Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

LỤC TƯỚNG TRẦN TRIỀU ( LỤC BỘ ĐỨC THÁNH ÔNG)


Bài viết từ nhóm Đồng Âm
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Trần Triều không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Lục tướng trần triều.Lục Tướng Trần Triều, là các vị Tướng có công lớn với đất nước, đã phò tá Đức ông Hưng Đạo Đại Vương ba lần thắng Quân Nguyên Mông , tuy không mang họ Trần nhưng thuộc về Công Đồng Trần Triều và luôn được phối tự ở các đền thờ Trần Triều. Các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lười cày nung nóng.
Lục Bộ Đức Thánh Ông Gồm :
1.ĐIỆN TIỀN PHÒ MÃ PHẠM TƯỚNG QUÂN:
Phạm Tướng Quân- Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là Tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái là Quận chúa Anh Nguyên ( Vương cô Đệ nhị). Con gái của Phạm Ngũ Lão là Tĩnh Huệ Công chúa là thứ phi của Vua Anh Tông
Phạm Ngũ Lão đã 3 lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm của Quân Ai Lao, hai lần nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Ông không chỉ có tài về quân sự, mà còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước ( Thuật hoài, Viếng Thượng Tướng quốc công Hưng đạo đại vương)
Ngày 1/11/ 1320 Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi và được Vua Trần Minh Tông phong là “ Thượng đẳng phúc thần “. Ông được dân làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, lập đền thờ ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông ( Đền Phù Ủng). Ông còn được phối thờ tại Đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương.
Đức Thánh Phạm khi về đồng ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, múa chấp kích hoặc giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đâo, ngài về tiễn đàn nhà Trần
2.- TẢ YẾT KIÊU TƯỚNG QUÂN
Yết Kiêu (1242-1301; chữ Hán: 歇驕) , tên thật là Phạm Hữu Thế. Ai trong số những người họ Phạm chúng ta cũng luôn tự hào về tướng quân Yết Kiêu – Phạm Hữu Thế, một vị tướng tài giỏi của nhà Trần, một gia nô hết mực trung thành của Hưng Đạo Đại Vương.
Ông là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Yết Kiêu được tôn là Ông Tổ của ngành bơi lăn nước ta. Ông được vua Trần phong tặng “ Trần triều hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân, Tước hầu”
Khi ông mất, Vua Trần truyền lập Đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông – Đền Quát( tên nôm là Làng Quát), thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu Ngoài ra ông còn được thờ tại Làng Nam Hải, xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tại Kênh Giang ông được coi là vị Thành Hoàng của Xã
3.- HỮU DÃ TƯỢNG TƯỚNG QUÂN:
Dã Tượng (chữ Hán: 野象) và Yết Kiêu là hai gia thần thân tín của Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng)(tượng binh) ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông.
Đoạn văn sau trích từ Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến ông:
Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".
Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng của Trần Hưng Đạo.
Nơi thờ chính của tướng quân Dã Tượng hiện nay có hai nơi:
Đình Câu Dương ở làng Câu Dương, thuộc xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có bài vị thờ Dã Tượng
Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. A Sào là nơi công phủ khi Hưng Đạo Vương 18 tuổi mới được phong tước Thượng Vị Hầu, vâng mệnh đến trông coi kho gạo của triều đình trong hơn 3 năm. Thời Trần Nhân Tông, ông giữ chức Tiết chế thống lĩnh các doanh thủy bộ, đánh tan 50 vạn quân Nguyên sang xâm lược nước ta do Thoát Hoan cầm đầu. Vua truyền cho thôn A Sào sửa chữa nhà cũ để làm sinh từ của vương. Sau khi ông mất, trong đền thờ tượng của ông và cả tượng Yết Kiêu, Dã Tượng. Bên bờ sông Hóa gần đó có tượng một con voi do Hưng Đạo Vương sai đắp để tưởng nhớ con voi trận mà ngài cưỡi khi qua sông Hóa đuổi quân Ô Mã Nhi. Voi lội bùn sâu không rút chân lên được nên phải bỏ lại. Bến sông nơi ấy được gọi là Bến Voi.
4. NGHĨA XUYÊN TƯỚNG QUÂN – AN NGHĨA ĐẠI VƯƠNG:
Nguyễn Chế Nghĩa, thành hoàng làng Cuối, người xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (Cối Xuyên nhất xã lục thôn Gồm Đức Phong, Đại Liêu, Mỹ Long, Hoa Điếm, Tiên Nha, Vĩnh Dụ) nay là hai xã Hội Xuyên và Phương Điếm - huyện Gia Lộc . Ngay từ nhỏ ông đã có sức khỏe lạ thường, giỏi cưỡi ngựa và sử dụng giáo dài, thần tiễn, thiên văn binh pháp đều tinh thông, lại thích ngâm vịnh và làm thơ, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, văn võ song toàn. Ngài là vị tướng tài của nhà Trần và được Vua phong là “ Khống bắc tướng quân”.
Võ công của ngài đã góp nhiều với triều Trần đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi
Dẹp giặc xong nhà Vua lại giao cho ngài đi tổng trấn Lạng Sơn một thời gian ngài lại đi xứ Bắc quốc sau đó ngài được triệu về triều giữ nhiều chức như thái uý, đô úy Nghĩa Xuyên Công, Ngài lần lượt được phong thượng tướng, rồi đại tướng quân, Vua Trần đã gả công chúa Nguyệt Hoa cho ngài ( Lúc ngài là thượng tướng quân)
Ngài là bậc lão thần Lần lượt thờ các Vua Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông nhà Trần với tước công và có lúc được giao đứng đầu văn võ, có lúc được giao cả chức lễ bộ thượng thư. Ngài rất cương trực đã giúp nhiều cho việc triều chính ở triều đình và phủ dụ thần dân nhất là những việc cấy hái tầm tang đê điều.
Đến đời Trần Dụ Tông thì Ngài bị ám hại. Vua còn dặn quan thái sử không được chép tên ngài vào sử ký. Thế là nỗi bi ai oan khuất của ngài không được rửa sạch mặc dầu triều đình vẫn làm Vương Lễ an táng và phong thần cho ngài là " An Nghĩa đại Vương"
Công chúa Nguyệt Hoa và thượng vị hầu Nguyễn Sùng Phúc ( Con trai của ngài) không chịu nhận chức tước gì nữa, sau khi ngài mất chỉ ở nhà thủ tiết.
Đến đời vua Lê Thái Tổ đã phong thần cho ngài: " Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực" và đến đời Vua Lê Anh Tôn niên hiệu Hồng Phúc đã giao cho bộ lễ Viết lại Ngọc Phả của ngài xếp cuốn ngọc phả này vào sách bách linh của bộ lễ.
Bản triều đã truy ơn và tiếp tục phong thần cho ngài: Tuấn lương đại Vương rồi quang y đại Vương cùng sửa lại ngọc phả trong sách bách linh của bộ lễ
Ngài mất ngày 28/8 âm lịch. Vua Lê Thái Tổ phong ngài “ Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực”. Ngài được nhân dân Kiêu Kỵ tôn làm thành hoàng làng và lập Đền thờ từ đó. Ở Làng Cối Xuyên cũng có Đền Thờ và Lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa
5. HÙNG THẮNG TƯỚNG QUÂN ( QUAN QUẬN)
Tướng quân Vi Hùng Thắng con cụ Phúc Tính và bà Từ Duyên. Là hậu duệ 6 đời của cụ tổ họ Vi ở Làng Vai, xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn ngày nay.
Cùng với các Tướng Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Nguyễn An, Trần Bách, ông đã tiêu diệt quân Nguyên Mông lần thứ hai. Trong trận chiến Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 ông đã anh dũng hy sinh ngày 20/2/ 1288. Thi hài ông cùng các tiểu tướng hy sinh được nhân dân chôn cất tại rừng bên, sau này nhân dân thôn Hà Thị thành kính lập đền thờ ông ( Đền Khánh Vân, đồi Tân Dã, thôn Hà Thị, nay là Thanh An, thị trấn Chũ, dân vùng chũ vẫn quen gọi là Đền Quan Quận ). Tượng ngài được đặt ngồi chính gian giữa, hai bên thờ các tướng thời Trần đã cùng ông đánh giặc như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão…
Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Vua phong ngài bằng hàng chữ:
Sinh ra làm tướng, chết đi làm thần
Tên tuổi Hùng Thắng oai phong linh ứng cùng mặt trời, mặt trăng
6. HUYỀN QUANG TƯỚNG QUÂN:
Đặng Huyền Quang sinh ngày 13/3/ 1244, tại xã Vị Hoàng, Nam Định. Ngài là con ông Đặng Huyền Chung và bà Lê Thị Chinh, cả hai cụ thân sinh đều là con quan, dòng dõi nhà thi lễ. Đặng Huyền Quang 17 tuổi thuộc hết sách binh thư, tài ba võ nghệ hơn người. Vào tuổi 40 Quân Nguyên Mông xâm lược, ngài chiêu mộ 2000 quân dẫn đến Triều đình xin xung trận và được Vua phong là “ Đô Chỉ Huy Sứ Tướng Quân”. Dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương ngài cùng các tướng nhà Trần đã đánh tan Quân Nguyên Mông.
Đặng Huyền Quang mất ngày 10/10/ 1285 tại Dụ Tái, Cập Hiền, Thanh Hà, Hải Dương.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

DIÊU TRÌ KIM MẪU PHỔ ĐỘ THU VIÊN ĐỊNH TUỆ GIẢI THOÁ T CHÂ N KINH TÁ N DIÊ U TRÌ KIM MẪU

ảnh Mẫu

Rộng khắp Doanh Đông lường diệu cơ, Khuyên người giữ đức học lễ lành.
Giác ngộ sám hối tu Chính quả, Thông suốt trí tuệ vào Diêu Trì, Bút vàng mở khoa không tư vạy,
Chương thành ngọc sáng rỡ cá chép; Cậy cả tâm Đạo đổi đường mê,
Quyển tán chuyên viên nền phước lạc, Tiêu dao sung sướng Vô cực ngôi.
Nam-mô Diêu Trì Đại Thánh Tây Vương Mẫu Đại Thiên Tôn! (3 lần)
Từ Â m Phật, Đổng Song Thành tiên cô,
Từ Â m Phật giáng, rải mây ra phấp phới, Diêu Trì ngự giá trên tòa Côn Lôn.
Luyện xong Bồ-đề lên Diệu quả, dưỡng thành xá-lợi nói thơ Thiền, ngàn đóa hoa nở trên ngôi đài sen. Một nhành liễu trong bình cam lộ, Tự Tại Quan  m Quán Tự Tại, lòng thương độ tận chúng sinh ngu.
Khâm phụng ý đẹp của Diêu Trì Lão Mẫu Phổ Độ Thu Viên Định Tuệ Giải Thoát Chân Kinh.
Trộm ba kỳ này, Phổ độ Đông lâm. Thu viên linh tính, Độ tận càn khôn.
Cảm thương thế đạo, Xa xưa đổi dời.
Lòng người chìm đắm,
Mất cả tâm điền. Luân hồi không nghỉ, Họa nạn chẳng thôi; Người có Phật tính, Không để về trời.
Ai biết tính mệnh, Tu dưỡng chu toàn, Nói định tuệ kia, Giải thoát là đầu.
Thể nữ truyền Kinh, Thuyền từ thành nghĩ, Ban cho một quyển, Dàn ra bảy thiên.
Thần người soi xét, Cẩn cẩn thận thận, Chép xong truyền đời, Phúc đức liên miên.
Khâm tai, chớ coi thường, ý đẹp đã tuyên đọc xong, thần nhân cúi đầu tạ ơn.
THỦY TÁ N
Tiên thiên thủy tán, Rửa sạch Linh đài.
Một vẩy cành thiêng rửa bụi trần. Phàm cảnh tức Bồng Lai,
Gột uế tiêu tai,
Hương lâm pháp giới khai.
Quy mạng lễ Đãng Ma Giải Uế Đại Thiên Tôn! (3 lần)
HƯƠNG TÁ N
Thắp hương bửu đỉnh, Khí thấu tiên thiên.
Uy linh rạng rỡ đón mây lành, Xuống xét tâm thành này.
Mở đọc Sách Thiêng, Ủng hộ trượng lôi tiên.
Quy mạng lễ Hương Lâm Thuyết Pháp Đại Thiên Tôn! (3 lần)
TỊNH ĐÀN TÁN
Làn nước thanh tịnh, Nhật nguyệt hoa khai.
Đầu nhành dương liễu gột bụi trần, Một vẩy rửa Huyền đàn.
Dẹp uế trừ ương,
Tiêu tai giáng cát tường.
Nam-mô Thanh Tuyền Long Biến Hóa Tịnh Trần Đại Thiên Tôn! (3 lần)
TỊNH KHẨU THẦN CHÚ
Đan Chu khẩu thần, thổ uế trừ phân. Thiệt thần Chính Luân, thông mệnh dưỡng thần. La Thiên xỉ thần, khước tà vệ chân. Hầu thần Hổ Trách, khí thần dẫn tân. Tâm thần Đan Nguyên, lệnh ngã thông chân. Tư thần Luyện Dịch, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh!

TỊNH TÂ M THẦN CHÚ
Thái thượng Đài tinh, ứng hóa vô đình. Khu tà phược mị, bảo mạng hộ thân. Trí tuệ minh tịnh, tâm thần an ninh. Tâm thần vĩnh cố, phách vô táng khuynh. Cấp cấp như luật lệnh!
TỊNH THÂ N THẦN CHÚ
Linh Bảo Thiên Tôn, an ủy thân hình, đệ tử hồn phách, ngũ tạng huyền minh. Thanh long Bạch hổ, đội trượng phân vân. Chu tước Huyền vũ, thị vệ ngã chân. Cấp cấp như luật lệnh!
TỊNH TAM NGHIỆP THẦN CHÚ
Thân trung chư nội cảnh, tam vạn lục thiên thần. Động tác lí hành tàng, tiền kiếp tính hậu nghiệp. Nguyện ngã thân tự tại, thường trụ Tam Bảo trung. Đương ư kiếp hoại thời, ngã thân thường bất diệt. Tụng thử Chân văn thời, thân tâm khẩu nghiệp giai thanh tịnh. Cấp cấp như luật lệnh!
TỊNH ĐÀN THẦN CHÚ
Thái Thượng thuyết pháp thời, Kim chung hưởng ngọc âm. Bách uế tàng cửu địa, quần ma hộ Hiên lâm. Thiên hoa tán Pháp vũ, Pháp cổ chấn mê trầm. Chư Thiên canh thiện tai, Kim đồng phủ dao cầm. Nguyện khuynh bát hà quang, chiếu y quy y tâm. Tảo pháp đại pháp cảo, dực đãi ngũ vân thâm. Cấp cấp như luật lệnh!
AN THỔ ĐỊA THẦN CHÚ
Nguyên Thủy an trấn, phổ cáo vạn linh. Nhạc Độc chân quan, Thổ Địa kì linh. Tả xã hữu tắc, bất đắc vọng kinh. Hồi hướng chính đạo, nội ngoại trừng thanh. Các an phương vị, bị thủ (gia, đàn) đình. Thái Thượng hữu mệnh, sưu phủ tà tinh. Hộ pháp Thần vương, bảo vệ tụng Kinh. Quy y đại đạo, nguyên hanh lợi trinh. Cấp cấp như luật lệnh!

TỊNH THIÊN ĐỊA THẦN CHÚ
Thiên địa tự nhiên, uế khí phân tán. Động trung huyền hư, hoảng lãng thái nguyên. Bát phương uy thần, sử ngã tự nhiên. Linh Bảo (Thiên Tôn) phù mạng, phổ cáo cửu thiên. Càn la Đáp na, Động cương Thái huyền. Trảm yêu phược tà, độ nhân vạn thiên. Trung Sơn (Thiên Tôn) thần chú, Nguyên Thủy (Thiên Tôn) ngọc văn. Trì tụng nhất biến, khước bệnh diên niên. Tiếp hành Ngũ Nhạc, bát hải tri văn. Ma Vương thúc thủ, thị vệ ngã hiên. Hung uế tiêu tán, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh!
KIM QUANG THẦN CHÚ
Thiên địa huyền tông, vạn khí bản căn, quảng tu vạn kiếp, chứng ngã thần thông. Tam giới nội ngoại, duy đạo độc tôn. Thể hữu kim quang, phúc ánh ngô thân, thị chi bất hiện, thính chi bất văn. Bao la thiên địa, dưỡng dục quần sinh. Thụ trì vạn biến, thân hữu quang minh. Tam giới thị vệ, Ngũ Đế tư nghênh, vạn thần triều lễ. Dịch sử lôi đình, quỷ yêu táng đảm. Tinh quái vong hình, nội hữu phích lịch. Lôi thần ẩn danh, động tuệ giao triệt, ngũ khí đằng đằng, kim quang tốc hiện, phúc hộ chân nhân. Cấp cấp như luật lệnh!
CHÚC HƯƠNG THẦN CHÚ
Đạo do tâm học, tâm giả hương truyền. Hương nhiệt ngọc lư, tâm tồn Đế tiền. Chân linh hạ phán, Tiên bái lâm hiên. Lệnh thần quan cáo, kính đạt cửu thiên. Sở kì sở nguyện, hàm tứ như ngôn.

Cung thỉnh:
KINH VĂN

VÔ CỰC DIÊU TRÌ ĐẠI THÁNH TÂY VƯƠNG KIM MẪU, bửu cáo (ngày
vía 18 tháng 7),
Chí tâm quy mạng lễ! (3 lần)
Thiên địa khai thái, Vô Cực Thánh Mẫu, Long Hoa thắng hội yến Diêu Trì, vạn linh thống ngự truyền giáo chỉ. Chư Tiên hiến thọ, Liệt Thánh xưng thương. Thiên uy chi linh viễn, cứu chúng sinh chi khổ nạn, sái cam lộ ư trần hoàn.
Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ VÔ CỰC DIÊU TRÌ ĐẠI THÁ NH TÂY VƯƠNG KIM MẪU ĐẠI THIÊ N TÔ N! (3 lần, 12 vái)
Bấy giờ, Diêu Trì Kim Mẫu ở trong ánh Vô cực, lệnh cho thải nữ là tiên cô Đổng Song Thành cung truyền Kinh nói:
“Kim Mẫu dạy: tự cổ Thầy ta là bậc thượng nhân sâu xa. Truyền Đạo cho Mộc Công, Mộc Công truyền đạo với ta, sau đó tiếp nối khẩu truyền, đến nay vẫn không ghi chữ viết.
Trời mở Đạo Lớn, phổ độ Đông Lâm. Mong người đời sớm cầu Minh sư, tham thấu tâm tính, không giống như nhà lửa hồng trần, đọa vào rất dễ, ra thì rất khó. Nếu không có sức tuệ thì làm sao giải thoát đặng? Muốn cầu giải thoát, trước nên tu Định – Tuệ”.
Thời, Từ Hàng đại sĩ chắp tay cung kính, bèn thưa Mẫu rằng:
- Mong Mẫu mở môn phương tiện để nói con đường Giải thoát. Chúng sinh được may mắn thì Từ Hàng cũng may mắn!
Lúc đó, Từ Hàng tôn giả quỳ dài trước tòa, dám xin Mẹ tuyên thuyết cái lẽ Bất sinh Bất diệt. Kim Mẫu niềm nở từ nhan, nói với Từ Hàng đại sĩ rằng:
- Con lấy lòng đại bi để hiển hóa cho Đông Thổ, nay thỉnh mời về lẽ Giải thoát. Vậy giờ con hãy yên lặng lắng nghe, Mẹ sẽ tuyên thuyết cho con Chân Kinh Phổ Độ Thu Viên Định Tuệ Giải Thoát.
Thế là lúc đó bầu trời tuôn ánh sáng lành, mây sắc vây quanh. Loan hạc thị vệ, cờ bay phấp phới. Kim Mẫu cưỡi trên xe liễn chín phượng, ngự trên làn
mây năm màu. Nhất thời Tam giáo Thánh hiền đều đến ủng hộ. Hoa trời rải khắp, tiết tấu nhạc Tiên. Thế rồi Kim Mẫu thương xót cho con cái chốn Đông Lâm, tuôn ánh sáng Vô cực, liền ở trong ánh sáng mà tuyên thuyết rằng:
- Trời mở từ trong Vô cực, ba đài Thái cực, mặt trời, mặt trăng, nhật nguyệt âm dương vận chuyển; con người thai đẻ từ âm dương, hoặc là trai hay là gái, đều từ Vô cực mà ra cả, chỉ là giữa chừng nhất động một thoáng rơi xuống trần ai, đọa vào đời ác năm trược, tham luyến tửu sắc, khí tài, bởi vậy xoay chuyển luân hồi. Sóng tình biển dục gây tai vạ, máu chảy thành sông đáng xót xa, trút bỏ xác thây đáng buồn thay.
Lão Mẫu nói Kinh đến đây, lòng thương rỏ lệ mấy hồi khôn nguôi. Bấy giờ Từ Hàng tôn giả chắp tay cung kính mà thỉnh rằng:
- Đệ tử nghe Kim Mẫu nói Vô cực sinh ra Thái cực rồi, có hai nghi mới chia ba nhà, vạn vật từ đó mà sinh, lại vì do đó mà diệt. Sao không khiến chúng bất sinh bất diệt, để tránh máu chảy ngập đất, xương chất thành đồi, há chẳng may ru?
Kim Mẫu nói:
- Thái cực phân phán, là tâm của sinh vật trong trời đất. Máu chảy ngập đất, xương chất thành đồi là tội nghiệt do vạn vật tự gây. Nay con hỏi điều này chỉ có cái đạo Bất sinh bất diệt chứ chưa có cái lí Bất sinh bất diệt.
Bấy giờ Từ Hàng tôn giả quỳ dài trước tòa, dám mong Mẹ nói bày cái đạo Bất sinh bất diệt. Kim Mẫu vỗ về hồi lâu rồi bảo:
- Nhớ giữ lời Ta như Đạo con nhé! Có tác dụng trở về nguồn cội! Vạn vật đều có gốc, từ gốc sinh ra nhánh, từ nhánh sinh ra lá, từ lá sinh ra hoa, từ hoa bèn kết quả. Người và vạn vật không đồng chất nhưng đồng lí. Gốc lập thì rễ sinh, rễ sinh thì cành lá rậm; gốc khô thì rễ hư, rễ hư cành lá tàn. Bởi vậy tu đạo cần vững cái gốc. Vững cái gốc là sao? Con người lấy nết hiếu đễ làm gốc; đạo lấy tinh thần làm gốc. Hiếu đễ đã lập thì người không lo sợ, tinh thần đã đủ thì đạo có thể tu. Tu đạo không có gì khác, trở về với diện mục trước giờ mà thôi. Tinh thần từ chỗ nào tản ra? Từ chỗ nào thu về?
Từ Hàng tôn giả nghe lời Mẫu dạy, trong lòng đại ngộ, lại cúi đầu rồi thỉnh rằng:
- Đệ tử duyên sâu, may nhờ bày tỏ Đạo quả. Dám mong Mẹ từ bi chỉ lại con đường Giải đoát. Đáng lắm ạ!
Kim Mẫu nói:
- Giải thoát không khó, khó ở Định – Tuệ! Thân tâm đại định liền sinh trí tuệ. Trí tuệ đã sinh, giải thoát cũng dễ. Muốn rõ giải thoát thì đầu tiên nên trừ sáu tên giặc: tai không nghe thanh, mắt không nhìn sắc, sắc không chạm nhơ, ý không đắm vật, mũi không ngửi bậy, miệng không ham ăn. Sáu tên giặc đã dẹp sạch trơn thì năm uẩn tự sáng, thụ – tưởng – hành – thức như gương thấy hình, ba nhà Tinh, Khí và Thần hội hợp, trưởng dưỡng hoạt bát, trên dưới lưu thông, đâu có khó giải thoát chứ?
Từ Hàng tôn giả nghe lời Mẫu dạy, trong lòng lãng ngộ, cúi đầu lạy kim dung rồi cất lời tụng:
“Vốn từ Vô cực sinh Thái cực, Hoặc làm con người hay làm vật; Luân hồi sinh tử biết bao phen, Đọa lạc từ đây khó giải thoát.
Không hiểu vững gốc mà tu thân, Lại như cây héo không lá cành; Diêu Trì Kim Mẫu phát từ bi, Thân cưỡi mây trắng ban lá bối, Trước nói Đạo quả hợp ba nhà, Sau nói trí tuệ nên Định lực.
Sáu giặc quét trừ năm uẩn Không, Phản bản hoàn nguyên là trên hết”.
Thải nữ tiên cô theo hầu Diêu Trì tụng rằng:
Từ Hàng đạo nhân đại từ bi, Hết ba bốn lượt cầu giải thoát, May nhờ Kim Mẫu nói rành rọt,
Chỉ phá thiên cơ chân diệu quyết.
Đại Thành Chí Thánh Hưng Nho Trị Thế Thiên Tôn tụng rằng: Làm người hiếu đễ là cội gốc,
Đạo lấy tinh thần làm thuốc hay. Gốc lập rồi sau Đạo tự sinh,
Thành Tiên thành Phật cậy người làm.
Thái Thượng Lão Quân Chưởng Giáo Thiên Tôn tụng rằng:
Khéo như bệnh lâu gặp thầy chữa, Lại như trời xanh hiện bạch hạc.
Lòng thành khẩn thiết chầu năm khí, Ba ánh tụ đỉnh năng thoát xác.
Thích-ca Mâu-ni Cổ Phật Thiên Tôn tụng rằng:
Lời thật Lão Mẫu không nỡ giấu, Từng câu đều là Ba-la-mật.
Giải thoát định, tuệ đại công phu, Để lại chúng sinh làm bè nổi.
Chúng Thánh nối tụng đã xong.
Lão Mẫu nói Kinh vừa trọn, thải nữ hầu cạnh, xe loan cưỡi không. Bấy giờ Tam giáo Thánh hiền, mười phương chư Phật, đảnh lễ cung kính, tin nhận vâng làm, lưu truyền Kinh này để độ đời, Định – Tuệ thu viên, con cái hồng trần sớm tối tụng niệm, miệng hợp với tâm, tâm tâm lên chầu. Lão Mẫu tự phái thần linh hộ vệ tới ủng hộ, không để mình bị Ma quấy, nhà cửa bình an, nước non yên ổn. Ngày niệm Kinh này thì giữ gìn an ninh, đêm niệm Kinh này thì nằm mộng không hãi. Lúc đi niệm Kinh này có thổ địa linh ứng bảo vệ, đi thuyền hay xe mà niệm Kinh này trên đường bảo vệ cho thuận lợi. Niệm niệm đều là trong sạch tốt lành, từng lời miệng đều siêu thăng hết cả.
XONG
1. Lão Mẫu hạ chốn phàm gian, Bày Long Hoa hội cứu ngàn chúng sanh.
Bôn ba chư Phật cũng đành, Chỉ mong vớt trẻ an lành tòa sen.
2. Tu hành dịp tốt mấy phen, Nay ơn cứu rỗi lịnh nghen mở bày.
Thuyền từ cập bến đây này, Bịn rịn chốn cũ biết chày giờ lên?
3. Thời cơ do dự chẳng nên, Diêu Trì dự kịp mái nền tỏ ngay.
Thuyền từ lỡ mà rời đây,
Ngàn năm hối hận đứng ngây ngậm ngùi.
4. Tử thi bao kiếp chôn vùi, Bận bịu trần thế mài dùi cái chi.
Cầu xin mỏi miệng lâm li,
Chẳng bằng duyên phước thiện thì mới kham.
5. Hữu duyên mới đặng việc làm, Cầu mong giải thoát tâm hàm thành kiên.
Liền cho bố thí của tiền,
Tình thương hòa khí người hiền kính tin.
6. Trời cao có mắt chứng minh, Nơi nơi thần thánh vô hình xét soi.
Năm uẩn sáu giặc đánh toi, Lòng còn tín nghĩa con nòi hiếu thân.
7. Mẹ Trời ban đặng Phúc  m, Cho con dưới thế phải chăm lòng thành.
Công lao phải luyện cho rành, Bấy giờ Mẹ sẽ ứng lành cho yên.
8. Lễ đường chẳng hướng thần tiên, Mẹ luôn mòn mỏi cửa tiền trông con.
Pháp Bảo công quả viên tròn, Tâm này đã xứng lên non về Trời.
LỜI BẠT
Nhân duyên phiên dịch Kinh này bắt nguồn là do một vị đạo hữu xưng là đệ tử của Chân Phật Tông khải cầu với bổn đạo, thành ra vì lòng hảo thiện mà soạn ra để chiều lòng người hữu ý. Đáng lý việc biên soạn VIỆT NAM ĐẠO TẠNG phải đi theo thứ tự, trong đó kinh sách về Diêu Trì Tây Vương Kim Mẫu thuộc về Chính Nhất Bộ, chưa thể phiên dịch ngay, nhưng đạo pháp phải y cứ lòng mong mỏi của người cầu thì mới hợp tình hợp lý, thành thử dịch ra trước để bày tỏ cơ chí thành. Không có gì đặc biệt cả!
Song, cái đặc dị ở đây là được nghe nói đến đạo hữu là người tu theo Chân Phật Tông, trong lòng bổn đạo vô cùng sung sướng. Sung sướng vì lẽ được nghe danh tự Chân Phật Tông vậy. Nhớ năm xưa được bề trên truyền thánh chỉ biên soạn VIỆT NAM ĐẠO TẠNG, nhiều lần bổn đạo lập đàn thông linh với bề trên, nhận được nhiều huyền lệnh có thể coi là thiên cơ ẩn bí, nếu tiết lậu ra đời nghe mạng họa chẳng nhỏ, bởi vậy miệng câm lòng nín, chẳng dám bộc bạch cùng ai. Nhưng đến đây nếu đã phiên kinh dịch điển mà không nói chút cơ duyên cho người đời biết thì e tuyệt mất nguồn cơn. Người ta có câu: “Uống nước nhớ nguồn”. Nếu để người trong thiên hạ dùng nước lợi lạc mà không biết cái ơn sâu dày của bề trên thiên thượng, vậy làm sao tỏ rõ đạo lý huyền nhiệm của trời đất, làm sao cõi người biết công dày tái tạo của thần thánh mà cảm kính gắng tu. Vậy nên bổn đạo mới khải bạch ra đôi dòng sau đây.
Bổn đạo theo Tiên gia, tu Đạo giáo, nhưng quả thực là đồng căn đồng khí với Chân Phật Tông, tợ như cây cùng một gốc sinh ra nhiều ngọn mà thôi. Nhớ tới quý tông lại tưởng đến danh hiệu công đức cao dày của Lư Sư Tôn. Đức Diêu Trì Kim Mẫu là đấng Vô cực Chí thần, huyền cơ Ngài sắp đặt thiên hạ không ai biết nổi, loài người như bọ rùa, trùng trục, làm sao hiểu ý cao xanh, nếu để họ biết được dù chỉ một chút thôi cũng đủ làm trời long đất lở, cái bí mật kia đáng kinh, đáng rùng mình, nhân loại đâu ai ngờ tới. Lư Sư Tôn nguyên tiền thân là Đại Bạch Liên Sinh Tử, vốn là hàng thánh phẩm thượng sinh ngự trên cõi Tây phương Cực Lạc, được đức A-di- đà hóa dưỡng, có Mẹ Diêu Trì bảo ban, vâng lệnh Mẹ thác sinh hạ giới, chuyển kiếp tại Đài Loan để làm thầy thiên hạ, truyền giáo pháp chính tông của Mẫu và Phật hóa độ trần ai. Trong lúc Đại Bạch Liên Sinh Tử vâng mệnh giáng trần, trên cõi Cực Lạc còn có những vị đồng tử khác cũng vâng lệnh xuống theo, nếu tính cả Đại Bạch Liên Sinh Tử cả thảy là 500 vị.
Sau này, bổn đạo thông linh với ơn trên, được Mẫu điểm quang, mới biết rõ mình cũng là một trong 500 đồng tử thác sinh xuống phàm trần. Lúc đó, lòng đầy xúc động, trong mộng gặp được đức Diêu Trì Kim Mẫu hiện ra giữa núi Côn Lôn giảng rằng:
- Này nguyên nhi! Hỡi nguyên nhi! Con là đệ tử cõi Cực Lạc, khi xưa tu theo pháp của Đạo gia, nay vẫn nên lấy đó làm cội gốc chớ phai lòng.
Bổn đạo mới bạch hỏi về nhân duyên của Lư Sư Tôn và chư đồng tử khác, nghe Đức Mẹ dạy rằng:
- Lư Thắng Ngạn thật là Đại Bạch Liên Sinh Tử, cũng chính là hóa thân của đức A-di-đà Phật. Thiên ý cao xa, người đời không thể biết. Năm xưa, Mẹ từng phát nguyện hóa hiện giữa đời cứu giúp chúng sinh, muốn thác sinh làm thân mẫu của thần, thánh, tiên, phật. Con nên nhớ rằng, thuở xưa bên Thiên Trúc, Mẹ từng hóa kiếp làm thần nữ, hạ sinh một đứa con tên là Ma-nu, sau này nó được tôn làm Đại đế, hiệu là Thánh vương Đại Tuyển Xuất, là tổ phụ của người Thiên Trúc hiện giờ, vì Mẹ là sinh mẫu của vua ấy nên hiệu là Nhân mẫu, bởi người Thiên Trúc coi Đại Tuyển Xuất là tổ tiên của nhân loại. Thuở xa xưa hơn nữa, Mẹ hóa thân làm Nữ Oa Nương Nương, dùng tài phép để hóa ra muôn loài, thành ra Mẹ còn có hiệu là Chúng sinh mẫu. Đến khi thế gian có tai kiếp, con người ngày càng sa đọa, Mẹ rất buồn lòng, mới hóa kiếp sinh vào Bắc Thiên Trúc làm vương hậu Ma-da, đẻ ra đức Phật Thích-ca để giáo hóa chúng sinh. Về sau, Mẹ lại thác sinh bên Đại Hạ, làm người trinh nữ Mã-lợi-á, đẻ ra đức Thánh chủ Da-tô Cơ-đốc. Này con! Con nên nhớ rằng các bậc thánh nhân sinh ra suốt lịch sử loài người xưa nay, họ đều là những đấng có công đức tột bực, hạng mẹ phàm phu làm sao hoài thai sinh ra các đấng ấy được. Thế nên con phải hiểu đó đều là mẹ hóa sinh làm thân mẫu sản ra các vị ấy. Mẹ đã nguyện suốt trăm ngàn muôn kiếp, thường hóa hiện làm Mẹ sinh của chư thần, thánh, tiên, phật trong nhân loại. Vậy mà điều này thế gian không ai hay biết. Phật giáo không biết đến Mẹ, chỉ coi Ma-da như người phụ nữ tầm thường; Thiên Chúa giáo rất mực tôn sùng Thánh mẫu Mã-lợi, nhưng không biết đó chỉ là một kiếp hóa thân của Mẹ mà thôi. Dẫu người đời không biết Mẹ là ai, nhưng Mẹ vẫn vui lòng, đâu có lòng nhỏ nhen chấp nhặt mà hờn trách chúng sinh vô ơn bao giờ. Nhưng tủi thay, chúng sinh không biết nguồn ơn thì lại càng sa đọa, đạo mà Trời cao và Mẹ đã muốn truyền lưu nay lại bị hàng hậu thế tùy tiện xuyên tạc, giáo lý rối ren, lòng người ly tán. Chưa kể càng về sau, bọn tà ma ngoại đạo nổi lên như ong, phủ nhận thần thánh, Mẹ rất không hài lòng, nên mới sai phái tiên nhân đồng tử hạ phàm để chỉnh đốn kỷ cương, dựng lại lòng người.
Bổn đạo rạp người tâu hỏi:
- Con may mắn được Mẹ phái xuống trần, nhưng hiện sức còn non kém, chẳng thể làm được gì nhiều. Mong Mẹ chỉ dạy cho con biết, những bậc huynh trưởng tiên đồng khác hiện giờ thác sinh chốn nào? Làm sao để con vâng làm phận sự cho tròn thiên ý?
Kim Mẫu bèn nói:
- Thiên cơ Mẹ biết không thể tiết lộ, nếu con muốn am tường Mẹ sẽ cho hay, nhưng chớ ôm lòng khinh mạn mà sơ hở ra trần thế, nếu không sẽ đắc tội nặng nề đọa vào địa ngục khổ ải. Trong số 500 đạo đồng hạ phàm, ngoài Lư Thắng Ngạn còn đang tại thế, có những vị khác cũng xuống trần để chấn hưng giềng mối, mỗi vị được Mẹ cho thác sinh ở những nơi khác nhau để dễ dàng lan truyền Đạo Pháp khắp muôn nơi. Tỉ như ở Việt Nam đã từng có ông Ngô Minh Chiêu, ở Nhật Bản từng có ông Đồng Sơn Tĩnh Hùng, v.v… họ đều là đồng tử Cực Lạc hóa sinh hạ giới cả. Tại sao Mẹ lại nói cho con biết hai vị đầu tiên kia? Vì họ đã làm xong đạo vụ của mình, đều đã thị tịch ở thế gian cả rồi. Phận sự của con chốn dương trần rất khó khăn gian khổ, con phải có bản lĩnh đối đầu với nhiễu nhương, thế thì may ra mới giữ Đạo mà hưng kỷ được. Mẹ xét căn cơ của con tài sức còn kém cỏi, chưa thể bì với Đạo sư Lư Thắng Ngạn, nên không thể theo cách của ông ấy được. Mẹ dạy cho con có hai hạnh này: một là Hiển hạnh, hai là Mật hạnh. Cơ trời rất nhiệm mầu, Mẹ đã tính toán rất công phu. Lư Thắng Ngạn đi theo Hiển hạnh, nhưng lại xiển dương Mật giáo; trong khi đó, chính con phải đi theo Mật hạnh, nhưng lại xiển dương Đạo môn, tức là Hiển giáo. Thế nào là Hiển hạnh? Tức là xuất thế lộ thân, làm Đạo sư nơi đời, để cho người trong thiên hạ tôn kính, sáng lập một giáo tông để truyền trao Chân lý của trời đất đến cho muôn dân, chấn hưng lại kỷ cương đã đổ, hễ đi đến đâu ai ai cũng biết, cúi đầu rạp mình vái lạy cầu Pháp, bậc tiên thánh nào đã chọn Hiển hạnh dĩ nhiên phận sự rất khó, làm thầy thiên hạ không dễ, rất hay bị tà ma hãm hại, thành thử phải có công đức và bản lĩnh sâu dày mới dám thực hiện được hạnh đó. Thế nào là Mật hạnh? Vị nào đã chọn Mật hạnh, đương nhiên cũng cần công đức và phương tiện thiện xảo không kém, chính là Mẹ giao cho con làm, không hiển lộ nơi đời, không làm thầy thiên hạ, phải ẩn mình truyền bá kinh đạo, không được để người đời biết danh phận mình quá nhiều, người tu Mật hạnh không phải ngồi lên thượng tọa làm pháp sư để rao giảng, mà phải hạ mình lẻn vào trong chúng sinh vô minh, làm người bạn không mời, để khuyên bảo dẫn dắt chúng sinh vô điều kiện. Con có hiểu không?
Bổn đạo trình thưa:
- Con đã hiểu! Một đàng thì làm bậc Pháp chủ Đạo sư để người đời tôn kính và khẩn cầu mới truyền cho Chân lý; còn một đàng phải hạ mình làm bạn hòa đồng với người thế tục để chủ động khuyên Chân lý cho họ nghe. Hai hạnh tuy khác nhau, nhưng bản thể thì không khác.
Kim Mẫu mỉm cười nói:
- Lành thay! Đúng vậy! Còn thế nào là Mật Giáo? Như Lư Sư Tôn truyền pháp hộ-ma, thờ phụng bổn tôn, trì mật chú và phép quán đảnh, đó là Thượng Thừa Mật Pháp, là đại điển uyên áo của chư Tiên Phật. Thế nào là Hiển Giáo? Truyền thừa Kinh điển, dạy cho giáo lý, nói những điều đơn giản và dễ hiểu, khiến đại chúng ai ai cũng thấy Chân lý là những gì gần gũi với mình, không xa rời mình, khuyên người tu thiện, làm theo lẽ phải, tích tập công đức và gột trừ phiền não, đó là con đường hiển hiển để đắc đạo chứng chân. Con đã hiểu nhiệm vụ của mình chưa?
Bổn đạo cúi đầu lạy tạ. Cuối cùng được nghe Kim Mẫu dạy:
- Con nhiều đời nhiều kiếp đầu thai đều có họ Nguyễn, đây là duyên với danh tự này vậy. Nguyễn tức là Ngột ghép với A, pháp hiệu của con chính là Ngột A Tử. Con nên nhớ lấy! Con tu Mật hạnh, lại ở xứ Việt Nam, lành ít dữ nhiều, nên tự giữ mình cho cẩn thận để còn phụng sự Đạo Pháp, Mẹ sẽ luôn âm thầm phù hộ cho. Mẹ trao cho con truyền dạy đời Hiển môn Đạo giáo, vì đó là đại đạo chân chính của trời đất, và chỉ có môn này mới dạy cho thế gian biết đích xác danh hiệu của Mẹ. Con nên cố gắng tu hành và truyền đạo, thời buổi nhiễu nhương, Trung Thổ thì Đạo giáo suy vi, Việt Nam thì Đạo gia tuyệt tích, nay ở miền ấy lại bị lũ ma quỷ lộng hành, trái nghịch ý Mẹ, sớm muộn cũng bị trời đất tru lục, lúc đó con hãy gắng vì chúng sinh mà ban rải giáo pháp, hợp sức với các đệ tử đạo phái khác để cứu dân độ thế, chớ có vì lòng tín ngưỡng riêng mà đối nghịch lẫn nhau, cô phụ lòng Mẹ hử.
Bổn đạo nghe lời lĩnh mạng, Mẹ liền biến mất, nhất thời tỉnh dậy mới biết giấc mộng lành. Nay lại được đệ tử Chân Phật Tông khải thỉnh, biết là người đồng đạo, trong lòng vui sướng, muốn truyền dịch Kinh này để ngỏ ý giao lưu kết hảo, mong rằng quảng đại tín chúng Chân Phật Tông đồng tâm thành ý tu phụng Kinh này, vâng tròn ý Mẹ, tự tu và độ thế, ấy là may mắn cho Đạo cho Đời lắm vậy!
Sài Gòn, mùng 2 tháng 8 năm Đinh Dậu.
Ngột A Tử cẩn chí.