Bài viết từ nhóm Đồng Âm
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Trần Triều không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Lục tướng trần triều.Lục Tướng Trần Triều, là các vị Tướng có công lớn với đất nước, đã phò tá Đức ông Hưng Đạo Đại Vương ba lần thắng Quân Nguyên Mông , tuy không mang họ Trần nhưng thuộc về Công Đồng Trần Triều và luôn được phối tự ở các đền thờ Trần Triều. Các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lười cày nung nóng.
Lục Bộ Đức Thánh Ông Gồm :
1.ĐIỆN TIỀN PHÒ MÃ PHẠM TƯỚNG QUÂN:
Phạm Tướng Quân- Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là Tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
Phạm Tướng Quân- Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là Tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái là Quận chúa Anh Nguyên ( Vương cô Đệ nhị). Con gái của Phạm Ngũ Lão là Tĩnh Huệ Công chúa là thứ phi của Vua Anh Tông
Phạm Ngũ Lão đã 3 lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm của Quân Ai Lao, hai lần nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Ông không chỉ có tài về quân sự, mà còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước ( Thuật hoài, Viếng Thượng Tướng quốc công Hưng đạo đại vương)
Ngày 1/11/ 1320 Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi và được Vua Trần Minh Tông phong là “ Thượng đẳng phúc thần “. Ông được dân làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, lập đền thờ ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông ( Đền Phù Ủng). Ông còn được phối thờ tại Đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương.
Đức Thánh Phạm khi về đồng ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, múa chấp kích hoặc giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đâo, ngài về tiễn đàn nhà Trần
Đức Thánh Phạm khi về đồng ngài ngự áo đỏ, khăn đỏ, múa chấp kích hoặc giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đâo, ngài về tiễn đàn nhà Trần
2.- TẢ YẾT KIÊU TƯỚNG QUÂN
Yết Kiêu (1242-1301; chữ Hán: 歇驕) , tên thật là Phạm Hữu Thế. Ai trong số những người họ Phạm chúng ta cũng luôn tự hào về tướng quân Yết Kiêu – Phạm Hữu Thế, một vị tướng tài giỏi của nhà Trần, một gia nô hết mực trung thành của Hưng Đạo Đại Vương.
Ông là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Yết Kiêu được tôn là Ông Tổ của ngành bơi lăn nước ta. Ông được vua Trần phong tặng “ Trần triều hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân, Tước hầu”
Khi ông mất, Vua Trần truyền lập Đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông – Đền Quát( tên nôm là Làng Quát), thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu Ngoài ra ông còn được thờ tại Làng Nam Hải, xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tại Kênh Giang ông được coi là vị Thành Hoàng của Xã
Ông là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Yết Kiêu được tôn là Ông Tổ của ngành bơi lăn nước ta. Ông được vua Trần phong tặng “ Trần triều hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân, Tước hầu”
Khi ông mất, Vua Trần truyền lập Đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông – Đền Quát( tên nôm là Làng Quát), thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu Ngoài ra ông còn được thờ tại Làng Nam Hải, xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tại Kênh Giang ông được coi là vị Thành Hoàng của Xã
3.- HỮU DÃ TƯỢNG TƯỚNG QUÂN:
Dã Tượng (chữ Hán: 野象) và Yết Kiêu là hai gia thần thân tín của Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng)(tượng binh) ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông.
Đoạn văn sau trích từ Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến ông:
Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".
Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng của Trần Hưng Đạo.
Nơi thờ chính của tướng quân Dã Tượng hiện nay có hai nơi:
Đình Câu Dương ở làng Câu Dương, thuộc xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có bài vị thờ Dã Tượng
Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. A Sào là nơi công phủ khi Hưng Đạo Vương 18 tuổi mới được phong tước Thượng Vị Hầu, vâng mệnh đến trông coi kho gạo của triều đình trong hơn 3 năm. Thời Trần Nhân Tông, ông giữ chức Tiết chế thống lĩnh các doanh thủy bộ, đánh tan 50 vạn quân Nguyên sang xâm lược nước ta do Thoát Hoan cầm đầu. Vua truyền cho thôn A Sào sửa chữa nhà cũ để làm sinh từ của vương. Sau khi ông mất, trong đền thờ tượng của ông và cả tượng Yết Kiêu, Dã Tượng. Bên bờ sông Hóa gần đó có tượng một con voi do Hưng Đạo Vương sai đắp để tưởng nhớ con voi trận mà ngài cưỡi khi qua sông Hóa đuổi quân Ô Mã Nhi. Voi lội bùn sâu không rút chân lên được nên phải bỏ lại. Bến sông nơi ấy được gọi là Bến Voi.
Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".
Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng của Trần Hưng Đạo.
Nơi thờ chính của tướng quân Dã Tượng hiện nay có hai nơi:
Đình Câu Dương ở làng Câu Dương, thuộc xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có bài vị thờ Dã Tượng
Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. A Sào là nơi công phủ khi Hưng Đạo Vương 18 tuổi mới được phong tước Thượng Vị Hầu, vâng mệnh đến trông coi kho gạo của triều đình trong hơn 3 năm. Thời Trần Nhân Tông, ông giữ chức Tiết chế thống lĩnh các doanh thủy bộ, đánh tan 50 vạn quân Nguyên sang xâm lược nước ta do Thoát Hoan cầm đầu. Vua truyền cho thôn A Sào sửa chữa nhà cũ để làm sinh từ của vương. Sau khi ông mất, trong đền thờ tượng của ông và cả tượng Yết Kiêu, Dã Tượng. Bên bờ sông Hóa gần đó có tượng một con voi do Hưng Đạo Vương sai đắp để tưởng nhớ con voi trận mà ngài cưỡi khi qua sông Hóa đuổi quân Ô Mã Nhi. Voi lội bùn sâu không rút chân lên được nên phải bỏ lại. Bến sông nơi ấy được gọi là Bến Voi.
4. NGHĨA XUYÊN TƯỚNG QUÂN – AN NGHĨA ĐẠI VƯƠNG:
Nguyễn Chế Nghĩa, thành hoàng làng Cuối, người xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (Cối Xuyên nhất xã lục thôn Gồm Đức Phong, Đại Liêu, Mỹ Long, Hoa Điếm, Tiên Nha, Vĩnh Dụ) nay là hai xã Hội Xuyên và Phương Điếm - huyện Gia Lộc . Ngay từ nhỏ ông đã có sức khỏe lạ thường, giỏi cưỡi ngựa và sử dụng giáo dài, thần tiễn, thiên văn binh pháp đều tinh thông, lại thích ngâm vịnh và làm thơ, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, văn võ song toàn. Ngài là vị tướng tài của nhà Trần và được Vua phong là “ Khống bắc tướng quân”.
Võ công của ngài đã góp nhiều với triều Trần đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi
Dẹp giặc xong nhà Vua lại giao cho ngài đi tổng trấn Lạng Sơn một thời gian ngài lại đi xứ Bắc quốc sau đó ngài được triệu về triều giữ nhiều chức như thái uý, đô úy Nghĩa Xuyên Công, Ngài lần lượt được phong thượng tướng, rồi đại tướng quân, Vua Trần đã gả công chúa Nguyệt Hoa cho ngài ( Lúc ngài là thượng tướng quân)
Ngài là bậc lão thần Lần lượt thờ các Vua Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông nhà Trần với tước công và có lúc được giao đứng đầu văn võ, có lúc được giao cả chức lễ bộ thượng thư. Ngài rất cương trực đã giúp nhiều cho việc triều chính ở triều đình và phủ dụ thần dân nhất là những việc cấy hái tầm tang đê điều.
Ngài là bậc lão thần Lần lượt thờ các Vua Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông nhà Trần với tước công và có lúc được giao đứng đầu văn võ, có lúc được giao cả chức lễ bộ thượng thư. Ngài rất cương trực đã giúp nhiều cho việc triều chính ở triều đình và phủ dụ thần dân nhất là những việc cấy hái tầm tang đê điều.
Đến đời Trần Dụ Tông thì Ngài bị ám hại. Vua còn dặn quan thái sử không được chép tên ngài vào sử ký. Thế là nỗi bi ai oan khuất của ngài không được rửa sạch mặc dầu triều đình vẫn làm Vương Lễ an táng và phong thần cho ngài là " An Nghĩa đại Vương"
Công chúa Nguyệt Hoa và thượng vị hầu Nguyễn Sùng Phúc ( Con trai của ngài) không chịu nhận chức tước gì nữa, sau khi ngài mất chỉ ở nhà thủ tiết.
Công chúa Nguyệt Hoa và thượng vị hầu Nguyễn Sùng Phúc ( Con trai của ngài) không chịu nhận chức tước gì nữa, sau khi ngài mất chỉ ở nhà thủ tiết.
Đến đời vua Lê Thái Tổ đã phong thần cho ngài: " Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực" và đến đời Vua Lê Anh Tôn niên hiệu Hồng Phúc đã giao cho bộ lễ Viết lại Ngọc Phả của ngài xếp cuốn ngọc phả này vào sách bách linh của bộ lễ.
Bản triều đã truy ơn và tiếp tục phong thần cho ngài: Tuấn lương đại Vương rồi quang y đại Vương cùng sửa lại ngọc phả trong sách bách linh của bộ lễ
Ngài mất ngày 28/8 âm lịch. Vua Lê Thái Tổ phong ngài “ Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực”. Ngài được nhân dân Kiêu Kỵ tôn làm thành hoàng làng và lập Đền thờ từ đó. Ở Làng Cối Xuyên cũng có Đền Thờ và Lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa
5. HÙNG THẮNG TƯỚNG QUÂN ( QUAN QUẬN)
Tướng quân Vi Hùng Thắng con cụ Phúc Tính và bà Từ Duyên. Là hậu duệ 6 đời của cụ tổ họ Vi ở Làng Vai, xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn ngày nay.
Cùng với các Tướng Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Nguyễn An, Trần Bách, ông đã tiêu diệt quân Nguyên Mông lần thứ hai. Trong trận chiến Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 ông đã anh dũng hy sinh ngày 20/2/ 1288. Thi hài ông cùng các tiểu tướng hy sinh được nhân dân chôn cất tại rừng bên, sau này nhân dân thôn Hà Thị thành kính lập đền thờ ông ( Đền Khánh Vân, đồi Tân Dã, thôn Hà Thị, nay là Thanh An, thị trấn Chũ, dân vùng chũ vẫn quen gọi là Đền Quan Quận ). Tượng ngài được đặt ngồi chính gian giữa, hai bên thờ các tướng thời Trần đã cùng ông đánh giặc như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão…
Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, Vua phong ngài bằng hàng chữ:
Sinh ra làm tướng, chết đi làm thần
Tên tuổi Hùng Thắng oai phong linh ứng cùng mặt trời, mặt trăng
Sinh ra làm tướng, chết đi làm thần
Tên tuổi Hùng Thắng oai phong linh ứng cùng mặt trời, mặt trăng
6. HUYỀN QUANG TƯỚNG QUÂN:
Đặng Huyền Quang sinh ngày 13/3/ 1244, tại xã Vị Hoàng, Nam Định. Ngài là con ông Đặng Huyền Chung và bà Lê Thị Chinh, cả hai cụ thân sinh đều là con quan, dòng dõi nhà thi lễ. Đặng Huyền Quang 17 tuổi thuộc hết sách binh thư, tài ba võ nghệ hơn người. Vào tuổi 40 Quân Nguyên Mông xâm lược, ngài chiêu mộ 2000 quân dẫn đến Triều đình xin xung trận và được Vua phong là “ Đô Chỉ Huy Sứ Tướng Quân”. Dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương ngài cùng các tướng nhà Trần đã đánh tan Quân Nguyên Mông.
Đặng Huyền Quang mất ngày 10/10/ 1285 tại Dụ Tái, Cập Hiền, Thanh Hà, Hải Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét