A. Mở Đề :
Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hành, biến dịch một
cách ngẫu nhiên, vô lý, mà tuân theo một cái luật chung, luật đó là luật nhân
quả. luật nhân quả không phải do một đấng nào, xã hội nào đặt ra, mà là một
luật thiên nhiên âm thầm, lặng lẽ, nhưng đúng đắn, mạnh mẽ vô cùng.
Người đời vì không quan sát một cách kỹ càng, tường
tận nên không nhận biết được luật ấy. Do đó, họ đã hành động một cách bừa bãi,
thiếu tinh thần trách nhiệm đối với bản thân mình và với người chung quanh. Và
cũng vì thế mà họ đã đau khổ, lặn hụp mãi trong biển mê mờ tội lỗi .
Trái lại, Đức Phật là vị đã hoàn toàn giác ngộ, đã
pahts huy ra được cái luật nhân quả đang chi phối, điều hành mọi sự mọi vật
trong vũ trụ này, nên ngài đã hành động một cách sáng suốt, lợi lạc cho chính
mình và chúng sinh.
Vậy chúng ta là phật tử, chúng ta cẩn phải hiểu biết
cái luật nhân quả mà đấng từ phụ đã phát huy đó như thế nào, để rồi hanh động
đúng theo như những điều ngài đã làm, hầu đem lại hạnh phúc chân thật, lâu bền
cho mình và người chung quanh mình.
B.Chánh Đề
I. Định Nghĩa
Nhân là nguyên nhân, Qủa là kết quả. Nhân là cái mầm,
Qủa là cái hạt, cái trái do cái mầm ấy phát sinh. nhân là năng lực phát động,
quả là sự hình thành của năng lực pahts động ấy. Nhân và Qủa là hai trạng thái
tiếp nối nhau, tương quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà có. nếu không
có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không có nhân .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét