ thần, không gian văn hoá tâm linh vượt ra ngoài làng xã, cộng cảm với niềm ao ước xa xôi, bao quát không gian vũ trụ, về sự sinh thành đang có nhu cầu một sự quy tụ. Sự quy tụ ấy để thế gian gửi gắm niềm tin và hi vọng, ấy là một Bà Mẹ. Bà Mẹ ở muôn nơi: ở trên trời, ở dưới đất, ở bốn phương, nghĩa là ở khắp mọi miền của đất nước được bao bọc. Từ chữ “Mẹ”, đến chữ “Mẫu” (âm Hán Việt) được định hình, được khái quát hoá, mang ý nghĩa thiêng liêng về nguồn cội.
Con người từ khi xuất hiện, đã cần có những nhu cầu vật chất để duy trì sự sống. Cùng với sự phát triển của ý thức, của tư duy thì cái ăn được quy về vị trí thứ nhất của sự sống theo trình tự: ăn, mặc và ở.
Người nguyên thuỷ dựa vào phương thức săn bắt hái lượm để đảm bảo cái no. Dùng vỏ cây để làm quần áo mặc để bảo toàn cái ấm. Dùng cây cao làm nhà ở để chống thú dữ. Trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước”, F.Engels đã chỉ rõ: ít nhất con người còn sống trên cây một phần, thì mới có thể giải thích được rằng họ có thể sinh tồn cùng thú dữ.
Cây rừng cho quả ăn, cho áo mặc, cây rừng che chở con người, từ đó một khái niệm về một bà “Mẹ Dưỡng” xuất hiện, đó là bà mẹ cây (hay “Mẹ rừng”), đi vào tâm thức:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Cây và Rừng trong tổng thể không gian miền thượng du (miền núi), làm nên một tư duy huyền thoại về bà mẹ Rừng xuất hiện, cùng một ý nghĩa với câu ngạn ngữ đã được Nho hoá: “tam mộc thành sâm” với nghĩa: Một cây không nên được rừng, chứ 3 cây gộp lại thì đủ nên được rừng.
Việc thờ Mẫu mang tính chất là thờ Mẹ Cây Rừng hiện nay còn thấy rõ nét ở nhiều nơi, và đó là xuất xứ của Mẫu Thượng Ngàn.
Thượng Ngàn của tỉnh Vĩnh Phúc là dãy Tam Đảo, dãy núi chủ sơn thuộc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Bà Quốc Mẫu ở núi Tam Đảo, cũng có xuất xứ từ bà Mẹ Rừng, vì vậy triều đình phong chức tước cho bà là Tam đảo sơn trụ Quốc Mẫu đại vương. Chữ Trụ có bộ mộc là cây, là sự thừa nhận ý nghĩa của rừng “Tam mộc sâm đình”, một sự thờ Mẫu ban đầu là Mẫu Sơn Lâm, tức Mẫu Thượng Ngàn.
Vậy, Bà Mẹ rừng hay Mẫu Thượng Ngàn là hệ Mẫu sớm nhất trong hệ Mẫu Tứ Phủ về sau, có ở Vĩnh Phúc.
Chính vì vậy, mà cho đến nay, trong một số điện Mẫu ở làng xã Vĩnh Phúc, trên Mẫu điện, vừa có tượng Quốc Mẫu Tây Thiên theo thiết chế thờ thần, có tàn che và được tôn vinh là Mẫu Mẹ (Đền Đại Lữ thờ Quốc Mẫu Tây Thiên được gọi là Đền Mẹ). ở ban dưới có sự tịnh dung ba pho tượng Tam Toà Thánh Mẫu. Có thể dẫn chứng cụ thể:
- Trong khuôn viên chùa Vàng làng Hoàng Đan, huyện Tam Dương. Tên chùa là “Kim Phúc tự” có lập một điện Mẫu riêng, gồm có Mẫu Tây Thiên và hệ Mẫu Tứ Phủ.
Hàng trên là tượng Quốc Mẫu Tây Thiên - Lăng Thị Tiêu, tượng có tàn che theo thiết chế thờ “thần”.
Hàng dưới là 3 pho tượng Tam Toà Thánh Mẫu gồm:
ở giữa: Mẫu Thượng Thiên. Y phục màu đỏ, bên trên treo nón Mẫu màu đỏ.
Bên phải: Mẫu Thượng Ngàn. Y phục màu xanh, bên trên treo nón Mẫu màu xanh.
Bên trái: Mẫu Thoải (Thuỷ). Y phục màu trắng, bên trên treo nón Mẫu màu trắng.
- Điện Mẫu trong khuôn viên chùa Linh Cảm làng Đan Trì xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, bài trí một pho tượng Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, cùng hàng một pho Sư Tổ ở bên phải. Đó là sự bài trí thờ tự của chùa cũ tồn tại đến trước năm 2005, là năm tu bổ lại chùa.
Năm 2008, lập 3 gian điện Mẫu mới. Sự bài trí có thay đổi, theo sơ đồ vẽ tại chỗ hiện nay:
- Điện (Đền) Mẫu trong khuôn viên chùa Hà Tiên, thành phố Vĩnh Yên. Nguyên bài trí thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu.
Nay xây mới ngôi điện Mẫu trong chương trình tôn tạo chùa. Bài trí thờ Mẫu được chia làm hai ban:
+ Nội cung (cung trong): Bài trí tượng Quốc Mẫu trang trọng đặt trong khám thờ, vàng son lộng lẫy. Đây là pho tượng mới tạo, có biển chỉ dẫn tiếng Việt là Quốc Mẫu (Tây Thiên).
Đó cũng là phương thức thờ tự theo thiết chế thờ thần Tượng Mẫu thay bài vị. Biển đề thay cho thánh tâm bài vị.
Hai bên cũng có tượng Cậu, tượng Cô, phảng phất như thờ Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo.
+ Ngoại cung (cung ngoài): Ngăn cách bởi bức tường gỗ, có hai cửa tả hữu để thông hai cung.
Trên ban ở cung ngoài, bài trí thờ tự một điện Mẫu, gồm 3 hàng tượng:
- Hàng trên cùng: Ba pho tượng Mẫu đặt toạ lạc trong khám thờ.
Giữa: Mẫu Thượng Thiên. Y phục sắc đỏ.
Bên trái: Mẫu Thượng Ngàn. Y phục sắc xanh.
Bên phải: Mẫu Thoải (Thuỷ). Y phục sắc trắng.
- Hàng giữa: Năm vị quan lớn (ngũ vị tôn ông). Đều đội mũ cánh chuồn. Y phục cũng sắc đỏ.
- Hàng thứ 3: Hàng các ông Hoàng, đầu đội khăn xếp sắc đỏ.
Giữa: ông Hoàng Cả (đệ nhất). áo sắc đỏ.
Bên phải: ông Hoàng Đôi (đệ nhị). áo sắc xanh.
Bên trái: ông Hoàng Bơ (đệ tam). áo sắc trắng.
Điểm qua như vậy, cả ba nơi thờ tự kể trên, đều thuộc địa hạt huyện Tam Dương đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), là vùng đồi quy tụ nhiều di tích thờ Quốc Mẫu Tây Thiên núi Tam Đảo, cũng là miền đồi rừng nơi xuất phát thờ tự mẫu rừng thời sơ sử.
Quốc Mẫu Tây Thiên được tôn làm Mẫu Mẹ: Mẹ Cây - Mẹ Rừng.
Một bà mẹ cây - mẹ rừng theo thiết chế thờ thần Nho giáo.
Từ đây lại cũng có một Bà Mẫu (Mẹ) - Thượng Ngàn, song song cai quản miền núi rừng trong hệ Mẫu Tứ phủ, bắt đầu một thiết chế ảo trong điện Mẫu.
Để rồi khi xã hội phát triển, người Việt cổ tiến xuống khai thác vùng đồng bằng, sống bằng nghề cấy trồng cây lúa nước, thì cây lúa, hạt gạo trở thành thức ăn chính nuôi sống con người.
Có 2 yếu tố để cây lúa sinh sống và phát triển.
Thứ nhất: Là đất trồng.
Thứ hai: Là nước tưới.
Cũng như sự tư duy về một Bà Mẹ Cây Rừng, người Việt cổ đã hình tượng ngay cùng một giai đoạn nên hai bà mẹ đặc trưng cho một phương thức sản xuất mới được hình thành:
Mẹ Đất: Làm nên một tư duy về Mẫu Địa.
Mẹ Nước: Làm nên một tư duy về Mẫu Thuỷ (còn gọi là Mẫu Thoải).
Hai Bà Mẹ này cùng xuất hiện sau Mẫu Thượng Ngàn, và gia nhập vào hàng ngũ Mẫu được tôn thờ, xuất xứ từ nghề nông trồng cây lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.
Cây lúa đã có đất để nảy mầm, bám rễ. Có nước để phát triển, sinh sôi.
Tuy nhiên nước vì đâu mà có, thì con người lại nảy sinh một tư duy mới, đòi hỏi sự giải đáp.
Có một cuộc sống vật chất no đủ, con người trở nên có cuộc sống tinh thần phong phú. Các nhận thức về sự chuyển vận của thời tiết, của vũ trụ như ngày đêm, mưa và nắng, sấm, chớp, bão, dông… người ta quy tụ về một đấng thần linh ở trên cao. Đó là bầu trời, chứa đựng mọi sự thay đổi trong đó.
Một tư duy về vị Mẫu sản sinh ra các quy luật vận động sinh ra nước từ trên cao trút xuống, làm cho con người sống được, cây cối xanh tốt được, cây lúa cho hạt thóc, hạt gạo… Mẫu từ trên cao ra đời. Trên cao chính là bầu trời. Một tư duy về vị Mẹ Trời (Mẫu Thiên) xuất hiện, rồi cũng gia nhập vào hàng Mẫu được tôn thờ.
Như vậy, qua sự phát triển của tư duy, một phức hệ Mẫu xuất hiện bảo trợ cho con người nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, mà Vĩnh Phúc ngày nay toạ lạc ngay ở phần đỉnh của đồng bằng châu thổ ấy.
Bốn Mẫu, tuy có quá trình xuất hiện trong tư duy của con người khác nhau, song đều được xếp theo thứ tự bằng sự quan trọng mùa vụ của cây lúa nước.
- Thứ nhất: Mẫu Thiên. Còn gọi là Mẫu Thượng Thiên hoặc Mẫu Đệ Nhất.
- Thứ hai: Mẫu Thượng Ngàn. Còn gọi là Mẫu Đệ Nhị.
- Thứ ba: Mẫu Thuỷ. Còn gọi là Mẫu Thoải, hoặc Mẫu Đệ Tam.
- Thứ tư: Mẫu Địa. Còn gọi là Mẫu Đệ Tứ hoặc Địa Tiên Thánh Mẫu.
Hợp lại thành “Tứ phủ Thánh Mẫu”.
Sở dĩ có sự hoán đổi như vậy, vì Mẫu Tứ Phủ đã bị trật tự của Nho giáo can thiệp. Với Nho giáo, thì Trời là đức chí tôn, là vị hoàng đế cao hơn hết trong mọi tinh thể của vũ trụ. ở trong quốc gia Đại Việt thì Hoàng đế là con trời, mệnh danh là “Thiên tử”. Cho nên bất cứ cái gì thuộc về Trời, thì đều đứng ở bậc cao nhất. Mẫu Thượng Thiên do vậy, xếp vào hàng thứ nhất trong hàng Mẫu. Trong bài trí thờ tự, tượng Mẫu Thượng Thiên bao giờ cũng xếp ở giữa (trung tâm) với những điện chỉ thờ có 03 pho tượng Mẫu.
Điện Mẫu trong khuôn viên chùa Thần Tiên, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, có thời gian tạo lập ngang với thời gian xây dựng ngôi chùa, khởi lập từ thế kỉ XIII, hoàn tất thế kỉ XVIII, với 2 cây tháp vào niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) triều Lê (nay còn 1 cây ở bên đầu hồi trái chùa chính). Là những pho tượng Mẫu vào hàng cổ nhất ở Vĩnh Phúc hiện nay. Có thể có trước cả pho tượng Mẫu Thượng Thiên còn ở chùa Vĩnh Phúc (chùa Am) thôn Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch. Vì ngôi chùa kiến trúc bị tiêu huỷ trong thời Pháp xâm chiếm, nhân dân chỉ còn cất giấu được một số tượng cổ, nay đem bày ở nhà điện mới xây dựng lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét