Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Trùng Tang Liên Táng

Trùng Tang Liên Táng

 bạn có tin chuyện trung tang không nếu ai không tin hãy ngồi thiền yên tĩnh mà suy ngẫm ,điều đó là có sự thật cho nên ông cha ta đã để lại nhiều kiến thức về pháp đàn để hóa giải ,mặc dù vẫn bị khoa học và giới làm báo cho đó là không có sự thật nhưng khi xảy ra với chính gia đình họ thì họ mới hiểu ra ,tầm hiểu biết của con người thật hạn hẹp,mong rằng ngày càng nhiêu người biết đến trùng tang là sự thật để oan hồn không còn phải bị phảng phất làm ngạ quỷ hại người.

chuyên hóa giải trùng tang pháp sư thiên đức _bắc ninh :0989997620  hoimayrong@yahoo.com

1/ KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG .

Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta. Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương, thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.

Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :

" *Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).
* Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày - tức là cúng 49 ngày đó.
* Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải.
- Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở.
*Cách giải:
- Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát (hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt).
- Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long (Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.
- Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau (các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó):
1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.
3- Sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.
* Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là : dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống (kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết.
* Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi thấy một mặt là chữ nho một mặt là Phật bà.
* Rất tiếc là tôi không nhớ địa chỉ cụ thể, tuy nhiên bạn có thể đi đường cao tốc về thành phố Bắc Ninh, có 1 cái cầu vượt, tay trái đi vào thị xã, tay phải đi về phía chùa. Tuy nhiên chùa ở núi nên còn đi vào khá xa, tôi chỉ nhớ là có đi qua nhà máy kính nổi. Sau đó thì bạn hỏi đường tiếp nhé, vì nó khá nổi tiếng mà, với lại cũng có biển chỉ đường đi về chùa đó. Tôi đã đi nhiều chùa nhưng đó là ngôi chùa cổ u tịch nhất mà tôi biết, khi tôi đến đó thấy cả dãy dài ô tô từ tứ phương đổ về- thường là những người đi gửi vong chứ ít ai đi vãn cảnh chùa lắm có lẽ vì tâm lý đó là nơi giữ vong, mọi người đến thường xong việc đi luôn, chắc cũng vì sợ ở lâu chỉ thêm đau long do thương xót người đã mất. Các gia đình sau khi gửi vong thường chỉ thực hiện được một thời gian đầu những điều cần kiêng, sau vì thương tiếc người thân đã cúng lại vì sợ ma bị đói. Đây là điều cần hết sức tránh vì các nhà sư cúng bái còn cẩn thận hơn chúng ta nhiều. Có nhiều gia đình phải gửi đi gửi lại nhiều lần vì vong theo về, vì cúng khấn ở nhà. Vì vậy bạn nên tránh những điều tôi đã nói nhé.
Bạn ạ, chết trùng hoàn toàn có thể khống chế được nếu làm đúng cách. Vài điều nhắn gửi, mong gia đình bạn bình an."
"Theo quan niệm của lịch số Trung Hoa và trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:
Đối với tuổi Thân,Tý ,Thìn kỵ Tỵ: Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu kỵ Sửu, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.
Theo quan niệm dân gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.
Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân... gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.
Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.
Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâ

GIẢI TRỪ BÙA YÊU NGẢI YÊU

Giải trừ bùa yêu, ngãi yêu

pháp sư:võ thiên Phúc :0967396549

voluongthophatbn@gmail.com

Bùa yêu, ngãi yêu đã có từ rất xa xưa. Tùy theo mục đích, phương pháp của người tạo ra bùa, ngãi và người muốn dùng mà tạm phân ra thiện pháp và ác pháp.
 
Dùng trong việc giúp cho vợ chồng hòa hợp, giúp đôi nam nữ cùng đồng ý muốn chung sống mà gặp sự trở ngại….. đây gọi là thiện pháp.  
Dùng trong các việc thỏa mãn ý riêng của một người muốn người còn lại phải phục tùng dù người này không muốn như vậy. Dùng cưỡng ép vợ, chồng của người khác…. đây gọi là ác pháp.  
Bùa yêu, ngãi yêu trong việc làm bất thiện gây ra rất nhiều đau khổ không thể tính đếm được đã xảy ra và gây nên sự kinh hoàng cho cho những nạn nhân. Trong thế giới huyền bí thời bây giờ bùa yêu, ngãi yêu là loại rất khó để giải trừ hoàn toàn. Đặc biệt là loại có dùng tinh, huyết của nam và nữ để tạo bùa, ngãi mê. Tuy nhiên trong Hoa Tạng Huyền Môn thì không phải là khó để làm việc giải trừ này. Có rất nhiều phương pháp để giải trừ các loại bùa yêu, ngãi yêu. Trong bài này chỉ giới thiệu phương pháp giải trừ bùa yêu, ngãi yêu của Mật Tông Phật Giáo.
Lưu ý là phương pháp có được thực hiện thành công hay không thì yếu tố quyết định là khả năng người thực hiện bao gồm nhiều phần trong đó:

Công đức tu tập, hiểu biết, lực dụng….của người tu tập.

Nhân phẩm, Phước đức, nhân duyên…… của người bị bùa ngãi.

Dùng Đà ra ni để thực hiện giải trừ bùa ngãi. Phổ biến nhất là :


ĐẠI BI THẦN CHÚ, CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ, LỤC TỰ ĐẠI MINH THẦN CHÚ, QUÂN ĐỒ LỢI MINH VƯƠNG THẦN CHÚ, THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ…..
 
* Lập đàn pháp để thực hiện việc giải trừ bùa chú. Thường dùng hai loại đàn pháp như sau:
 Tức Tai đàn pháp :

Hay dùng Phật Bộ để giải trừ tai ách.

Sau đó dùng Liên Hoa Bộ để tăng trưởng phước đức.

Hàng phục đàn pháp:
 
Dùng Kim Cang Bộ để hàng phục ác pháp, giải trừ bùa chú.
Sau đó có thể dùng các pháp hàng phục để trị phạt nếu kẻ ác tiếp tục dùng bùa yêu, ngãi yêu gây hại cho người. Mức độ hàng phục trị phạt tùy vào từng sự việc cụ thể.

Ngòai việc lập đàn pháp giải trừ bùa chú, người bị bùa yêu, ngãi yêu muốn hoàn toàn thoát khỏi các hậu quả xấu của bùa chú thì phải thường xuyên làm các việc phước thiện và tránh các việc bất thiện trong khoảng thời gian dài. ( tốt nhất là trọn đời )
 
* Các việc phước thiện:

1. Phóng sanh


2. Bố thí ( làm từ thiện )


3.Cúng Dường Phật, Pháp , Tăng ( người tu học Phật Pháp bao gồm cả người xuất gia và tại gia )


4. Ấn tống Kinh Phật



 liênhệ_phapsư:võ thiên đức :0967396549
            voluongthophatbn@yahoo.com.vn
hoặc     nhanquanglieudieuminhcusi@yahoo.com.vn

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

                       

                                                           TÂM THƯ

   Vận động xây dựng chùa mới thờ phật mẫu hoàng thiên , thờ ngọc hoàng thượng đế và thủy tổ nước nam kinh dương vương

    

 Ngưỡng bạch chư tôn đức tăng ni



KÍNH GỬI :

      Các phật tử gần xa các nhà hảo tâm trong và ngoài nước

     Các Tiểu Thương tại các khu thương mại, giao dịch, các chợ trong và ngoài nước



       xưa có đức tôn giả cấp cô độc cúng dường kỳ viên tịnh xá để hoàng dương đạo pháp công đức vô lượng , và còn nhiều các vị đế vương côn nông thương sĩ khác nhiều vô kể ,Tinh than đạo pháp đó còn tồn tại mãi trong lòng chúng ta đến ngày hôm nay .

      Là người con nước việt nam chúng ta không ai là không tự hào về cội nguồn dân tộc ,đất nước ta nay phật pháp rất thịnh hành chính đạo đang soi sáng ,nhằm cho chính đạo soi khắp mọi miền tổ quốc ánh sáng đạo pháp ,ánh sáng của niềm tin và sức mạnh của cả một dân tộc việt , người sinh ra năm châu bốn biển sinh ra toàn loài người là phật mẫu hoàng thiên ( hoàng thiên thánh mẫu ) người tạo lập kỷ cương thiên luật là ngọc hoàng thượng đế tối linh tối thượng ,người mang những hạnh từ bi tiến tu giải thoát là đức phật thích ca ,người thủy tổ của dân tộc việt nam ta la kinh dương vương cha của lạc long quân và âu cơ .

      Nay thầy kêu gọi tất cả mọi người con nước việt hãy chung tay xây dựng một ngôi chùa mới thờ mẫu mẹ hoàng thiên (phật mẫu hoàng thiên ) ,người mẹ của  các cõi trời cùng ngọc hoàng đại đế Và thủy tổ nước việt nam .

     Kính mong tất cả mọi chư tôn đức tăng ni cùng các phật tử trong và ngoài nước ,các tin đồ các nơi các thương gia công ty xí nghiệp hoan hỷ cúng dường chút tiền tài tịnh vật đất đai để xây dựng ngôi chùa thờ phụng cầu an cho toàn nhân loại .

      Vì dân tộc, vì đạo pháp những người con Phật ngày đêm thao thức bằng tất cả tài sức, mồ hôi nước mắt, tâm đức và chí nguyện để hoàn thành sở nguyện .

     Sở nguyện có một ngôi chùa trong vĩnh lộc b _bình chánh _tphcm và một ngôi ở xã mão điền _thuận thành _bắc ninh để thờ hoàng thiên thánh mấu ( phật mẫu hoàng thiên ) cũng ngọc hoàng đại đế và thủy tổ việt nam

    Kính mong tất cả chu vị gần xa ủng hộ để thầy được sơm hoàn thành tâm nguyện ,tâm nguyện của thầy cũng ta tâm nguyện chung của cả một dân tộc



  Mọi sự ủng hộ xin gửi về

Thầy :pháp sư võ thiên phúc

ĐT:  0972433018    .02413783363

                       HOÀNG THIÊN THÁNH MẪU LINH TỪ

(  pháp sư võ thiên đúc )

huyện thuận thành_tỉnh bắc ninh



Tài khoản :2607205057496 agribank (vũ đăng hùng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thuận thành _tỉnh bắc ninh )



NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT TÁT ĐẠI CHỨNG MINH

NAM MÔ PHẬT MẪU HOÀNG THIÊN CHỨNG MINH

NAM MÔ NAM BANG THÁNH TỔ THỦY TỔ KINH DƯƠNG VƯƠNG CHỨNG MINH .




           

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Lão nông gần 20 năm chỉ uống trà đá vẫn sống khỏe


  • Lão nông gần 20 năm chỉ uống trà đá vẫn sống khỏe
    Ngày đăng tin: 28/04/2012
    Thời gian ban đầu, ông uống mỗi ngày chừng 4-5 ly trà đá đường nhưng mấy năm trở lại đây, thì mỗi ngày ông chỉ cần uống 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'. Do chỉ uống nước trà nên chuyện tiểu tiện của ông cũng bình thường, chỉ có việc đại tiện thì 1 tháng mới đi một lần cho có chuyện, chứ ông có ăn gì đâu mà đi.
  • Chỉ uống nước và 'tuyệt thực' 20 năm qua nhưng lão nông Phan Tấn Lộc (ngụ khu vực Phước Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) vẫn sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường như bao người khác.
    Chuyện ông 'tuyệt thực' đến nay đã không còn xa lạ gì với người dân ở khu vực Phước Bình nữa. Mặc dù đã bước qua tuổi 68 nhưng nhìn ông vẫn rất rắn rỏi, nhanh nhẹn và minh mẫn.
    Hiện mỗi ngày ông chỉ uống khoảng 2 ngụm trà đá là có thể 'sống khỏe' trong ngày mà không cần bổ sung thêm bất cứ 'năng lượng' nào. Và cho đến nay, chuyện lão nông Phan Tấn Lộc 'tuyệt thực' nhưng vẫn sống khỏe mạnh vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân hoặc các lời giải thích khoa học về trường hợp đặc biệt này.
    Nhân vật kỳ lạ này chỉ được phát hiện khi các bác sĩ Khoa tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Trưng Ương TP. Cần Thơ điều trị cho ông trong một lần ông bị bệnh nặng phải nằm viện. Khi các bác sĩ thực hiện xét nghiệm thì không phát hiện thức ăn trong dạ dày, cũng như những mảng bám của thức ăn.
    Từ ăn chay trường… đến tuyệt thực
    Lão nông Phan Tấn Lộc và 'căn bệnh' biếng ăn gần 20 năm qua nhưng vẫn sống mạnh khỏe.
    Lão nông Phan Tấn Lộc và 'căn bệnh' biếng ăn gần 20 năm qua nhưng vẫn sống mạnh khỏe.
    Tìm đến nhà ông Phan Tấn Lộc cũng không mấy khó khăn, vì chuyện ông 'tuyệt thực' vẫn sống mạnh khỏe đã không còn xa lạ với người dân ở khu vực Phước Bình. Chỉ cần hỏi, 'ông lão' không ăn, mà uống trà đá vẫn sống hầu như những người bình thường thì ai cũng biết.
    Theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà ông Lộc (còn gọi là Ba Nhị) ở số 181/10 khu vực Phước Bình, quận Ô Môn. Tiếp xúc với chúng tôi là một lão nông có gương mặt chất phát và phúc hậu mang đậm chất nông dân Nam Bộ.
    Ông Lộc rất cởi mở khi kể chuyện 'tuyệt thực' của mình từ nhiều năm qua. Theo lời ông Lộc, gần 20 năm trở lại đây, ông chỉ uống cà phê đá, rồi sau đó chuyển hẳn sang uống trà đá mà không hề ăn uống, “bổ sung” thêm bất cứ món thức ăn nào nữa.
    Hễ đụng đến thức ăn hoặc các món mặn là ông có biểu hiện ói mửa và nôn thốc nôn tháo ra ngoài. 'Có lẽ cơ thể thôi không còn thích ứng với các món ăn nữa, mỗi ngày tôi chỉ cần vài ngụm trà đá là không thấy đói', ông Lộc cho hay.
    Ông kể lại rằng, quê gốc ông ở Cần Thơ, ngày trước do cuộc sống quá khó khăn, nên gia đình ông đã chuyển đi nhiều nơi như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Tháp làm kinh tế mưu sinh. Nhưng rồi sau này, nhớ quê, nhớ ruộng… gia đình ông đã chuyển hẳn về Ô Môn (Cần Thơ) sinh sống cho đến nay.
    Trong câu chuyện với chúng tôi, ông nói rất cởi mở. Tính tình ôn hòa, sống hòa nhã với những người dân quê nên mọi người ở địa phương cũng rất quý mến và thường gọi ông với cái tên Ba Nhị (vì vợ ông tên Nhị). Ông có 5 người con (3 trai, 2 gái) đều đã lập gia đình và đang sống và làm việc tại địa phương.
    Cho đến tận bây giờ, ông Lộc cũng chẳng nhớ mình không 'thích ứng' được với các món mặn từ khi nào nữa. Ông chỉ nhớ rằng, khoảng năm ông 22 tuổi, khi đó còn là một chàng thanh niên trai tráng, tự nhiên không lại không thích ăn các món mặn nữa mà thích đồ ăn nhạt.
    'Khi đó, cứ đụng đến thức ăn mặn là tôi lại bị ói ra hết', ông nhớ lại. Kể từ đó, ông chuyển qua ăn chay, và thấy cơ thể thích nghi nên ông chuyển hẳn qua ăn chay trường. 'Hồi đó, có nhiều người nghĩ tôi tu tại gia, vì nhà có thờ Phật nhưng không phải vì khi ăn đồ chay tôi thấy rất thoải mái, chứ không thích đụng đến các món mặn nữa', ông giải thích.
    Ăn chay trường chừng được 20 năm, thì cái miệng ông lại trở chứng biếng ăn. Mỗi ngày dù cố gắng lắm, ông cũng chỉ ăn được vài miếng cơm rồi không thấy đói bụng nữa. Và sau đó, ông chuyển sở thích qua ăn cơm cháy, và mỗi bữa ông chỉ 'vét xoong' vài miếng cơm cháy nho nhỏ là 'sống khỏe' và vẫn lao động bình thường như bao người khác.
    Cái chuyện ông thích ăn cơm cháy, kể ra cũng khá bi hài. 'Cứ đụng tới cơm nạc là ông lại trở chứng biếng ăn. Nên cứ tới bữa ăn, ông lại nhai vài miếng cơm cháy cho xong bữa', ông kể một cách hài hước.
    Theo lời ông Lộc kể lại, hồi đó không hiểu sao ông rất làm biếng ăn. Cái bụng không thấy đói, nên cái miệng nó cũng làm biếng hoạt động luôn. Nên mỗi ngày ông cũng chỉ ăn vài ba miếng cơm cháy là thấy no bụng.
    Dù cố ăn thêm, ông cũng không ăn được nữa. Ăn cơm cháy được 2-3 năm, ông lại chuyển 'sở thích' qua ăn dừa khô. Ngày nào, không ăn dừa là ông lại thấy khó chịu và cái miệng lúc nào cũng thèm dừa.
    Ở vùng quê nông thôn miền Tây thì dừa cũng là thứ dễ kiếm và có sẵn, nên có ngày ông ăn đến 2-3 trái dừa nhưng vẫn còn thèm ăn. 'Hồi đó, mỗi ngày tôi ăn đến 3 trái dừa khô lận. Cái miệng sao lúc nào nó cũng cứ thèm dừa. Suốt ngày, tôi cứ cạy dừa lấy cơm nhai lộp cộp mà không cần ăn thứ được gì khác', ông Lộc bộc bạch.
    Nhưng ăn với tốc độ như ông thì dừa có lúc cũng hết. Khi đó, ông phải nhờ người quen mua dừa ở tận Bến Tre gửi về.
    Trong khoảng thời gian chừng hơn 4 năm sau đó, món ăn 'độc nhất' của ông Lộc chỉ có dừa và dừa, chứ không ăn hề ăn những thứ khác nữa. Từ khi phát hiện bệnh biếng ăn của mình nên hễ hàng xóm có đám cỗ thì ông lại để vợ đi, vì có đi ăn cũng không ăn được gì nên sợ hàng xóm người ta dị nghị.
    Nhưng khổ nỗi, năm này qua năm khác mà cứ để vợ đi hoài thì cũng ngại, nên thi thoảng tự ông cũng đến chung vui với hàng xóm. Nhưng lần nào, ông cũng chỉ uống vài ngụm trà rồi 'dừng tiệc' ngồi chơi, nói chuyện tâm sự với những người bạn già.
    Khi đó, nhiều người thấy ông không ăn gì, cũng có đặt nhiều nghi vấn cho rằng ông “tu đạo” hay có làm chuyện gì đó 'thần bí' chứ lẽ nào, người không ăn lại có thể sống khỏe mạnh thì khó tin quá. Và cũng có nhiều tin đồn thổi xung quanh chuyện ông không ăn mà vẫn sống bình thường.
    'Ban đầu, khi mấy đứa con phát hiện tôi không thích ăn thì tụi nó cũng tá hỏa. Sắp nhỏ ép tôi ăn, uống nước súp… nhưng tôi đành chịu. Cứ hễ nuốt vô rồi nó lại trào ra liền chú à', ông Lộc nói.
    Mỗi ngày chỉ cần 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'
    Rồi món dừa 'độc nhất' mà ông khoái khẩu cũng bị cái miệng nó chê, nên sau đó ông Lộc chuyển sang thèm ăn kẹo đậu phộng. Từ kẹo đậu phộng, ông lại chuyển sang ăn món đậu phộng rang. Mấy thức ăn đó, ông dùng được một khoảng thời gian rồi bắt đầu chán.
    Điều lạ xuất hiện là khi ông chuyển qua dùng cà phê. Cái chất 'đắng đắng' của cà phê làm ông thấy thích. Cứ mỗi ngày ông 'quất' vài ly cà phê là 'đủ sống' mà không cần ăn mấy thứ 'bánh kẹo' lặt vặt như mấy năm trước nữa.
    Ông uống cà phê nhiều đến mức mà trong nhà, lúc nào cũng trữ sẵn vài cân cà phê cho ông dùng từ từ. 'Suốt cả ngày cứ uống cà phê đá mà không hề dùng được gì khác. Nhà tui lúc nào cũng có 4-5 kg để pha uống', ông Lộc nói.
    Cái chất đắng đắng của vị cà phê cũng 'níu kéo' ông được vài năm. Chừng đâu khoảng năm 1995, thì ông tuyệt hẳn món cà phê và chuyển sang uống trà đá đường. Trà càng đắng ông càng thích.
    Điều lạ lùng, là món trà đá có lẽ là thứ ông Lộc khoái nhất khi đã chuyển qua hàng nhiều loại 'thực phẩm' khác nhau từ trước đó. Nên trà đá trở thành thứ 'thực phẩm' đã 'níu chân' ông lâu nhất và món khoái khẩu duy nhất mà hiện nay ông đang dùng.
    Thời gian ban đầu, ông uống mỗi ngày chừng 4-5 ly trà đá đường nhưng mấy năm trở lại đây, thì mỗi ngày ông chỉ cần uống 2 ngụm trà đá là 'sống khỏe'. Do chỉ uống nước trà nên chuyện tiểu tiện của ông cũng bình thường, chỉ có việc đại tiện thì 1 tháng mới đi một lần cho có chuyện, chứ ông có ăn gì đâu mà đi. Tuy nhiên, ông vẫn giữ thói quen đại tiện mỗi buổi sáng hàng ngày để… giải thoát hơi trong bụng.
    Từ khi biết mình 'chuyển khẩu vị bất thường', thì chỉ có người trong nhà ông Lộc biết, còn bà con và người thân là gia đình giấu tuyệt đối. Khi đó, thấy cơ thể xảy ra chuyện bất thường nhưng ông cảm nhận không hề ảnh hưởng đến sức khỏe, vẫn làm việc bình thường nên ông và gia đình cũng không nhờ y học can thiệp.
    Ngày đó, ông cũng chỉ nghĩ đơn giản, chắc do cái miệng ông làm 'biếng ăn', rồi cứ vậy riết nó thành cái thói quen luôn. Chuyện ông 'tuyệt thực' thì những người hàng xóm cũng chỉ biết cách đây vài năm. Trong một lần bị bệnh, người thân trong nhà đưa ông xuống Cần Thơ điều trị.
    Do có những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, các bác sĩ làm xét nghiệm và siêu âm dạ dày, phát hiện trong thành ruột và dạ dày của ông Lộc không hề có thức ăn cũng như những mảng bám của thức ăn. Từ đây ông mới khai thật về tình trạng 'tự tuyệt thực' của mình cho các bác sĩ biết.
    Trước tình trạng 'tuyệt thực' của ông Lộc, gia đình cũng đã đưa ông lên TP. Hồ Chí Minh để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở Cần Thơ cũng như TP.HCM vẫn chưa tìm ra lý do và lời giải thuyết phục.
    Có bác sĩ nói bệnh của ông Lộc là thói quen tự tập, nhưng theo lời ông thì ông không có tập gì cả, chỉ vì cái miệng nó biếng ăn nên mới thành ra thế. Hiện nay, các con ông không cho ông làm lụng hoặc đụng bất kì công việc gì nặng nhọc… để cho cha dưỡng sức tuổi già.
    Cũng kể từ ngày 'biếng ăn' với ông, cái khoản 'chăn gối' ông cũng tuyệt hẳn, không còn ham muốn nữa. Hằng ngày, ông vẫn duy trì lịch sinh hoạt của mình rất đều đặn. 4h sáng, thức dậy đi bộ, tập thể dục. Xong ông làm các công việc lặt vặt trong lúc nhàn rỗi để tránh nhàm chán.
    Tối ông nằm xem chương trình trên ti vi và đi ngủ. Rồi nằm thao thức, chờ cho đến hôm sau thức dậy, đi bộ tập thể dục. Cái lịch sinh hoạt ấy, ông đã duy trì đều đặn từ gần 20 năm qua.

CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA GIÒNG HỌ LÊ

dòng họ lê ở xã mão điền huyên thuận thành bắc ninh 3 năm nay xảy ra những cái chết đầy bí ẩn ,dòng có cũng chỉ có độ 30 hộ gia đình ,nhưng trong nội bộ giòng họ không được đoàn kết ,những cái chết bí ẩn kể từ khi giòng họ quyết định xây nhà thờ họ ,vì có những ý nghĩ phong kiến cho nên nội bộ chia rẽ ,bố mẹ anh thanh va anh được thừa kế đất của cụ tổ ,va mọi người trong họ muốn xây nha thờ họ trên đất anh thanh ,anh thanh đồng ý cho xây nhưng chỉ vì ý nghĩ hẹp hòi ,họ cho rằng anh thanh mai này sẽ phản bội lại họ chăng ,nên quyết định bảo gia đình anh thanh phải làm sổ đỏ cho nhà thờ họ riêng ,anh thanh không đông ý và vậy các đầu đàn trong họ phân chia lam mấy cánh .bố anh thanh đã qua đời trước khi sự việc xảy ra .
      khi đến lượt mẹ anh qua đời tất cả những người trong họ không đến viếng thăm ,hỏi han gì hết chỉ trừ một số người hiểu lý lẽ ra ,còn đâu toàn là như vậy trong lòng anh rất buồn và bực tức .đám tang mẹ anh vẫn được hàng xóm đưa tiễn với tình thương yêu của xóm làng ,còn trong họ thì thờ ơ sau những ngày mẹ anh mất một thơi trôi qua ,bắt đầu những người trong họ xảy ra chuyện lạ ,đó là những cái chết liên tiếp và đột ngột của nhưng người trong họ ,có lẽ la sự oán thù của vong hồn mẹ anh thanh chăng và cho đến bây giờ theo tôi thì đó vừa là sự oán thù ,cũng la trong giòng họ đã có trung dây gọi là trùng tang liên táng .
       có lẽ trong thế giơi  hiện đại nay ít người tin về chuyện trùng tang ,nhưng sự thật không bao giờ có thể chối cãi được ,vừa rồi nhà thơ họ được khánh thánh xây trên mảnh đất khác ,ngày khánh thành có mời vị sư về kỳ an cúng lễ cho nha thờ ,trong khi đang cúng gần xong thì co 2 con chim bay vào ,chim sa là chuyện không tốt nhưng người trong họ lại bảo là điềm mưng .các cụ về báo mừng và hóa cả bát hương .
       kinh nghiệm tôi đã làm chuyện đó tôi biết đó là sự đi xuống ,và điềm không tốt cho giòng họ tôi cho người đến bảo với họ vậy ,nhưng họ không tin họ cho rằng các cụ họ về mừng ,nhưng ngày hôm đó tự nhiên cụ huệ một cụ bà trong họ tự nhiên ngã ra bất tỉnh ,một hồi sau mới tỉnh dậy ,còn ông hoa cung vậy tự nhiên quỵ đột xuất đi bệnh viện mới cứu được ,tưởng mọi sự đã qua và êm thuẫn ,bỗng đâu mông 1 /4 nhuận âm lịch vừa rồi ,anh song 44 tuổi là là người đội sớ hôm khánh thành nhà thờ đã bị đột tử ( hôm anh đội sớ bỗng thấy trong người lả đi không biết gì đó là điềm báo cho ngày hôm định mệnh của  anh ) .
        giòng họ lê bây giờ mới hiểu ra và thấy rất hoang mang ,nhũng gia đình tự biết lo thân và tìm thầy cắt giải yểm bùa dùng bùa hộ mệnh thì an toàn .còn nhũng không tin thì cuối cùng kết quả thật thương tâm .
        thật đáng buồn cho những ai cố chấp như vậy ,sao họ lại không tin về tâm linh về các chuyện huyền bí ,đó là  những con dao vô hình có thể hại cúng ta bất kỳ lúc nào ,tôi viết bài này muốn cảnh tỉnh những ai chưa tin về bên tâm linh hãy tự ngồi một mình mà suy ngẫm ,tâm linh ông cha ta để lại cho con cháu tại sao lại không tin ,tôi cũng rất hâm mộ đạo phật nhưng có một phái của đạo phật phản đối về việc cúng cấp ,cho rằng không có trùng tang cho rằng các thầy cúng như chúng tôi bịa ra chuyện đó để mưa chuộc lợi cá nhân .tất cả nhưng ai trên đường đạo chỉ muốn cho chúng sinh được an lanh ,theo tôi nghĩ dù bất cứ một đạo nào đi nữa miễn là để cứu độ chúng sinh không sát sinh hại vật thì đó là chính đạo .
         tôi theo cả đạo phật và đạo mẫu bốn phủ ,có những thành viên trong phật giáo cho là đạo mẫu la một đạo không tốt ,nhưng đó chỉ là hiểu biết cửa những người chưa chứng được đạo quả ,nếu một vị tu hành mà bảo mình chứng được đạo quả mà phê phán không đúng về một đạo nào đó thì người đó vẫn còn chỉ như người dân bình thường chưa có tu hành .
          tôi chỉ mong rằng ánh sáng đức tin sẽ đến với các bạn ,tất nhiên đạo phật và đạo mẫu cũng như đạo nào cũng thế sẽ có một số thành viên làm xấu vẻ đẹp cửa đạo ,họ chuộc lợi cá nhân không lo phần tu tâm đức họ nhận cúng dường của thí chủ mà không lo trau dồi đức hạnh ,để xứng đáng với những gì thí chủ đã hiến cúng .
          mong rằng tất cả chúng ta những con người tu hành các thầy pháp hãy cùng nhau xây dựng một thế giới tràn đầy hạnh phúc và vui sướng cho chúng sinh được hưởng nhờ .


                   NAM MÔ HOÀNG THIÊN THÁNH MẪU GIÁNG


thiên đức kính bút

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Cậu Bé Cửa Suốt Văn

Cậu Bé Cửa Suốt Văn

Khấu đầu vọng bái tiên cung
Thỉnh mời Cậu Bé Cửa Đông ngự về
Thuyền ai thấp thoáng giang khê
Thuyền Cậu Cửa Suốt chèo về Hạ Long
Triều đình ban chỉ sắc phong
Gia ban chủ tướng vương tôn nhà Trần
Cậu Hoàng văn võ mười phần
Điều quân khiển tướng tài thần ra oai
Lĩnh ban quốc ấn quyền cai
An dân trấn giữ ra ngoài Cửa Đông
Phất cờ hạ lệnh tiến công
Phạm Nhan mất vía Nguyên Mông chạy dài
Thánh tôn xuất chúng đại tài
Văn thao võ lược đáng trai anh hùng
Danh thơm tám cõi lẫy lừng
Ngũ châu tứ hải khắp vùng ai đang
Tay mang kiếm bạc đường hoàng
Áo vàng, đai trắng ngực mang thẻ bài
Trên đời có một không hai
Thông minh chính trực nào ai dám bì
Tiên phong phất ngọn hồng kì
Bảo dân hộ quốc quản gì công lao
Để cho tỏ mặt anh hào
Thánh cậu tài giỏi trí cao hơn người
Tỏ tường chính trực vàng mười
Gian nan thử trí dẹp loài hại dân
Đánh cho tan tác gian quân
Tàu chìm bè đắm xa gần đều thua
Dẹp an về tấu Đức Vua
Mông Nguyên đã tháo đã thua tan tành
Xa gần nức tiếng thơm danh
Thánh Cậu Cửa Suốt anh linh muôn đời
Giữ cho trọn kiếp Vua tôi
Xin được lấy thưởng quy hồi nơi xưa
Kiệu vàng đón rước tiễn đưa
Qua miền Kiếp Bạc vào chùa Côn Sơn
Lễ Phật, Phật độ bình an
Lễ Thánh, Thánh độ an khang hiền hòa
Thánh Ông giá ngự trên tòa
Đòi Cậu Cửa Suốt kíp qua nghe truyền
Cậu liền giục ngựa băng miền
Thoát thôi Cậu đã về miền Quảng Ninh
Hòn Gai sơn thủy hữu tình
Lệnh cậu trấn giữ an bình yên vui
Tiểu con điểm trống ba hồi
Xin Cậu giá ngự xuống nơi bản đền
Ban công, ban lộc, ban quyền
Trừ tà diệt quỷ khắp miền nước Nam
Độ cho ngoài Bắc trong Nam
Nhớ ngày khánh hội về hàng quỳ tâu
Chúng con thành kính cúi đầu
Dâng văn thỉnh Cậu cậu thời giáng lai
Cậu về giá ngự điện đài
Khuông phù Nam Việt đời đời vinh hoa

Đệ tử: Vương Thủy Đức kính dâng Thánh Cậu

Làm xong: 11h50’ ngày 25 tháng 3 năm 2012 (tức 4 tháng Ba năm Nhâm Thìn)
Phúc Yên chỉnh sọan : 14h36’ ngày 25 tháng 3 nă
m 2012

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội

Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội
            Trải qua hàng nghìn năm du nhập và phát triển trên đất nước ta, Phật giáo đã góp phần hình thành nhiều nét văn hóa độc đáo, làm phong phú nền văn hóa truyền thống nước nhà.
           Cùng với triết lý “vô thường” và tinh thần nhập thế, hai dòng chảy văn hóa Phật giáo và truyền thống bản địa đã thực hiện một cuộc “hôn phối” diệu kỳ để sản sinh ra những giá trị văn hóa mới thể hiện sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam; mà nghệ thuật Phật giáo nói riêng, trong đó có âm nhạc là một thí dụ điển hình, sống động minh chứng cho kết quả đó. Với hướng phát triểu này, ở những vùng miền với đặc trưng phương ngữ khác nhau, âm nhạc Phật giáo cũng khác nhau. Bài viết này bước đầu nghiên cứu những nét cơ bản của một số thể loại âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, trong đó trước hết tập trung vào các thể loại nhạc hát-thanh nhạc.
1.     Một số thể loại
 
Trong cuốn Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, thanh nhạc được định nghĩa như sau: “Thanh nhạc (Thanh: tiếng; nhạc: âm nhạc), ngành nhạc luyện giọng hát: nghệ sĩ về thanh nhạc”1. Theo chúng tôi, định nghĩa này đúng nhưng chưa đủ. Vậy xin bổ sung và làm rõ thêm: Thanh nhạc là một bộ môn âm nhạc mà ở đó, con người sử dụng thanh đới phối hợp với khoang miệng và mũi làm cơ sở diễn xướng. Tất cả những diễn xướng từ nguồn gốc trên, như hát, gọi, kể, khóc... đều thuộc đối tượng nghiên cứu của thanh nhạc. Vậy, thanh nhạc bao gồm cả những phát âm - diễn xướng kèm theo lời nói, có nội dung truyền đạt một thông tin cụ thể, nhưng cũng có khi chỉ là những âm thanh mà thông tin đơn giản là những tín hiệu dưới dạng nguyên âm đơn hay những hư từ ngẫu nhiên, nội dung không được xác định rõ ràng. 
 
Nghiên cứu và phân loại thanh nhạc trong nghi lễ Phật giáo, chúng ta có thể tìm được khá nhiều thể loại độc đáo, từ nội dung, tính chất âm nhạc cho tới hình thức diễn xướng. Bốn thể loại thanh nhạc được coi là đặc trưng và sử dụng phổ biến với thời lượng lớn trong nghi lễ Cầu siêu sẽ được giới hạn đề cập trong bài viết này. Đó là Kinh, Kệ, Canh và Than.
 
1.1. Đặc điểm thể loại
 
Kinh, Canh, Kệ và Than đều có văn bản, được sử dụng trong nghi lễ Cầu siêu - Phật giáo như một nguyên tắc bắt buộc. Nội dung của những văn bản này được thể hiện bằng cách phối hợp với những giai điệu âm nhạc và được gắn kết chặt chẽ với nhau. Giai điệu của mỗi thể loại được sử dụng như một phương tiện đóng góp tích cực trong quá trình chuyển tải nội dung các điển tích cũng như tôn chỉ của nhà Phật. Thông qua giai điệu âm nhạc mà nội dung được truyền tới người nghe một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Xét theo góc độ ý nghĩa sử dụng, thì mỗi nội dung đều có vai trò và vị trí nhất định, gắn chặt với quá trình hành lễ. 
 
Kinh đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ Phật giáo nói chung, nghi lễ Cầu siêu nói riêng. Theo Từ điển Nho - Phật - Đạo, Kinh là thuận ngữ của cả Phật giáo và Nho giáo2. Riêng Phật giáo, “Kinh là một trong Tam tạng (3 tạng), chỉ các văn hiến ghi chép sự tích điển cố Phật giáo và nội dung thuyết giáo của Phật Đà”3. Vậy, Kinh ở đây được hiểu là kinh sách, học thuyết phản ánh tư tưởng, nhân sinh quan và thế giới quan... của đạo Phật. Phật giáo sử dụng Kinh trong các khoa cúng như một quy định bắt buộc. 
 
Kinh được phổ biến bằng nhiều hình thức, như giảng, đọc, nói chuyện, nhưng hình thức chủ yếu và thường gặp nhất “tụng” trong các ngôi chùa. Về mặt âm nhạc - thanh nhạc, Kinh được tụng với nhiều âm điệu khác nhau, tuỳ theo vùng miền và tông phái. Đây là đặc điểm nổi bật của âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói riêng, âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung trong quan hệ gắn liền với văn hóa và ngôn ngữ bản địa. Giai điệu và tính chất âm nhạc trong Kinh được phụ thuộc và ảnh hưởng trực tiếp từ thanh điệu và ngữ âm trong ngôn ngữ và văn hóa âm nhạc dân gian địa phương. Nói cách khác, Kinh thể hiện được tính phương ngữ rõ nét. Một thí dụ, cũng là Kinh A Di Đà, nhưng giữa các sư tăng khu vực Hà Nội và khu vực thành phố Hồ Chí Minh tụng có âm điệu hoàn toàn khác nhau4. Các khóa tụng Kinh mà chúng ta có thể nghe từ các sư tăng, hòa thượng phía Nam đọc, có thể dễ dàng nhận thấy ở đó phảng phất âm điệu của những bài Hò sông nước, hay những bài dân ca Nam Bộ nói chung. Cũng như vậy, giai điệu trong những bộ Kinh mà các sư tăng, hòa thượng khu vực Hà Nội tụng lại có âm hưởng dân ca vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khi tập trung lắng nghe, ít nhiều có âm điệu của loại hát Ví. Thậm chí, âm điệu cũng như cách thức tụng cũng có đôi chút khác nhau ngay trong một khu vực, giữa các tăng - ni hay theo ngôi chùa. 
 
Kinh được sử dụng trong các nghi lễ và thường nhật của Phật giáo. Trong các ngôi chùa, Kinh được cử hành ba khóa một ngày: buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Buổi sáng, khoảng từ 4 - 5 giờ, các tăng - ni thường tụng Kinh Thủ Lăng nghiêm hội, Bát nhã, Hồi hướng và A Di đà; buổi trưa, vào lúc 12 giờ, thường tụng Kinh A di đà, Kinh Sám hối; và vào buổi tối, khoảng từ 6 - 7 giờ, thường tụng Kinh A Di đà và Huân tu. Trong nghi lễ Cầu siêu, Kinh được sử dụng như một quy định bắt buộc trong hầu hết các khoa cúng, từ cúng độ âm (như tiếp linh, triệu linh, giải oan - cắt kết, chạy đàn - phá ngục), cho tới những khoa cúng Phật. Kinh được tụng trong nghi lễ này có nhiều bộ, nhưng phổ biến là Kinh Di đà, Kinh Pháp hoa, Kinh Báo ân và Kinh Thủy sám.
 
Nếu như Kinh được coi như phép pháp nhà Phật, thì Canh, ngoài bao hàm một phần ý nghĩa trên, còn là phương tiện tôn vinh Đức Phật, đồng thời kết nối người hành lễ với thần linh. Về nội dung, Canh cũng bao hàm một phần nội dung trong các Kinh, sử dụng làm phương tiện thứ hai để răn dạy những tôn chỉ và hóa giải đại chúng hướng tới những chân lý chung của nhà Phật. Canh chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức thơ:
 
“ ... Tiếp dẫn linh hồn nhiên tuệ cự
Đường đường phố phóng ngọc hào quang
Nam mô dẫn linh hồn Bồ Tát Ma Ha Tát (ba lần)5
 
So sánh với các thể loại thanh nhạc trong nghi lễ Cầu siêu, có thể nói Canh là một đặc trưng, diễn ra với một thời lượng lớn trong toàn bộ nghi lễ. So với âm nhạc trong nghi lễ tín ngưỡng khác, thì Canh là một hiện tượng âm nhạc độc đáo, một trong những đại diện của âm nhạc nghi lễ Phật giáo. Nếu như Hát văn được coi như âm nhạc đặc trưng trong tín ngưỡng Tứ phủ, thì tán Canh chính là một trong những thể loại âm nhạc đặc trưng trong nghi lễ Cầu siêu nói riêng, Phật giáo nói chung. 
 
Canh có hai loại âm điệu với đặc điểm và tính chất đối lập nhau, đó là Canh Ai và Canh Lạc. Canh Ai có âm điệu buồn, chỉ dùng trong cúng độ âm ở nghi lễ tiếp linh và triệu linh. Canh Lạc có âm điệu vui tươi, hoan hỷ, được dùng trong các khoa cúng Phật. Những người hành lễ khu vực Hà Nội cho biết, hiện nay, tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có ba vùng Canh với ba phong cách tán khác nhau. Đó là Canh Đông (Hải Phòng, Hải Dương, một phần của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên), Canh Nam (khu vực Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình) và Canh Hà Nội (chủ yếu khu vực Hà Nội và một phần của tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên). Tại khu vực Hà Nội, hiện nay, là nơi còn lưu giữ được số lượng bài bản Canh khá phong phú và đa dạng. Hiện tại, ở đây còn lưu giữ được khoảng 13 bài Canh ứng với tên gọi cụ thể, gồm: Canh Ai, Canh Giả tổ (Canh Lô hương, Canh Xạ nhiệt), Canh Chí tâm, Canh Phú, Canh Hoàng kim, Canh Thổng, Canh Hãm, Canh Giới đinh, Canh Dương chi, Canh Tả thủ, Canh Hồng tự (canh Cửu hồng), Canh Đông ba và Canh Bảo đỉnh (Canh Đàn thượng). Trước đây, tại khu này còn tồn tại ba “lò” Canh. Đó là lò Canh chùa Bộc, lò Canh Quảng Bá - Tây Hồ và lò Canh chùa Thanh Nhàn. 
 
Cũng có đặc điểm, cấu trúc và tính độc lập tương đối của một thể loại thanh nhạc, Kệ được đề cập và nghiên cứu như một đối tượng âm nhạc có tính chất, sắc thái và đặc trưng riêng. Kệ thường gắn kết với Kinh và Canh. Trước khi tụng Kinh và tán Canh, bao giờ các sư tăng, thầy cúng cũng đọc những cặp câu Kệ 7 chữ. 
 
Về mặt âm nhạc, Kệ thể hiện được tính chất và sắc thái riêng khi gắn kết với các thể loại Canh và Kinh. Nếu như mang so sánh với một số thể loại, hình thức âm nhạc dân gian truyền thống khác, thì chúng ta có thể coi sự tồn tại của Kệ như là phần mở đầu của: Bỉ trong Quan họ, Vỉa trong nghệ thuật Chèo và phần Miễu trong Hát nói của của nghệ thuật Ca trù. Do đó, Kệ có quan hệ mật thiết với Kinh và Canh nhưng có những nét riêng ổn định. Về nội dung của Kệ, theo từ điển Nho - Phật - Đạo, thì đó là “Thể văn Phật giáo... Có các loại 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ và 32 chữ. Là văn vần, loại thể tài giống như thơ. Dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp”7. Theo cách hiểu này, thì Kệ cũng là một dạng văn bản mang nội dung tư tưởng và triết lý Phật giáo và đời thời được đúc rút, tóm lược dưới dạng thơ hoặc văn vần. Xét về góc độ nào đó, thì Kệ gần giống với hình thức nghệ thuật câu đối đã tồn tại và phát triển lâu đời ở Trung Quốc và Việt Nam. Nếu như ở Trung Quốc, Kệ có các thể/ chữ trên, thì ở Việt Nam hiện nay, Kệ phổ biến là thể gồm có hình thức là 5 từ và 7 từ:
 
Thân như bóng chớp có dồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ ngọn sương đông
                      (Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018); Ngô Tất Tố dịch6)
Và thể được viết dưới hình thức 5 từ:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Sứ sứ tức đao binh
                   ( Thiền sư Pháp Thuận(? - 991)7
 
Hiện nay, trong nghi lễ Cầu siêu ở khu vực Hà Nội phổ biến dùng các cặp câu Kệ 7 từ. Về vị trí diễn xướng, Kệ chỉ được đọc trước khi tụng Kinh và tán Canh. Các sư tăng thường đọc những cặp câu Kệ trước khi vào tụng Kinh. Mỗi bộ Kinh gắn với một bài Kệ. Trong Canh cũng có Kệ. Trước khi tán Canh, bao giờ các sư tăng, thầy cúng cũng đọc những cặp câu Kệ. Theo đó mỗi loại Canh gắn với một câu Kệ. Chẳng hạn, Canh phú đi với Kệ phú, mà Canh hương đi với Kệ hương. 
 
Cùng với Canh, Than cũng là một thể loại có nhiều nét độc đáo, tạo nên nét riêng cho không gian thiêng của nghi lễ Cầu siêu. Về mặt nội dung văn bản, Than là một dạng văn tế. Trong lễ Cầu siêu, Than được sử dụng phổ biến trong khoa cúng Cắt kết, khoa Đàn thượng và các khoa cúng Triệu linh, Phát tấu. Nội dung trong các bài Than là những lời kể lể về những cái chết khác nhau, được viết theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Trong nhiều bài Than được viết, người ta thường nhắc tới bài Văn tế thập nhị chúng sinh của Đại Thi hào Nguyễn Du (1765 - 18228):
.....
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối
Cũng có người sẩy cối sa cây
Có người leo giếng đứt dây
Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành
Người thì mắc sơn tinh thủy quái
Người thì sa nanh sói ngà voi
Có người có đẻ không nuôi
Có người sa sảy, có người khốn thương...
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn siêu phách lạc biết đâu bây giờ ?
                                        (Trích)
 
Đây là bài văn tế cô hồn đặc sắc mà Nguyễn Du đã viết lên bằng nỗi niềm cảm thông sâu sắc tới thân nhân gia đình và những người đã khuất. Thông qua thể văn này, cùng với âm điệu mang đặc trưng riêng, Than đã chuyển tải được tính chất ai oán vì nỗi đau âm dương cách biệt, mà những người hành lễ thay lời gia đình than lên:
 
Ruột già không kẻ chí thân
Dẫu làm lên được dành phần cho ai
Khi nằm xuống không ai nhắn nhủ
Cửa Phù vân dẫu có như không
Tuy rằng tiền chảy bạc ròng
Khi đi đem được một đồng nào đi…
                                 (Trích theo Nghĩa Mông Sơn Văn tế cô hồn9)
 
Trên phương diện âm nhạc, Than có âm điệu gần với giai điệu trong Canh ai, cũng có những đặc điểm gần với hát Chèo, nhưng mang sắc thái ảm đạm hơn và tiết nhịp chậm hơn. Tính chất ai oán chính là nét đặc trưng trong thể loại thanh nhạc Than.
 
Bốn thể loại, Kinh, Canh, Kệ và Than luôn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hành lễ. Kinh và Kệ, Kệ và Canh luôn gắn kết với nhau. Đôi khi, vừa thực hiện xong khóa tụng Kinh, các sư tăng, thầy cúng bắt đầu cử hành tán Canh và ngược lại. Tương tự, Than có thể được sử dụng ngay sau hoặc trước khi tụng Kinh, trong từng trường hợp cụ thể. Trong bốn thể loại thanh nhạc này, có ba thể loại là Kinh, Canh và Kệ, trong suốt quá trình hành lễ được luân phiên thay đổi nhau, tạo thành những mắt xích xâu chuỗi lại theo một thể liên hoàn, phục vụ đắc lực cho người hành lễ.
 
1.2. Hình thức diễn xướng
 
Nhìn chung, các thể loại đều có ít nhất một hình thức diễn xướng trùng hợp. Trong bốn thể loại trên, thì Kinh có hình thức diễn xướng phong phú hơn cả. Đó là diễn xướng đơn, xướng - xô và hình thức diễn xướng đồng thanh tập thể. 
 
Diễn xướng đơn (còn gọi là Mõ một) là hình thức tụng chủ yếu trong các nghi lễ thường nhật của nhà chùa. Hình thức này chỉ dành cho một vị là tăng - ni cùng với cặp chuông - mõ ngồi tụng. Trong lễ Cầu siêu, diễn xướng đơn được phổ biến trong hầu hết các khoa cúng, đặc biệt là trong khi tụng Kinh. 
 
Diễn xướng theo hình thức xướng - xô, có thể gọi là hình thức nhắc lại, chúng ta thường thấy xuất hiện trong diễn xướng âm nhạc dân gian, như giao duyên - đối đáp, Hò sông nước và Hò chèo cạn trong dân ca người Việt... Một số người làm âm nhạc chuyên nghiệp và các nghệ nhân gọi người diễn xướng chính trong hình thức này là “xướng”, tức người “sô lô”, còn tập thể đồng thanh xô theo đáp lại gọi là “xô”. Trong nghi lễ Phật giáo, đây là hình thức được xuất hiện trong khoa cúng có sự tham gia của nhiều người, hay trong các nghi lễ lớn, thường gặp nhất trong mùa an cư - kết hạ (tính từ ngày 15, 16 tháng Tư cho tới tháng Bảy Âm lịch) hàng năm. Các tăng - ni thường tập trung lại để học tập và trau dồi Kinh sách. Tại đây, các cao tăng, hoà thượng sẽ thực hiện việc tụng/giảng Kinh; các tăng - ni ngồi phía dưới sẽ thực hiện việc tụng/nhắc lại. Ở đây, pháp chủ vẫn là người “cầm trịch”, tụng đơn chính, còn tập thể ngồi phía dưới (gồm tăng - ni hay phật tử) nghe giảng Kinh sẽ đồng thanh tụng theo (phổ biến và thường gặp nhất) câu cuối của mỗi ý trong phần kết của mỗi câu Kinh. Sau khi kết thúc một hồi Kinh, các tăng - ni thường tụng câu “Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, hay “Nam mô lịch đại Tổ sư Bồ Tát” - thì ngay sau đó, các tăng - ni và Phật tử ngồi phía dưới sẽ bắt vào bốn từ cuối, cũng có khi “xô” theo cả câu của phần đó. Trong nghi lễ Cầu siêu, khi sư tăng thực hiện khoa cúng Phật, thì các thầy cúng và thân nhân gia đình (gọi chung là Phật tử) ngồi phía dưới chắp tay vái kết hợp tụng theo những câu cuối của mỗi hồi Kinh; hình thức này còn xuất hiện trong số phần niệm, thỉnh khác. 
 
Hình thức thứ ba là hình thức diễn xướng đồng thanh tập thể. Đây là hình thức phổ biến trong các nghi lễ Phật giáo lớn. Đồng thanh tập thể cũng xuất hiện vai trò của pháp chủ với tư cách là người “cầm trịch” để dẫn dắt môn tăng, “dàn hợp xướng” vào những câu sau đó của cả một phần tụng Kinh kéo dài. Sau khi pháp chủ kết thúc sáu tiếng mõ và vào những câu đầu tiên thì ngay sau đó, tất cả tăng - ni ngồi phía dưới đồng thanh cùng tụng theo. 
 
Tương tự như Kinh, Canh được diễn xướng dưới hai hình thức là diễn xướng hai người và diễn xướng đồng thanh tập thể. Diễn xướng hai người ít được phổ biến, chủ yếu diễn ra khi tổ chức một nghi lễ lớn, thời gian cho diễn xướng tán Canh có thể kéo dài hàng tiếng, thậm chí nhiều tiếng đồng hồ (đối với những khoa cúng được thực hiện liên tiếp nhau). Cho nên, các sư tăng, thầy cúng thường phân chia và thay đổi nhau để có thể thực hiện nối tiếp nhau trong một thời lượng lớn. Trong khoa cúng độ âm, đặc biệt là khoa tiếp linh và triệu linh, thời lượng cho diễn xướng tán Canh có thể chiếm 1/2, thậm chí 2/3 tổng thời gian trong toàn bộ khoa cúng. Tuy nhiên, có thể nói, hình thức phổ biến trong diễn xướng tán Canh vẫn là hình thức tập thể. Thông thường, dưới sự điều khiển của pháp chủ, sau khi kết thúc một cặp câu Kệ, các sư tăng, thầy cúng cùng đồng thanh tán Canh.
 
Nếu như Kinh có tới ba hình thức diễn xướng, thì Kệ chỉ được diễn xướng dưới một hình thức duy nhất là đọc dưới dạng đối đáp. Mỗi cặp câu Kệ sẽ do hai người đọc, mỗi người một câu - theo hình thức Tả - Hữu. Khi vào đọc Kệ, thông thường Pháp chủ là người đọc trước rồi mới tới hai người hai bên. Chẳng hạn một phần diễn xướng trong Canh Lô hương. Pháp chủ đọc: “Đại thánh cứu bạt minh đồ/ Bản tôn địa tạng Vương Bồ Tát”; sau đó tới bên Tả: “Từ bi quảng đại diệu nan lường/ Cứu bạt minh đồ địa tạng vương”; người bên Hữu đối tiếp: “Tích trượng sao thời khai địa ngục/ Thần châu chiểu sứ triệt cung thương”. Như vậy, trong một số khoa cúng, ngoài Pháp chủ đọc câu dẫn, phần Kệ gồm có hai người: bên Tả và bên Hữu.
 
Gần giống với hình thức diễn xướng của Canh, Than được thể hiện dưới hai hình thức là diễn xướng đồng thanh và diễn xướng nối tiếp đơn lẻ. Đồng thanh nghĩa là cùng một nội dung bài văn tế đó, được cả một tập thể từ 3 - 5 người, thậm chí nhiều hơn, cùng Than. Diễn xướng nối tiếp đơn lẻ là hình thức mà ở đó, mỗi người sẽ thực hiện một đoạn, kết thúc phần của người này thì người khác nối tiếp vào. Trong bài Văn tế Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, khi thực hiện Than, mỗi thầy cúng sẽ than một câu, hoặc kể về một cái chết cụ thể. Chẳng hạn: Người A Than cho vong “Cũng có kẻ đào hang sẻ núi/ Chặn năm ba cây cối rừng xanh/ Hầm sâu đá sập nát thân...”. Kết thúc về vong này, người B sẽ thực hiện một vong khác: “Cũng có kẻ tiền nhi tấm bé/ Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha”, v.v.. Cứ như vậy, lần lượt mười cái chết, mười loại cô hồn khác nhau được các thầy cúng nối tiếp nhau than. Hình thức này phổ biến trong sinh hoạt ca hát đối đáp dân ca ở hầu hết các tộc người trên đất nước ta. Có một đặc điểm dễ nhận thấy trong thể loại Than là, câu kết của một người bao giờ cũng khép lại bằng đoạn: “cô hồn ơi, cô hồn !” 
 
Như vậy, diễn xướng thanh nhạc trong nghi lễ Cầu siêu có năm hình thức, gồm diễn xướng đơn lẻ, diễn xướng theo cặp hai người, diễn xướng dưới hình thức đối đáp, diễn xướng tập thể và xuất hiện cả hình thức xướng - xô. Tất cả những hình thức này đều có trong các hình thức diễn xướng trong âm nhạc dân gian truyền thống, và trong cả nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp. Đây là sự giao thoa, ảnh hưởng và có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đời sống âm nhạc tôn giáo trong quan hệ và ảnh hưởng hữu cơ với âm nhạc gắn với đời sống ngoài tôn giáo.
 
2. Sự phối hợp với nhạc cụ đệm
 
Cũng như diễn xướng thanh nhạc truyền thống hay chuyên nghiệp ngoài tôn giáo, trong nghi lễ Cầu siêu nói riêng, các nghi lễ Phật giáo nói chung cũng có hai hình thức không nhạc đệm và hình thức có nhạc đệm. Trong tụng Kinh, trường hợp không nhạc đệm có trong hầu hết các bộ Kinh, nhưng với thời lượng ngắn. Ngay khi thực hiện khoá tụng Kinh A Di Đà trong lễ Thí thực, thì mở đầu của phần tụng không sử dụng nhạc cụ. Trong đoạn: “Nguyên thử hương yêu yên vân/ Biến mãn thập phương giới/ Vô biên Phật độ trung/ Vô lượng hương trang nghiêm/ Cụ túc Bồ Tát đạo/ Thành tự Như Lai hương (cúi đầu...)...” không sử dụng nhạc cụ. Tại phần mở đầu của khoa cúng này có tới ba đoạn tương tự như vậy không sử dụng nhạc cụ đệm.
 
Tuy nhiên, phần lớn các tăng - ni tụng Kinh gắn liền với nhạc cụ đệm, ở đây là chuông và mõ. Mỗi từ trong Kinh sẽ trùng với một tiếng mõ; nhịp độ của người tụng nhanh hay chậm, giữa hai yếu tố này đều tỷ lệ thuận với nhau. Trong suốt quá trình hành lễ, chuông, mõ và lời của Kinh là một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau. Mở đầu của các khoa cúng hoặc buổi tụng Kinh, bao giờ các sư tăng cũng phải điểm những hồi chuông, tùy theo từng nghi thức. Kết thúc một hồi chuông, các tăng - ni bắt đầu tụng Kinh và đồng thời mõ cũng bắt đầu điểm. Mõ đóng giữ vai trò giữ nhịp, vừa với tư cách là một pháp khí, “vật thiêng”, đồng thời là khí nhạc đệm cho diễn xướng tụng Kinh (về mặt âm nhạc). Chuông cũng thể hiện vai trò riêng, là nhạc cụ có vai trò chấm câu, ngắt câu và, trong nhiều trường hợp, gần như chiếc trống trầu trong nghệ thuật Ca trù. Mở đầu, kết thúc một khoa cúng, hay mỗi khi tụng Kinh thì bao giờ người ta cũng dồn một hồi chuông. Các đoạn nhỏ của mỗi câu Kinh kết thúc thường được đánh dấu bằng một tiếng chuông báo hiệu. Như thế, chuông, mõ và từng tiếng Kinh cứ thế mà gắn kết chặt chẽ với nhau như xương với thịt không thể tách rời, tạo cho không gian thiêng của mỗi khoa cúng một sắc thái riêng và thêm uy nghi hơn. 
 
Riêng tán Canh, việc sử dụng nhạc cụ là một quy định bắt buộc. Các nhạc cụ dùng phổ biến trong tán Canh là các họ màng rung10 (trống lớn, trống bản), tự thân vang (chuông, mõ, thanh la, não bạt, tiu - cảnh), họ hơi có kèn, và họ dây có đàn nguyệt và đàn nhị. Theo đó, mõ và chuông giữ vai trò cầm trịch, giữ nhịp chính và được điều khiển bởi pháp chủ; nhị có chức năng đi giai điệu cùng với Canh; đàn nguyệt đi hoà thanh chiều ngang; kèn thường diễn tấu vào những đoạn lưu không, những điểm nghỉ dài; còn trống, thanh la và não bạt có chức năng tạo và giữ nhịp. Riêng cặp tiu - cảnh được coi là bộ khung xương, là điểm tựa tạo nên nét đặc trưng trong nghệ thuật tán Canh. Mối quan hệ giữa tán Canh và hai nhạc cụ này là quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Người ta không bao giờ tán Canh khi không có hai nhạc cụ này đi cùng. Ngoài cặp tiu - cảnh, đôi khi chúng ta còn thấy người hành lễ sử dụng thêm cả hai chiếc trống lớn và trống bản để đánh theo nhịp của tiu - cảnh, tạo hiệu quả âm thanh và tạo không gian trang trọng hơn. Thông thường, trống luôn là nhạc cụ phụ thuộc vào cặp tiu - cảnh. Tuy nhiên, trống thường đệm theo âm luật thưa hơn, tiết tấu nhiều khi bị lược bớt đi và chủ yếu đệm vào trọng âm, thường là vào đầu của phách mạnh. Về loại nhịp, nhìn chung, sử dụng trong Canh nói riêng, trong các thể loại âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo nói chung thống nhất sử dụng loại nhịp một. Trong những phần mở đầu và kết thúc tán Canh, người ta thường sử dụng các nhạc cụ trên để hòa tấu theo nhịp trống pháp lôi, trống dẫn lục cúng, trống thượng đường hoặc trống sai. 
 
Kệ không sử dụng nhạc cụ đệm theo, theo đó xếp vào hình thức không nhạc đệm. Nhạc cụ chỉ được diễn tấu trước khi các sư tăng, thầy cúng tiến hành đọc Kệ. 
 
Nếu như Canh, Kinh và Kệ được sử dụng đúng theo quy định bắt buộc, tức là bắt buộc có hoặc không được sử dụng nhạc cụ đệm, thì trong Than có thể có hoặc không cần nhạc đệm, không bắt buộc. Nếu có nhạc cụ đi cùng thì thường là nhị, đàn nguyệt và trống ban để tạo và giữ nhịp. Lúc này, nhị sẽ kéo theo giai điệu của người Than, còn đàn nguyệt thì có chức năng đệm hoà sắc. Trống ít được sử dụng, bởi trên thực tế, Than là thể loại theo nhịp điệu tự do, không phân chia nhịp một cách rõ ràng. Nên người ta chỉ sử dụng trống vào những đoạn đổ dồn hoặt kết thúc mỗi phần Than. 
 
Như vậy, có thể thấy, Kinh, Canh, Kệ và Than sử dụng trong nghi lễ Cầu siêu được phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, với những phương tiện trình tấu, đi cùng là những nhạc cụ được hoà tấu theo những nguyên tắc, quy định riêng. Những phương thức phổ biến này được nhìn nhận như một đối tượng nghiên cứu, chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ và những khía cạnh khoa học có giá trị cần được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu. 
 
3. Thay lời kết
 
Những phân tích bước đầu về một số thể loại thanh nhạc đặc trưng, phổ biến trong đàn lễ Cầu siêu cho thấy, thanh nhạc đã thể hiện được sự phong phú về hình thức và độc đáo về thể loại. “Thanh nhạc” xuất hiện trong đàn lễ có vị trí quan trọng, có quy định bắt buộc trong nghi lễ Phật giáo, có quan hệ hữu cơ không thể tách rời với các bước lễ và khoa cúng trong quá trình hành lễ. Ngoài những thể loại diễn xướng trên đây, còn một số thể loại khác, như “đọc” các câu phát hỏa, thiết dĩ, thỉnh Phật, những câu niệm chú... mà chúng tôi còn chưa đề cập. Mặc dù, những phân tích trên đây còn chưa đi sâu về mặt âm nhạc học như thang âm, điệu thức hay cấu trúc câu đoạn để giải mã nét đặc trưng trong từng thể loại, nhưng với những khái quát trên, phần nào chúng tôi cũng đã diễn giải bước đầu những vấn đề cơ bản về đặc điểm của từng thể loại trong nghi lễ này. Chúng tôi sẽ dành một phần chuyên sâu để phân tích những đặc điểm âm nhạc trong những thể loại thanh nhạc trên ở một phần viết sau.
 
Nguyễn Đình Tùng
 
Tài liệu tham khảo
 1. Nguyễn Lân, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh - 2000
2. Lao Tử và Thịnh Lê, Từ điển Nho - Phật - Đạo, Nxb. Văn học, Hà Nội - 2001
3. Tạp chí Khuông Việt, số 1 (2007) và số 3 (2008)
4. Lưu hành nội bộ Nghĩa Mông son Văn tế cô hồn, Thầy cúng Bùi Văn Nam, thôn Kiến Hạ, xã Kiến Hưng, Tp. Hà Đông cung cấp
5. Khóa tụng Kinh A Di Đà Thí thực (Lưu hành nội bộ), Tư liệu do Kỷ Khiêu Thích Thanh Phương, Chùa Đống Lim, Long Biên - Hà Nội cung cấp
6. Khoa Thỉnh Phật, Khoa Nhiếp Linh, Khoa Triệu Linh, Khoa Chúc thực, Khoa Phóng sinh - Thí thực, Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ Khiêu Thích Thanh Phương, Chùa Đống Lim, Long Biên - Hà Nội

Cách thỉnh Chuông Trống Mõ và Chuông Trống Bát Nhã


Cách thỉnh Chuông Trống Mõ và Chuông Trống Bát Nhã

17-02-2012
Kích thước chữ : Decrease font Decrease font
Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát.
I. Dẫn:Chuông, trống, mõ là pháp khí dùng trong nghi lễ Phật giáo, Phật tử chúng ta cần biết ý nghĩa và cách sử dụng thông thường, để có thể dùng được khi cần đến.
II. Các pháp khí:
1. Chuông:Tiếng Hán Việt là Chung, một pháp khí dùng thông thường nhất ở trong chùa và ở nhà cư sĩ.
Chuông biểu thị cho sự tỉnh giác, như trong bài kệ khi nghe tiếng chuông:
Văn chung thanh phiền não khinh,
Trí huệ trưởng bồ đề sanh,
Ly dịa ngục xuất hỏa khanh,
Nguyện thành Phật độ chúng sanh.
Án, già ra đế da tóa ha
(3 lần)

Nghĩa là:
Nghe được tiếng chuông, phiền não liền nhẹ,
Trí huệ thêm lớn, sanh tâm bồ đề
Ra khỏi địa ngục, vượt thoát hầm lửa,
Nguyện được thành Phật, để độ chúng sanh.
Án, già ra đế da tóa ha
(3 lần)

Theo như trong kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: Mỗi khi nghe tiếng chuông ngân lên, thì các hình phạt trong các ác đạo tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui.
Trong chuyện Cảm Thông cũng có chép:
.. ."Ngày xưa khi đức Phật Câu Lưu Tôn ở tại viện Tu Ða La xứ Càng Trúc đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh, thường vào lúc mặt trời vừa mọc, khi tiếng chuông ấy vừa ngân lên thì trong ánh mặt trời ấy có các vị Hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe được chứng thánh quả không kể xiết".
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật cũng bảo ngài La Hầu La đánh chuông để giảng cái lý cho Tôn giả A Nan nghe. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng, tại Ấn Ðộ chuông đã có từ thời đức Phật còn tại thế.
Hầu hết, người ta tin rằng nghi thức hành lễ trong các tự viện ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nghi lễ của Phật Giáo Trung Quốc, do đó chuông trống mõ cũng phát xuất từ Phật giáo Trung Quốc. Ði tìm thời điểm chuông trống mõ đưa vào tự viện Trung Quốc lúc nào chưa được xác định.
Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại, chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL). Tài liệu về lịch sử của chuông quả thật là quý hiếm, dựa vào một số tài liệu sau để truy nguyên nguồn gốc của chúng. 
Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 - 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL. 
Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tùy Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện. 
Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh. 
Trong bộ kinh Kim Cang Chí cũng có chép: "Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời nhà Đường nhơn vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu mà giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có một người bị bạo tử (chết thình lình) thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm, bị kềm kẹp đánh đập rất là khổ sở, hỏi ra thì mới biết là vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi vị bạo tử ấy vào mà nói rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giúp với hậu chúa rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc từ thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử liền đến yết kiến hậu chúa để chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế. (Tích nầy trong truyện Bách Trượng thanh quy, trang 68 và 87).
Trong Ðường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Ðường), tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại. Bài thơ là một tuyệt tác, có liên quan tới chuông, chùa và thời gian, đã gây nhiều tranh luận, tưởng cũng nên chép ra đây:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Tản Ðà dịch:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san.

Nguyễn Hàm Ninh dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hồ Ðiệp ngâm lại:
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến còn vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Ngô Tất Tố dịch:
Quạ kêu, sương tỏa, trăng lui,
Ðèn chài, cây bãi, đối người nằm khô
Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya

Trần Trọng Kim dịch :
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
Lửa chài, cây bải, đối người nằm co.
Con thuyền đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn

Trần Trọng San dịch:
Quạ kêu, trăng lẩn sương trời,
Buồn hiu giấc ngủ lửa chài bến phong
Ðêm Cô Tô vẳng tiếng chuông
Chùa Hàn San đến thuyền sông Phong Kiều.

Lý Nhược Tam dịch:
Ô đề trăng lặng sương giăng,
Ðèn câu thức bóng lăn tăn gợn sầu
Hàn Sơn Tự, đất Tô Châu
Chuông khuya vọng đến Phong Kiều thuyền neo.

Hữu Nguyên dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, ngút trời sương
Phong bãi, đèn câu đắm mộng trường
Đêm vắng Cô Tô thuyền khách đậu
Chuông Hàn San tự thoảng đưa sang.

Huệ Thu dịch:
Trăng chìm quạ khóc trời sương
Ðèn chong cây lặng nghe buồn miên man
Cô Tô phố ngoại chùa Hàn
Nửa đêm chuông đổ rớt sang thuyền chờ .

Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ: "Có nhà Sư trụ trì chùa Hàn San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ:
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung.

Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú tiểu ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết:
Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán phù không.

Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai Thầy trò hoan hỷ nên lên Chánh điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế."
Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên:
Trăng non mùng bốn mùng ba
Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung.
Ai đem bẻ nửa chiếc vòng
Nước in một nửa, trên không nửa cài .

Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng, cũng trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau:
Có lần Tô Ðông Pha đọc thơ Vương An Thạch tự Giới Phủ danh nho học rộng, tài cao, giữ chức Tể tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người đi trước và lại đang làm quan đầu triều, thấy câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm

Tô Ðông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
.

Trăng soi đầu núi chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá!
Về sau Tô Ðông Pha gay gắt chống tân pháp của Vương An Thạch nên bị đày xuống miền cực Nam. Ðến đất ấy, Tô Ðông Pha mới biết có một loại chim gọi là "Minh nguyệt" và một loại sâu là "Hoàng khuyển"!
Trở lại với chuông, có ba loại thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau: 
a. Phạn Chung:Gọi là Phạn chung, nguyên ủy các tự viện dùng chuông để báo giờ thọ trai cho các chúng tăng chấp tác chung quanh chùa, biết giờ giấc nghỉ tay mà thọ trai, cũng gọi là "đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung". Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ "đại hồng chung" chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U Minh. 
Lại có loại chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là "hoán chung" hoặc "tiểu chung." Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là " hành lễ chung." Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng "bán chung" này, nhưng cũng không có kích thước cố định. 
b. Bảo chúng chung:Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình thái cũng như chuông U minh, được treo ở trai đường, dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
c. Gia trì chung:Loại chuông nầy dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm Phật. Cũng thường đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng dùng như chư Tăng.
Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “tăng đường chung”, “trai chung"; chuông để tại chánh điện gọi là "điện chung”… Những vị lo việc chuông này gọi là "chung đầu."
Về thỉnh chuông, xưa ở Trung Quốc tùy mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức. 
Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên. ...thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sáng, giờ thỉnh chuông đầu hôm là lúc trời nhá nhem tối, tùy theo quy định của mỗi chùa.
Tiếng chuông đánh đầu hôm là nhắc nhở cho mọi người biết rằng cơn vô thường đến với chúng ta không hứa hẹn, rất ngắn ngũi, nhanh chóng. Đánh vào lúc ban sáng là nhắc nhở cho mọi người cố gắng tinh tiến tu hành để mau vượt thoát ra khỏi cảnh đau khổ, không vướng mắc cảnh tội lỗi và dễ dàng ra khỏi luân hồi sanh tử. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ: 
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nghĩa là: 
Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA-DI, SA-DI-NI, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989). 
Dịch thơ: 
1
Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới
Chúng sanh ngục Sắt thảy đều nghe
Tiếng đời sạch, chứng được viên thông
Tất cả muôn loài đều giác ngộ.

(Thích Nhật Từ dịch)
2
Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.

(Thích Nhật Từ dịch)
2. Trống:Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp. Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Ðức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…
Trong kinh Lăng Nghiêm:
Đức Phật dạy:
"- Này A Nan, ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong tinh xá Kỳ Ðà Hoàn nầy. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”.(Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan)
Ngũ Phần Luật có ghi:“chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chùy, nhược đả cổ…”.
Trong kinh Kim Quang Minh có chép: "Một hôm người Tín Trưởng Bồ tát nằm mộng thấy một cái trống bằng vàng. Trống ấy có chiếu ra hào quang sáng rực như mặt trời. Trong hào quang có rất nhiều đức Phật đang ngồi trên tòa sen lưu ly đặt dưới những gốc cây quý. Chung quanh các đức Phật đều có trăm nghìn ức vị đại đệ tử đang ngồi nghe pháp. Lúc ấy có một đạo sĩ Bà la môn đang cầm dùi trống đánh mạnh vào chiếc trống vàng, tiếng trống vang rền nghe như lời kinh sám hối. Khi đã tỉnh mộng, ngài Tín Trưởng Bồ tát liền đem những điều mà mình đã thấy nghe trình lên đức Thế tôn.".
Trung Quốc thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội…Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá…
Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là "kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng", dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo. 
Ai đã đưa trống vào tự viện? Năm nào? Chưa có tài liệu nào đưa ra một giả thuyết khả dĩ đáng tin cậy. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí. 
Có hai loại trống: Trống lớn gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng. 
a. Trống lớn:Dùng để đánh vào những dịp lễ lớn. Trống lớn thường gọi là trống Bát Nhã. Đánh trống lớn có bài kệ của nó. Tiếng trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh Phật đăng bảo tọa. Bài kệ đánh Trống Bát nhã như sau:
Bát nhã hội,
Thỉnh Phật thượng đường,
Đại chúng đồng văn,
Bát nhã âm,
Phổ nguyện pháp giới,
Đẳng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Ba la mật môn.

Nghĩa là:
Hội Bát nhã,
Thỉnh Phật lên tòa,
Đại chúng đều nghe:
Âm Bát nhã,
Nguyện khắp pháp giới,
Chúng hữu tình,
Nhập Bát nhã,
Chứng Ba la mật.

b. Trống nhỏ:Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh (tiếng bình dân thường gọi là trống cơm). Ngoài việc dùng đánh để tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện. Trống nhỏ khó đánh hơn trống lớn. Bài học để sử dụng cho trống nhỏ rất nhiều, phức tạp và khó học. Có rất nhiều thể điệu khác nhau như là thể điệu thiền khi tụng kinh, thể điệu ai khi dùng vào đám táng, chẩn tế cô hồn, ... Nếu không học thì không thể sử dụng được.
3. Mõ:
Có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng.
Theo sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng.
Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn:"Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó." 
Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là kiền chùy. 
Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng. 
Nhưng vì sao mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi. 
Trong sách Chính Ngôn đời nhà Đường thì chép:
"Có một người bạch y đến hỏi một vị Trưởng lão ở Thiên Trúc rằng:
- Tại sao các Tăng xá đều có treo mõ?
Vị trưởng lão trả lời:
- Vì để cảnh tĩnh chúng Tăng tại Tăng xá hay tự viện ấy.
Người bạch y hỏi tiếp:
- Nhưng tại sao lại tạc hình con cá?
Vị Trưởng lão không trả lời được. Người bạch y lại hỏi ngài Hộ Biện và được ngài giải thích rằng:
- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy."

Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đọa làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối, Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tĩnh đại chúng. 
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu. Tất cả đều được tạc theo hình con cá.
a. Mõ hình hình bầu dục:Mõ nầy dùng để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
b. Mõ hình điếu:Mõ nầy treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật. Tiếng mõ vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau. Đánh mõ phải học hẳn hoi, đúng điệu và đúng cú pháp của nó.
4. Khánh: Tiếng Phạn là Kiền chùydịch là chuông hay khánh. Theo lão Hòa thượng Tục Sư có thuật chuyện vua Tống thái Tổ cho rằng: Tiếng trống hay làm giật mình người ngủ, nên thay vì dùng trống, Tống thái Tổ chế ra thiết khánh. Ngày nay trong các tự viện khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo thọ trai hay khi thỉnh một vị tăng từ trong liêu ra pháp đường, hay đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khai lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh khánh rồi tiếp theo là vị tăng được rước, có thể có lộng hầu và theo sau mới đến những vị tăng khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.
Những vị tăng nhập đại định, muốn báo cho vị ấy xuất định, người ta cũng dùng tiếng khánh để cảnh tĩnh.
5. Bản:Là một tấm gỗ dầy chừng 2 phân, dài chừng 4 hay 5 tấc, cao chừng 3 tấc, thường được treo trong tự viện, được gõ 3 lần trong ngày: bình minh, hoàng hôn và trước khi đi ngủ. Người ta thường thấy những câu sau đây khắc trên bản:
Hãy nghe đây chư tăng! Hãy tinh tiến trong việc tu tập! Thời gian bay qua nhanh như mũi tên; nó chẳng chờ ai đâu !
6. Nghi thức chuông mõ khi tụng kinh.
Hai bên bàn thờ Phật, chuông để bên tay trái đức Phật, mõ bên tay phải.
Trước khi bắt đầu thời kinh, người đánh chuông gia trì thỉnh 6 tiếng, để báo cho mọi người biết, chánh điện đã lên nhang đèn xong, mời mọi người giữ 6 căn thanh tịnh vào lễ Phật, tụng kinh.
Khi chủ lễ vào vị trí, bắt đầu niệm hương, thỉnh 3 tiếng chuông, sau đó thấy chủ lễ xá thì thỉnh 1 tiếng chuông, khi lạy thì thỉnh 1 tiếng chuông, lúc trán chạm xuống nền thì dùng dùi chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại trên vành chuông, không cho âm thanh ngân vang, gọi là dập.
Sau khi Chủ lễ niệm bài Quán tưởng và Ðãnh lễ, hoặc trước bài Tán Lư Hương:Lư hương xạ nhiệt ... hoặc Tán Dương Chi:Dương Chi tịnh thủy ... hoặc Cử Tán:Chiên đàn hải ngạn ... thì khai chuông mõ như sau : Chuông thỉnh trước ba tiếng O O O (ba tiếng rời nhau)
Mõ gõ tiếp theo chuông bảy tiếng: –     –     –     –     – –     – (bốn tiếng rời, hai tiếng liền nhau và một tiếng rời ra sau cùng)
Rồi chuông mõ hòa với nhau như sau O  –  O  –  O  –     –     – –  O (chuông thỉnh trước, mõ gõ sau, sau 3 tiếng thì chuông ngừng, mõ gõ tiếp theo tiếng thứ tư, năm sáu gõ liền nhau, tiếng thứ bảy của mõ, thì chuông thỉnh một lượt với tiếng mõ.
Trong mỗi bài kinh, kệ, chú mỗi một tiếng, mõ phải gõ một cái, chú luôn luôn đọc nhanh nên mõ phải gõ nhanh. Bất cứ bài nào cũng vậy mõ bắt đầu gõ vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng tiếp theo, và khi còn 5 tiếng chấm dứt thì mõ gõ rất chậm, rồi gõ liền 2 cái ở tiếng áp chót và một cái ở tiếng chót.
Còn chuông thì trong bài dài, thỉnh thoảng thỉnh một tiếng chuông, những bài chú niệm ba lần, bảy lần, mười lần, hai mươi mốt lần, cứ mỗi lần hết là thỉnh một tiếng chuông, còn niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát ba lần, mười lần hay nhiều hơn, sau ba lần hay mười lần ấy mới thỉnh chuông (thường chú ý vào vị chủ lễ, khi thấy vị chủ lễ cuối đầu xá, đó là chấm dứt niệm chú hay chuyển sang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác). Cuối mỗi bài kinh, kệ, chú thỉnh chuông vào tiếng thứ 5, thứ 3 và tiếng sau cùng.
Ví dụ :
 Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
........

Nguyện gii NhưO Lai chơn O tht nghĩa O
Khi thời kinh chấm dứt thì thỉnh một hồi chuông và 3 tiếng rời ra sau cùng. Có nghĩa là giữ cho ba nghệp thân khẩu ý luôn được thanh tịnh.
Một cách khác, nghi thức khai chuông mõ và ý nghĩa như sau.
- Trước đánh ba tiếng (tiên khởi tam),
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).

* Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân. (Phần nầy giảng lược đi nên không mấy ai biết đến.)
* Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.
* Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
Giữa đánh mười tiếng: Đó là tiêu trừ mười điều ác gồm thất chi tội cọng thêm của ý có ba là mười. Từ đó, chứng nhập mười thân gồm: Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thệ thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân và trí huệ thân. (Phần nầy, sau nầy giản lược đi, không mấy ai dùng đến và cũng không mấy ai biết để ý đến.)
* Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:
+ Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),
+ Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức,
+ Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức,
+ Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
7. Nghi thức sử dụng chuông công phu
Người thỉnh chuông khai chuông công phu theo bài kệ sau :"
Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao âm
Thượng triệt thiên đường, hạ thông địa phủ
U Minh giáo chủ cứu khổ bổn tôn
Cứu bạt minh đồ Ðịa Tạng Vương Bồ Tát.
"Án dà ra đế dạ ta bà ha"

Tiếp theo nhập bảy tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh ba tiếng lớn và chậm rãi:
o o o o o o o O O O(vô tam)
Theo đó cứ đọc hai câu kệ lại thỉnh một tiếng chuông như sau:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn. 
O(thỉnh tiếng chuông thứ nhất)
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.
 O (thỉnh tiếng chuông thứ hai)
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí huệ trưởng, Bồ Ðề sanh.
O (thỉnh tiếng chuông thứ ba)
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật Ðộ chúng sanh.
O (thỉnh tiếng chuông thứ t ư)
Tiếp theo đó là thỉnh ba hồi chuông, sau đó người thỉnh chuông sẽ thỉnh từng tiếng sau mỗi danh hiệu Phật, Bồ Tát, hay sau mỗi câu chú.
Cuối cùng thỉnh một hồi chuông và bốn tiếng để báo chấm dứt thời công phu.
O O O O O O O O o o o o o O O O O (dứt tứ)
8. Chuông trống Bát Nhã.Chuông trống Bát Nhã là danh từ dùng để chỉ chuông to, trống lớn, thường chùa có thể xây lầu chuông, gác trống và treo "tả chung, hữu cổ". Thật ra cụm từ Chuông trống Bát nhã là để chỉ cách đánh chuông và trống theo một bài kệ "Bát Nhã Hội". Là một nghi thức hành lễ Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ xuất phát từ Không Tông, do nghi thức rất trang trọng nên dần dần chùa chiền các tông phái khác áp dụng theo. Có nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã, chúng tôi ghi ra một trong những cách đánh ấy:
a. Phần khai chuông trống
- Ba hồi chuông:
Trước khi thỉnh chuông, người đánh chuông nhập bảy tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh 3 tiếng thật lớn, thật chậm rãi (1) o o o o o o o O O O (vô tam)
Tiếp theo là thỉnh ba hồi chuông
Lần 1: O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm lúc sau mau dần và nhẹ tay)
Lần 2: Giống như lần 1
Lần 3: Giống như lần 1, tuy nhiên khi chấm dứt, thỉnh thêm 4 tiếng thật lớn và rời nhau: O O O O (dứt tứ).
- Ba hồi trống:
Trước khi đánh trống nhập bảy tiếng trống nhỏ, rồi đánh ba tiếng thật lớn, thật chậm rãi: x x x x x x x X X X (2)
Tiếp theo sau là đánh ba hồi trống: Ðánh trống giống như thỉnh chuông trong ba lần 1, 2 và 3 nói ở phần trên.
b. Phần nhập chuông trống(Chuông và trống đánh cùng một lúc):
Khi dứt tiếng trống lần 3, người đánh trống vừa nhẩm đọc bài kệ Bát Nhã, mỗi tiếng đánh một tiếng trống, nhưng hai tiếng sau đánh liền nhau. Người thỉnh chuông, sau mỗi câu kệ thỉnh một tiếng chuông (sau hai tiếng trống đắnh liền nhau, thỉnh một tiếng chuông)
Lần 1:
Bát Nhã hội                            X  XX O
Bát Nhã hội                            X  XX O
Bát Nhã hội                            X  XX O
Thỉnh Phật Thựợng Ðường  X  X XX O
Ðại chúng đồng văn              X  X XX O
Bát nhã âm                            X  XX O
Phổ nguyện pháp giới           X  X  XX O
Ðẳng hữu tình                       X  XX O
Nhập Bát Nhã                       X  XX O
Ba la mật môn                     X  X  XX O
Ba la mật môn                      X  X  XX O
Ba la mật môn                      X  X  XX O

Lần 2: Ðánh giống như lần 1
Lần 3: Ðánh giống như lần 1, tuy nhiên, khi hết câu cuối bài kệ rồi, đánh tiếp theo phần kết thúc:
c. Phần chuông trống kết thúc (3) :
X O X O X O X O X O X O x o x o x o x o x ovà sau cùng đánh bốn tiếng trống và chuông chấm dứt (dứt tứ) X O X O X O XX OO (đánh kép)
d. Phần kết thúc:
Lúc khởi đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba hồi, nhưng khi kết thúc buổi lễ cũng như thời kinh chuông trống Bát Nhã chỉ đánh một hồi mà thôi.
d. Một cách đánh chuông trống Bát Nhã khác:
- Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại).
- 3 tiếng tiếp (mỗi lần 1 tiếng): tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc: tham, sân si.
- 7 tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.
- Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: tượng trưng cho câu "MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA" hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
- Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng: tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ. 

e. Ghi chú:
( 1 ) Dù thỉnh chuông hay đánh trống, luôn luôn nhớ câu: "vô tam, dứt tứ” đây là trường hợp "vô tam" của chuông.
( 2 ) Ðây cũng là trường hợp "vô tam" của trống.
( 3 ) Nếu không thuộc bài kệ đánh trống, người tập đánh trống có thể nhớ các lần đánh trống theo cách đếm sau :
- Lần thứ nhất đánh ba tiếng trống
- Lần thứ hai đánh ba tiếng trống
- Lần thứ ba đánh ba tiếng trống
- Lần thứ tư đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ năm đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ sáu đánh ba tiếng trống
- Lần thứ bảy đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ tám đánh ba tiếng trống
- Lần thứ chín đánh ba tiếng trống
- Lần thứ mười đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười một đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười hai đánh bốn tiếng trống

Có lẽ khởi đầu chuông trống Bát Nhã chính thức dùng trong nghi lễ lớn của Phật Giáo, hoặc để thỉnh Phật chứng minh cho lễ kỹ niệm lớn, hoặc lễ giới đàn, hay Ðại sư đăng đàn thuyết pháp, bởi vì trong bài kệ có câu "Thỉnh Phật thượng đường", ngày nay người ta còn dùng để đón rước chư Tăng. Dẫu cho là đón rước Ðại Sư hay Danh Tăng đến viếng chùa, có lạm dụng chăng?
III. Kết luận: Người Phật tử tưởng nên biết về cách bài trí, về nghi thức chuông mõ, chuông trống Bát nhã, để sử dụng khi tụng kinh ở chùa hoặc ở nhà. Có khi cần thiết để giải thích cho người khác được biết về ý nghĩa cho tường tận.