Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Cách chọn màu sắc xe hợp tuổi của bạn

Theo phong thủy, khi chọn màu sắc cho xe, bạn nên chọn những màu hợp với mệnh của mình để đảm bảo may mắn và tài lộc sẽ đến với bạn.
Dưới đây là bảng tra Ngũ hành theo năm sinh:
1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố Mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê Thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung Thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu Mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải Thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung Kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung Hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm Mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng Thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong Kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu Hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ Thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu Thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp Kim (Vàng trong nến rắn)
Bảng mầu tương hợp
bangmau.jpg
Ví dụ: Bạn sinh năm 1980 ==> mạng Thạch Lựu Mộc, tức là cây cối, mạng tương sinh ra bạn là mạng Thủy (nước), tương khắc với bạn là Kim (kim lọai).
Vậy màu hợp với bạn gồm màu xanh lá cây (màu của bạn), màu của thủy gồm không màu (như kim cương, pha lê), đen, xanh dương. Màu khắc với bạn là màu bạc, màu óng ánh.
Khi mua xe, nên chọn xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.
- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).
- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ.
Ngũ hành tương sinh
phongthuy_nguhanh.jpg
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…
Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
- Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.
- Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (sớm có thêm xe nữa là 2 xe).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (sớm có thêm xe nữa là 2 xe).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (sớm có thêm xe nữa là 2 xe)
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (sớm có thêm xe nữa là 2 xe).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (sớm có thêm xe nữa là 2 xe).
Ngũ hành tương khắc
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được…
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
- Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình. (Khi đi xe không hợp mệnh có thể dễ bị tai nạn)
- Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại nhưng xe dễ hỏng).
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại nhưng xe nhanh hỏng).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại nhưng xe nhanh hỏng).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại nhưng xe nhanh hỏng).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại nhưng xe nhanh hỏng).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại nhưng xe nhanh hỏng).
Màu sắc theo ngũ hành
- Mộc: Màu xanh lá cây nhạt hoặc đậm (green).
- Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ (burgundy).
- Thổ: Màu vàng, da cam gạch nhạt hay đậm hoặc màu vàng nhũ (gold).
- Kim: Màu trắng, màu bạc hay xám nhạt (gray hoặc silver).
- Thủy: Màu đen, tím thẫm hay xanh da trời nhạt hoặc đậm (blue).
Mạng theo ngũ hành
Mạng Kim, gồm có các tuổi:
Nhâm Thân 1932 và Quý Dậu 1933; Canh Thìn 1940 và Tân Tỵ 1941; Giáp Ngọ 1954 và Ất Mùi 1955; Nhâm Dần 1962 và Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970 và Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984 và Ất Sửu 1985.
Mạng Mộc gồm có các tuổi:
Nhâm Ngọ 1942 và Quý Mùi 1943; Canh Dần 1950 và Tân Mão 1951; Mậu Tuất 1958 và Kỷ Hợi 1959; Nhâm Tý1972 và Quý Sửu 1973; Canh Thân 1980 và Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988 và Kỷ Tỵ 1989.
Mạng Thủy gồm có các tuổi:
Bính Tý 1936 và Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 và Ất Dậu 1945; Nhâm Thìn 1952 và Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 và Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974 và Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 và Quý Hợi 1983.
Mạng Hỏa gồm có các tuổi:
Giáp Tuất 1934 và Ất Hợi 1935; Mậu Tý1948 và Kỷ Sửu 1949; Bính Thân 1956 và Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 và Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978 và Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 và Đinh Mão 1987.
Mạng Thổ gồm có các tuổi:
Mậu Dần 1938 và Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 và Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 và Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 và Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 và Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 và Tân Mùi 1991.
Nhìn vào bảng liệt kê các mạng, biết tuổi mình thuộc mạng gì, so với màu của ngũ hành để lấy màu sinh nhập cho mạng mình thì biết được mình hợp với màu nào, nên mua xe theo màu đó. Nếu khó tìm màu sinh nhập, chọn màu cùng hành cũng tốt. Ví dụ: Người mạng Thổ sinh năm 1968 có thể đi xe màu đỏ, màu vàng, màu trắng, tránh các màu xanh, đen.
Màu sắc của đồ vật sử dụng như xe máy, ô tô, quần áo giày dép, đồ dùng thường xuyên… cũng có tác động gián tiếp ức chế hay tăng cường đối với ngũ hành của bản mệnh. Nếu chọn lựa màu sắc của trang phục, các đồ vật sử dụng phù hợp với ngũ hành bản mệnh thì cũng mang lại những kết quả tốt, góp phần cải thiện được những thiếu khuyết của bản mệnh.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

TRANH ĐỒNG PHONG THUỶ

tranh tứ quý giá 2tr500 ( 0972433018 )




tranh thuận buồm xuôi gió 17tr ( 0972433018 )

tranh vinh quy bái tổ 20tr ( 0972433018 )

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

CÁC QUÁN ĂN CHAY Ở HÀ NỘI

(DAU365) - Ăn chay ngày nay càng trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến bởi các lợi ích thiết thực của nó. Ăn chay không những giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh tật mà còn thưởng thức được một bữa ăn thanh đạm nhẹ nhàng, vừa bồi bổ cơ thể, vừa nuôi dưỡng hạt giống tâm hồn.

Diemanuong365 xin tổng hợp các địa chỉ quán chay ngon ở Hà Nội cho các bạn tham khảo để có dịp ghé thưởng thức nhé!

- Loving Hut Thế giới chay, số 192/4, Quán Thánh, Ba Đình. Điện thoại: (04) 6273 7403.
- Loving Hut An Lạc, số 8 ngõ 40 ngách 2, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng. Điện thoại: (04) 6673 2729.
- Loving Hut Nguồn Cội, số 3 ngách 10 ngõ 121, Chùa Láng, Đống Đa. Điện thoại: (04) 6674 8762.
- Loving Hut Thiên Phúc, số 18, ngõ 71, Nguyên Hồng, Đống Đa. Điện thoại: (04) 6675 1197.

2. Nhà hàng Bồ Đề Tâm
- Số 68 Phạm Huy Thông, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3724 5872.
- Số 89 Nguyễn Khuyến, Đống Đa. Điện thoại: (04) 3747 5663.

3. Nhà hàng Ngoại Ô
- Số 19 Nguyễn Gia Thiều, Hoàn Kiếm. Điện thoại: (04) 3942 2424.
- Số 32 Bà Triệu, Hai Bà Trưng. Điện thoại: (04) 6278 4406.
- Số 63 Trần Duy Hưng, Thanh Xuân. Điện thoại: (04) 3555 8429.

4. Quán Nàng Tấm - Số 79A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm. Điện thoại: (04) 3822 1530.

5. Nhà hàng cơm chay Âu Lạc - Số 420 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên. Điện thoại: (04) 3562 1845.

Tổng hợp địa chỉ quán chay ngon ở Hà Nội, mon an chay ngon, am thuc chay, dia diem an uong, diemanuong365

6. Cơm chay Trúc Lâm Trai, số 39 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Điện thoại: (04) 6278 1848.

7. Cơm chay Hà Thành, số 116 ngõ 166 Kim Mã, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3726 3381.

8. Quán Hương Thủy, số 19 H5 khu tập thể Trương Định, Hai Bà Trưng. (Nằm trong khu tập thể, diện tích nhỏ, chuyên đặt cỗ chay và thực phẩm chay). Điện thoại: (04) 3662 0101.

9. Quán A Di Đà, số 7 Nguyễn Khắc Nhu, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3927 3572.

10. Quán chay lứt Lộc Thảo, số 12B Đào Tấn, Ba Đình. (Sau khách sạn Daewoo, chuyên đặt cỗ chay và thực phẩm chay.)

11. Nhà hàng Dakshin, số 94 Hàng Trống, Hoàn Kiếm. Chuyên phục vụ các món cơm chay Ấn Độ, khác hẳn món chay Việt Nam, chủ yếu là khách hàng nước ngoài.

12. Cơm chay Thiện Tâm, số 21 Ngõ 263 Giải Phóng, Hoàng Mai. Điện thoại: (04) 2243 2437.

13. Nhà hàng Việt chay Thăng Long, số 1 ngõ 26 Nam Thành Công, Đống Đa. Điện thoại: (04) 3773 8088. (Gần đài Truyền hình Hà Nội)

Tổng hợp địa chỉ quán chay ngon ở Hà Nội, mon an chay ngon, am thuc chay, dia diem an uong, diemanuong365

14. Nhà hàng cơm chay Sen Vàng, số 12, ngõ 71 Linh Lang, Cống Vị, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3760 6261.

15. Cơm chay dinh dưỡng Nam An, số 1 ngõ 39 Linh Lang, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3762 9506. Quán bình dân, theo trường phái dưỡng sinh Ohsawa (macrobiotics), cơm gạo lức, có bán đồ ăn chay sẵn.

16. Cơm chay Lối Sống Mới, số 485 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng.

17. Cơm chay Hoàng Kim, số 8 ngõ 451 Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Điện thoại: (04) 3872 5510. Quán phục vụ cơm văn phòng, cơm cỗ và lẩu chay.

18. Cơm chay Âu Lạc, số 227 ngõ Văn Chương, Khâm Thiên. Điện thoại: (04) 3518 2497. Quán ăn theo kiểu cơm suất bình dân.

19. Cơm chay Thiên Ý, số 61, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng.

20. Quán chay Kim Cương, số 94 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân.

21. Nhà hàng Thuần Chay Hà Nội, số 10 Ngõ 2, Trần Quý Kiên, Cầu Giấy.

22. Nhà hàng cơm chay Hồ Tây, số 22 Trích Sài - đường ven Hồ Tây. Điện thoại: (04) 3759 2807.

23. Tiệm chay Âu Lạc, số 318 đường Láng, Đống Đa. Quán còn có món phở chay rất ngon.

24. Quán Thành Tâm, số 204 Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình. Quán nấu giống cơm cỗ, nhưng rẻ hơn "Nàng Tấm".

Tổng hợp địa chỉ quán chay ngon ở Hà Nội, mon an chay ngon, am thuc chay, dia diem an uong, diemanuong365

25. Nhà hàng Tamarind, số 80 Mã Mây, Hoàn Kiếm. Điện thoại: (04) 3926 0580. Nhà hàng phục vụ các món ăn chay của phương Tây được chế biến từ các loại rau, củ, quả tươi giàu dinh dưỡng.

26. Quán cơm chay An Phúc, số 255 ngõ 67 Thái Thịnh, Đống Đa.

27. Nhà hàng cơm chay Khải Tường, số A5-112 TT Giảng Võ, Kim Mã, Ba Đình. Điện thoại: (04) 3726 4773

28. Quán cơm chay Phật Trường Thọ, số 184 Bis Xuân Diệu, Quảng An, Hoàn Kiếm.

29. Quán Hương Tâm Trai, số 32 ngõ 158 Ngọc Hà hoặc bạn đi ngõ 135 Đội Cấn. Điện thoại: (04) 3722 2193. Bên ngoài quán sơn màu xanh và quán chỉ bán buổi sáng và trưa, từ thứ 2 đến thứ 7.

30. Quán Mây Trắng, đầu ngõ 12 phố Tô Ngọc Vân, Tây Hồ.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

VĂN KHẤN TỨ PHỦ


Con niệm nam mô a di đà phật(3lần)
-Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật, ngũ phương ngũ phật, thập phương thập phật, hằng hà sa số đức phật công đức vô lượng vô biên.
-Đức thế tôn bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-Đức đông phương giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
-Đức tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật.
-Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
-Đức đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
-Đức đại hạnh Phổ Hiển Bồ Tát.
-Đức đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
-Đức đại lực Đại Thế Chí Bồ Tát.
-Đức đại nguyện Địa Tặng Vương Bồ Tát.
-Đức đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
-Đức Chuẩn Đề Minh Vương Bồ Tát.
-Chư vị bồ tát, chư hiền thánh tăng vạn linh vạn phép hộ pháp chư thiên, thiện thần bồ tát, thập bát long thần, Già Lam Chân Tể.

-Con cung thỉnh mời đức Thiên phủ chí tôn vô sắc giới tứ không, tứ thiên Huyền Khung Kim Quyết Ngọc Hoàng Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
 Củng thỉnh mời đức Tây Vương Mẫu Nương Nương Diêu Trì Kim Mẫu.
 Cung thỉnh mời đại thánh Nam Tào Lục Ti Duyên Thọ Tinh Quân.
 Cung thỉnh mời đại thánh Bắc Đẩu Cửu Hoàn Giải Ách Tinh Quân.
 Cung thỉnh Bắc Cực Thiên Trung, Tam Nguyên, Tam Phẩm, Tam Quan.
 Cung thỉnh Cửu Tinh Thiên Chúa, Thập Nhị Bát Tú.
 Cung thỉnh đức Khuông Quốc Đại Vương Tản Viên Sơn Thánh.
-Con cung thỉnh mời đức Địa phủ chí tôn Bắc Âm Phong Đô Nguyên Thiên Đại Đế Địa Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời Địa phủ Thập Diện Minh Vương.
-Con cung thỉnh mời đức Thuỷ phủ chí tôn Phù Tang Cam Lâm Đại Đế Thủy Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời Thuỷ phủ Bát Đại Long Vương.
-Con cung thỉnh mời Ngũ Nhạc Thần Vương Dương Phủ Thánh Đế Quân Ngọc Động Hạ.

-Con cung thình mời Lục Cung Thần Nữ Tứ Vị Thánh Mẫu:
 Cung thỉnh mời Mẫu đệ nhất Thiên Tiên Cửu Trùng Thanh Vân Lục Cung Bán Thiên Công Chúa Thiên Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời Mẫu đệ nhị Địa Tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công Chúa Sắc Phong Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương Địa Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời Mẫu đệ tam Thoải Tiên Thuỷ Tinh Công Chúa Xích Lân Long Nữ Tinh Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời Mẫu đệ tứ Nhạc Tiên Diệu Tín Diệu Nghĩa Thiền Sư Tuần Quán Đông Cuông Thượng Đẳng Cao Sơn Triều Mường Sơn Tinh Công Chúa Lê Mại Đại Vương Lâm Cung Hạ.
 Cung thỉnh mời nhị vị trưởng quản Sơn Lâm Bạch Anh Mị Nương La Bình Công Chúa:

-Con cung thỉnh mời hội đồng văn võ Trần Triều Hiển Thánh:
 Cung thỉnh mời đức ông Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương.
 Cung thỉnh mời Trần Triều Vương Phụ, Trần Triều Vương Mẫu, Trần Triều Vương Phu Nhân, Trần Triều Vương Huynh, Trần Triều Vương Đệ.
 Cung thỉnh mời tứ vị Vương Tử Đại Vương, thỉnh mời Trần Triều Phò Mã đức ông Phạm Ngũ Lão Diện Suý Tôn Thần.
 Cung thỉnh mời nhị vị Vương Cô Hoàn Thánh.
 Cung thỉnh mời Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông.
 Cung thỉnh mời tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, văn võ bá quan quân thần trần triều, binh hùng tướng mạnh dẹp giặc Nguyên Mông.

-Con cung thỉnh mời hội đồng chúa Mán, Mường, Nùng, Dao, Sơn Trại, Chúa Sơn Lâm, Chúa Sơn Trang 18 cửa ngàn 12 cửa bể, Bát Bộ Sơn Trang, Tám Tướng Hùng Binh, Thập Nhị Tiên Nàng
 Cung thỉnh mời tam thập lục chúa bà: 12 bà chúa bói, 12 bà chúa chữa, 12 bà chúa tài lộc.

-Con cung thỉnh mời Ngũ Vị Vương Quan, Lục Phủ Tôn Quan.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà, 3 bà chầu Thiên, 3 bà chầu Nhạc, 3 bà chầu Thoải, 3 bà chầu Địa.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị Hoàng Tử Thoải Cung.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Cô, các cô trên ngàn, các cô dưới thoải, các cô bồng đảo bồng lai,các cô trấn thủ cửa rừng, cung thỉnh mời cô bé bản đền tối linh.
-Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Cậu, cung thỉnh mời cậu bé bản đền.
-Con cung thỉnh mời Ngũ Dinh Thiên Tướng, Ngũ Hổ Thần Quan, Thanh Xà Thần Tướng, Bạch Xà Thần Quan, tả Thiên Nhiên, hữu Lực Sĩ.
-Con cung thỉnh mời hội đồng các bóng các giá 18 cửa ngàn 12 cửa bể.
-Con cung thỉnh mời Chầu, Chúa thủ đền, Quan thủ điện, thân kì, thần linh, sơn thần, thổ địa bản xứ.

-Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........
 Ngụ tại:.................................
 Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời.
 Hôm nay ngày:... Tháng:... Năm:...
 Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực mang miệng về tâu, mang đầu về bái, trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng bái yết cửa đình thần tam tứ phủ ...............(tên đền) linh từ.
 Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà cung như vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, trong 9 tháng đông, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, vạn sự như ý, có bệnh thì tan, có nạn thì qua, tai quan nạn khỏi ...... Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!

-Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ..... nguyên quán.....,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị vong linh trong dòng họ đang hầu hạ phật thánh, làm đầy tôi kẻ tớ tại các bản đền bản phủ tấu đối phụng đình cho con cháu nhất tâm một lòng nhất tòng một đạo cầu được ước thấy, cầu sao được vậy...

CÁC NGÀY TIỆC

CÁC NGÀY TIỆC

Đại Tiệc Tứ Phủ Trong Năm :

-Tháng Giêng:

Ngày 6/1: Tiệc Cô Đôi Thượng Ngàn
Ngày 9/1: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa
Ngày 10/1: Tiệc Quan Hoàng Bát Nùng
Ngày 12/1: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa
Ngày 15/1: Đại Lễ Thượng Nguyên
Ngày 17/1: Tiệc Cô Tân An
Ngày 20/1: Ngày Nhà Trần Ra Quân


- Tháng hai:
Ngày Mão đầu: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Ngày 3/2: Tiệc Trần Triều Đức Ông Đệ Tam Đông Hải Đại Vương Cửa Đông Cửa Suốt Trần Quốc Tảng
Ngày 6/2: Tiệc Tứ Vị Vua Bà Đền Cờn Môn
Ngày 12/2: Tiệc Mẫu Tuyên Quang
Ngày 14/2: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
Ngày 15-16/2: Tiệc Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Ngày 24/2: Tiệc Sòng Sơn Quốc Mẫu
Ngày 28/2: Tiệc Quan Hoàng Lục An Biên Đại Tướng Quân


- Tháng ba:
Ngày 2/3: Tiệc Trần Triều Cô Bé Cửa Suốt Tĩnh Huệ Công Chúa Cặp Tiên Linh Từ
Ngày 3/3: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày
Ngày 7/3: Tiệc Cậu Bé Quận Đồi Ngang
Ngày 14/3: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Ngày 17/3: Tiệc Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân


- Tháng tư:
Các ngày trong tháng: Đại Lễ Nhập Hạ
Ngày 12/4 : Tiệc Chúa Thác Bờ
Ngày 19/4: Tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà
Ngày 24/4: Tiệc Trần Triều Vương Tử Đệ Nhất Hưng Vũ Đại Vương

- Tháng năm:
Ngày 5/5: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa
Ngày 7/5: Tiệc Trần Triều Vwong Tử Đệ Tứ Hưng Trí Đại Vương
Ngày 10/5: Tiệc Đản Nhật Chầu Lục Cung Nương Chín Tư Hữu Lũng
                  Tiệc Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên
Ngày 20/5: Tiệc Chầu Năm Suối Lân
Ngày 25/5: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh Ninh Giang Kì Cùng


- Tháng sáu:
Ngày 1/6: Tiệc Trần Triều Vương Phụ An Sinh
Ngày 10/6: Tiệc Đức Quốc Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Thác Hàn
Ngày 12/6: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn và Đản Nhật Cô Bơ Bông
Ngày 16/6: Tiệc Chúa Bà Năm Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa Cấm Giang
Ngày 24/6: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Tam Thuỷ Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng
Ngày 26/6: Tiệc Quan Hoàng Bơ Thoải


- Tháng bảy:
Các ngày trong tháng: Đại Lễ Tán Hạ - Đại Tiệc Tinh Tuyên Quang
Ngày 7/7: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Ngày 12/7: Tiệc Mẫu Tuyên Quang
Ngày 13/7: Tiệc Quan Triệu Tường Tống Sơn Thanh Hoá
Ngày 17/7: Tiệc Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Ngày 20/7:Tiệc Bà Chúa Kho Bắc Ninh


- Tháng tám:
Ngày 3/8: Tiệc Trần Triều Vương Tử Đệ Nhị Hưng Hiến Đại Vương
Ngày 6/8: Tiệc Mẫu Đền Ghênh Nguyên Phi Ỷ Lan
Ngày 10/8: Tiệc Quan Hoàng Lục An Biên
Ngày 20/8: Tiệc Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Kiếp Bạc Linh Từ
Ngày 22/8: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thoải Phủ Đồng Bằng Linh Từ


- Tháng chín:
Ngày 2/9: Tiệc Cô Bé Suối Ngang Phố Vị Lạng Sơn
Ngày 4/9: Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ
Ngày 9/9: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu
Ngày 13/9: Tiệc Cô Đôi Cam Đường
Ngày 19/9: Tiệc Cô Chín Đền Sòng
Ngày 20/9: Tiệc Công Đồng Bắc Lệ và Tiệc Chầu Lục Cung Nương
Ngày 28/9: Tiệc Trền Triều Quốc Mẫu Nguyên Từ Phu Nhân

-Tháng mười:
Ngày 10/10: Tiệc Đản Nhật Ông Hoàng Mười Nghệ An

-Tháng mười một:
Ngày 1/11: Tiệc Trần Triều Đức Ông Điện Suý Phù Ủng Đại Vương Phò Mã Phạm Ngũ Lão
Ngày 10/11: Tiệc Đản Nhật Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát

-Tháng mười hai:
Các ngày trong tháng (trước ngày 23 tháng chạp): Đại Lễ Tất Niên
Ngày 10/12: Tiệc Đản Nhật Đức Ông Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Ngày 25/12: Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót, Chú

NGŨ VỊ TÔN QUAN

1. Quan Lớn Đệ Nhất
  • Tên đầy đủ:  Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng thái tử Vương Quan
  • Tước phong: Phong danh hiệu:   Dân gian gọi là Đức Thánh Cả, là Tôn quan đệ nhất. Tước phong Đào tiên đệ nhất – Điều thất hoàng thái tử Vương Quan thượng đẳng tối linh thần. Danh hiệu vua phong Tham nghị triều chính Vương Quan.
  • Nhiệm vụ:  Ngài trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình (đền Đồng Bằng) thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên (trên trời).
  • Đền thờ chính:  Ở quần thể đền Đồng Bằng.
  • Thân thế: Vốn là con trai cả của đức vua cha Bát Hải Động Đình, được gọi là ông Lớn, cai quản Thượng Thiên. Tương truyền, ông là Tôn quan đại thần trên Đế Đình Thiên Cung.
           Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên Hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ. Nhưng ông không giáng trần.
           Quan Đệ Nhất cũng ít khi về ngự đồng, chỉ những dịp có đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền xông điện thì quan mới về ngự đồng. Khi ngự đồng, ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp trạng mã. Thông thường khi khai đàn mở phủ, người ta phải thỉnh Quan Đệ Nhất về để pháp sư tuyên sớ điệp sau đó quan phê sớ, phú huý, công cứ rồi tuyên bố khai đàn mở phủ, hoặc quan lớn ngài còn “điểm dấu thánh” (lấy nén hương đã đốt, chấm một dấu nhỏ vào áo công đồng và khăn phủ diện của đồng tân, coi như khăn áo đã được quan lớn đánh dấu là khăn áo của con cái Tứ Phủ, khăn áo đã được “điểm dấu thánh” là của riêng thanh đồng đó, không ai được dùng chung cũng như hạn chế việc thay đổi), cũng có khi Quan Đệ Nhất chỉ về biên sớ sau đó truyền cho các quan sau mở phủ nhưng cũng có khi chính quan lớn về khai giếng mở hồ Thiên Phủ (tức mở phủ Thượng Thiên) gồm: bóc trứng, đập chĩnh, kéo cầu,…và khai quang mã đàn, hình nhân bản mệnh (hồng) và Thiên Phủ (đỏ).
          Do không giáng trần nên Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên không có đền (trước đây) và ngày tiệc chính, nhưng ở trong bất cứ đền nào cũng có tượng ông, ngồi giữa trong Năm Tòa Ông Lớn, mặc áo bào đỏ, đội mũ cánh chuồn. Hiện giờ đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất mới được xây dựng và hoàn thành, thuộc quần thể di tích đền Đức Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, cách đền Đồng Bằng khoảng 500m, thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2. Quan Lớn Đệ Nhị
  • Tên đầy đủ:
  • Tước phong: Nhạc thần đại vương – Đô đài giám sát – Đệ nhị thượng ngàn giám sát đại vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ: 
  • Đền thờ chính: Đền Quan Giám - Hữu Lũng - Lạng Sơn và Phố Cát - Thanh Hóa. 
  • Thân thế: Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình.
         Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông theo lệnh Vua Cha, hạ phàm đầu thai vào Hoàng Cung (có sách nói là ông hạ phàm ngày mồng ba tháng mười một năm Ất Dậu vào một nhà quý tộc) ngày mồng mười tháng mười một năm Bính Dần, ông là người văn võ toàn tài, thông minh chính trực, được khắp muôn nơi ngưỡng mộ, các vương tôn công tử đều thuận tình đến làm học trò. Đến khi về chầu Thiên Đình, ông lại được giao quyền giám sát quản cai Sơn Lâm, Thượng Ngàn, ông giáng thế ban phúc cho dân, khi dân chúng bị hạn hán, cầu đảo ông thì lập tức có mưa thuận gió hòa.
        Quan Đệ Nhị là một trong ba vị quan lớn rất hay ngự về đồng (kể cả trong những ngày tiệc vui). Khi ngự đồng, ông mặc áo xanh ( xanh la hay xanh lá cây) thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm (cách hầu Quan Giám Sát thì có nơi múa đôi kiếm, có nơi múa một kiếm, có nơi lại múa một kiếm một cờ). Cũng như Quan Đệ Nhất, khi khai đàn mở phủ, người ta thỉnh Quan Đệ Nhị về chứng đàn Nhạc Phủ (Thượng Ngàn: đàn mã đều màu xanh). Ngoài ra vào những dịp đại lễ (như mở phủ khai đàn, tạ phủ…), trước ngày làm lễ, người ta thường thỉnh Quan Đệ Nhị về thanh tra giám sát đàn mã đền phủ.
       Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (là nơi quan trấn giữ miền Sơn Lâm) và Đền Quan ở Phố Cát, Thanh Hóa (là nơi quan giáng hạ dạo chơi) và ngày tiệc chính của ông là ngày 10/11 âm lịch (là ngày hạ phàm của quan)
3. Quan Lớn Đệ Tam
  • Tên đầy đủ: Đệ Tam Thượng thiên hoàng thái tử vương quan
  • Tước phong: Thủy tào điển sứ – Đệ tam thủy thần nhạc đại vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ: 
  • Đền thờ chính: Đền thờ Ngài được lập ở Lạng Sơn, Hưng Yên, Lảnh giang linh từ (Nam Hà) và các cửa sông. Đền Ngài còn ở Thái Bình đằng sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.
  • Thân thế: Đền Lảnh Giang (nhân dân thường gọi là Đền Lảnh) nằm trong địa phận thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Theo Thần Phả, Đền này thờ Tam vị danh thần họ Phạm đời Hùng Vương thứ 18, Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử.
         Căn cứ vào thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (sự tích ra đời một vị thuỷ thần triều vua Hùng(() Thần tích này do Bát phẩm thư lại Nguyễn Hiền, tuân theo bản cũ triều trước, chép lại vào niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Thần tích đang được lưu giữ  tại Đền Lảnh.) cùng các sắc phong, câu đối, cũng như truyền thuyết địa phương thì lịch sử ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Vương được thờ ở Đền Lảnh Giang như sau:
        Ngày xưa, ở trang An Cố, huyện Thuỵ Anh, phủ Thái Ninh, trấn Sơn Nam có vợ chồng ông Phạm Túc ăn ở phúc đức, chỉ hiềm một nỗi ông bà tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một mụn con nối dõi.
        Một đêm trăng thanh gió mát, vợ ông (bà Trần Thị Ngoạn) đang dạo chơi bỗng gặp một người con gái nhà nghèo, cha mẹ mất sớm, không có anh em thân thích, đi tha phương cầu thực. Động lòng trắc ẩn, bà Ngoạn liền đón cô về làm con và đặt tên là Quý. Ông bà coi nàng Quý như con ruột của mình. Vài năm sau, trong lúc gia đình đang vui vầy, đột nhiên ông Túc mắc bệnh rồi qua đời. Hai mẹ con đã tìm một nơi đất tốt để an táng cho ông.
        Sau ba năm để tang cha, một hôm nàng Quý ra bờ sông tắm gội, ngâm mình dưới nước, bỗng mặt nước nổi sóng, từ phía xa một con thuồng luồng khổng lồ bơi tới quấn lấy nàng, khiến nàng kinh hoàng ngất lịm. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm bên bờ sông và thuồng luồng đã bỏ đi. Từ hôm đó nàng thấy trong lòng chuyển động và mang thai. Không chịu được những lời gièm pha khinh thị, nàng đành phải trốn khỏi làng đến xin ngụ cư ở Trang Hoa Giám (nay thuộc thôn Yên Lạc). Rồi đến ngày mùng 10 tháng Giêng năm Tân Tỵ, nàng Quý chuyển dạ, sinh ra một cái bọc. Cho là điểm chẳng lành, nàng liền đem chiếc bọc đó quẳng xuống sông. Chiếc bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), mắc phải lưới của ông Nguyễn Minh. Sau nhiều lần gỡ bỏ, nhưng bọc vẫn cứ mắc vào lưới. Ông Minh thấy lạ bèn khấn: “Nếu bọc này quả là linh thiêng thì cho tôi lấy dao rạch thử xem sao” Khấn xong ông Minh rạch ra, bỗng thấy ba con rắn từ trong bọc trườn xuống sông. Con thứ nhất theo hướng về cửa sông Đào Động, con thứ hai về Thanh Do, con thứ ba về trang Hoa Giám – nơi nàng Quý đang sinh sống. Nhân dân các trang ấp trông thấy đều sợ hãi, cùng nhau ra bờ sông tế tụng, xin được lập sinh từ để thờ.
        Lạ thay, vào một đêm trăng sáng, trời bỗng nổi cơn giông, ngoài cửa sông sấm sét nổi lên dữ dội. Đến gần sáng, gió mưa ngớt dần, mọi người đều thấy dưới sông có tiếng người ngâm vịnh:
              Sinh là tướng, hóa là thần
              Tiếng thơm còn ở trong dân muôi đời
              Khi nào giặc dã khắp nơi
              Bọn ta mới trở thành người thế gian(1)
           (1)Tương truyền ba vị tướng thời Hùng là con của Bát Hải Long Vương và Nàng Quý. Nàng Quý là con nuôi của vợ chồng ông Phạm Túc. Do vậy về sau nhân dân ghép họ Phạm cho các ông.).
         Bấy giờ Thục Phán – thuộc dòng dõi tôn thất vua Hùng, thấy Duệ Vương tuổi đã cao mà không có con trai, nên có ý định cướp ngôi. Thục Phán cầu viện binh phương Bắc, chia quân làm 5 đường thuỷ bộ cùng một lúc đánh vào kinh đô. Duệ Vương cho gọi tướng sĩ lập đàn cầu đảo giữa trời đất. Đêm ấy nhà vua chiêm bao thấy có người sứ giả mặc áo xanh từ trên trời bước xuống sân rồng, truyền rằng: “Nhà vua nên triệu ba vị thuỷ thần sinh ở đạo Sơn Nam, hiện còn là hình con rắn thì tất sẽ dẹp xong được giặc”. Tỉnh dậy Duệ Vương liền cho sứ giả theo đường chỉ dẫn trong giấc mộng tìm về đạo Sơn Nam. Sứ giả vừa đến trang Đào Động (nay thuộc xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), bỗng nhiên trời đổ mưa to, sấm sét nổi lên dữ dội ở cửa sông. Một người mặt rồng mình cá chép, cao tám thước đứng trước sứ giả xưng tên là Phạm Vĩnh, xin được đi dẹp giặc. Sau đó, ông Phạm Vĩnh gọi hai em đến bái yết thân mẫu, rồi cùng nhau đi yết kiến Duệ Vương. Vua Hùng liền phong cho ông là Trấn Tây, giữ các vùng Sơn Nam, ái Châu, Hoan Châu. Hai em và các tướng hợp lại, dưới sự chỉ huy của ông, 5 đạo quân Thục đều bị tiêu diệt.
          Nghe tin thắng trận, Duệ Vương liền truyền lệnh giết trâu, mổ bò khao thưởng quân sĩ. Vì có công lớn nên nhà vua lại phong cho ông là “Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần” nhưng ông không nhận, chỉ xin cho dân Đào Động hàng năm không phải chịu sưu dịch. Được vua Hùng đồng ý, ông Phạm Vĩnh cùng hai em về quê hương bái yết thân mẫu và khao thưởng gia thần, dân chúng.
      Thấy ở bên sông có khu đất tốt, ông Phạm Vĩnh cho lập đồn dinh cư trú, ban cho dân 10 hốt vàng để mua ruộng đất, khuyến khích nông trang, khuyên mọi người làm việc thiện lương. Nhờ công đức của ông mà nhân dân khắp vùng được sống yên vui.
       Ngày 25 tháng 8 năm Bính Dần, trong lúc ông đang ngự tại cung thất của mình, bỗng dưng giữa ban ngày trời đất tối sầm, mưa gió ầm ào đổ xuống. Khi trời quang mây tạnh, dân làng không nhìn thấy ông đâu nữa. Cho là điều kỳ lạ, nhân dân trang Đào Động làm biểu tâu với triều đình.
        Được tin ông Phạm Vĩnh về trời, nhà vua liền gia phong cho ông là “Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ưng Thái Thượng Đẳng Thần”, đồng thời đặt lệ quốc lễ, ban sắc chỉ cùng 400 quan tiền cho dân Đào Động rước thần hiệu, tu sửa đền miếu để phụng thờ. Các triều đại sau đó cũng có sắc phong cho ông (hiện trong đền còn giữ 12 sắc phong. Sắc sớm nhất là đời Lê Cảnh Hưng, sắc muộn nhất vào triều Nguyễn, niên hiệu Duy Tân thứ 7, ngày 18 tháng 10 có chép: “Sắc cho xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Trấn An Tây Nam Tam Kỳ Linh ứng triều Hùng thiêng liêng rõ rệt, trước đây chưa có dự phong. Gặp nay trẫm vâng chịu mệnh lớn, nghĩ đến công thần biểu dương phong cho vị thần, phò giúp nền nếp quốc gia, cho phép y theo lệ cũ kính thờ”.
        Hàng năm tại Đền Lảnh Giang, nhân dân địa phương tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Theo tục lệ địa phương thì kỳ lễ hội tháng 6 là để dành cho các khách thập phương, còn kỳ lễ hội tháng 8 chủ yếu dành cho các khách quanh vùng. Những ngày này thường gặp nước sông Hồng dâng cao nhưng lòng dân vẫn hướng về ngày lễ hội. Có nhiều năm nước ngập nhưng các thiện nam tín nữ cùng nhân dân bản địa vẫn bơi thuyền ra đền dâng lễ và thực hiện đầy đủ các nghi thức để tỏ lòng tôn kính tam vị danh thần họ Phạm, Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
          Trong báo cáo ngày 16/5/1996, cơ quan Bảo tàng lịch sử tỉnh Nam Hà (cũ) có nhận xét: Đền Lảnh Giang là di tích thờ ba vị tướng họ Phạm thời Hùng Duệ Vương có công lao đánh giặc Thục, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Khi  đất nước thanh bình, các ông là những người quan tâm, chăm lo đến sản xuất, làm cho đời sống nhân dân ngày một ấm no hạnh phúc... Đền Lảnh Giang là công trình kiến trúc quy mô, uy linh, bề thế, mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc và xây dựng cổ truyền của dân tộc. Tại đây còn giữ được nhiều cổ vật thờ cúng có giá trị cao về nghệ thuật.
        Từ những giá trị về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cổ truyền dân tộc của Đền Lảnh Giang, ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông tin đã cấp bằng công nhận đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

4. Quan Lớn Đệ Tứ
  • Tên đầy đủ: Quan lớn Khâm Sai quyền cai tứ phủ
  • Tước phong:Thiên Hựu đại vương thượng đẳng tối linh thần.
  • Nhiệm vụ: 
  • Đền thờ chính:  Đền thờ Ngài ở đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa. Đền thờ Ngài còn ở sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.

  • Thân thế:   Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử.
          Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai vốn là con trai thứ tư của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Được vua cha giao quyền trấn giữ đồng bằng địa linh, khâm sai tứ phủ (có người cho rằng, trong các quan thì ông trấn ở trung tâm trời đất), tuy thế nhưng ông thường ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử, chầu chực bên bệ ngọc bàn loan. Cũng như Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tứ không giáng trần.
          Trong tòa quan lớn, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai ít khi giáng đồng nhất, cũng chỉ khi nào có đại lễ mới thỉnh ông về. Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp. Thông thường, khi mở phủ khai đàn, người ta mới hay thỉnh Quan Đệ Tứ về để chứng đàn Địa Phủ (gồm long chu, phượng mã, tượng phục, nghê quỳ (voi và nghê hoặc lân)… tất cả đều màu vàng) Vì không giáng trần nên Quan Đệ Tứ cũng không có đền thờ riêng mà chỉ được thờ ở hầu hết các phủ đền trong Năm Tòa Ông Lớn (ông ngồi bên trái Quan Giám Sát hoặc bên phải Quan Tam Phủ). Còn ngày tiệc ông thì có tài liệu nói là 24/4 (nhưng nguồn tài liệu chưa chắc chắn nên chỉ đưa ra để tham khảo.

5. Quan lớn Đệ Ngũ
  • Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
  •  Tước phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.
  • Nhiệm vụ: Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.
  • Đề thờ chính: Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn,  Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.
  • Thân thế:   Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
          Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm Toà Ông Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
        Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất: đầu tiên là Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích) và Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.

TỨ PHỦ CHẦU BÀ

         Tứ phủ Chầu bà là hầu cận của Tứ phủ Thánh mẫu. Tứ phủ chầu bà gồm mười hai vị cai quản khắp trên rừng dưới nước, khắp bốn phương tám hướng trên đất Việt Nam ta.

1. Chầu bà đệ nhất 
  • Tên đầy đủ:  Đệ nhất thượng thiên công chúa
  • Tước phong:  Đệ nhất hoa nương công chúa làm việc thượng thiên – Đệ nhất thượng thiên công chúa
  • Thân thế: Chầu bà đệ nhất được dân ta huyền hóa qua đời thứ nhất mẫu Liễu giáng ở Vị Nhuế, Nam Định.Ngài là hiện thân của Thánh Mẫu đệ nhất, thuộc dòng đi tu, ít khi ngự đồng. Trang phục của Ngài là áo đỏ khăn hồng (khăn buồm). Ngài làm việc trong nội cung phủ Giầy.
2. Chầu bà đệ nhị
  •       Thân thế: Chầu bà đệ nhị thượng ngàn công chúa theo dân gian tương truyền là con gái gia đình người Mán ở Đông Cuông, tên húy là Lê Thị Kiệm, vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông. Bà là hóa thân của Mẫu đệ nhị của chúa. Bà là hình mẫu của dân ta trên cõi thượng ngàn. Chầu bà hạ sinh vào giờ dần ngày Mão tháng giêng năm Thân. Có tích nói ngày Mão tháng Mão năm Thân thuộc thời Lê là con vua Đế Thích thiên đình.  Ngày tiệc của Bà là ngày mão đầu tiên của năm.
  • Quyền lực: Quyền của chầu bà là cai quản 36 động sơn trang
  • Đền chính:  Đông Cuông, Tuần Quán, Bảo Lạc
 3. Chầu bà đệ tam
  • Tên đầy đủ: Đệ tam thủy tinh công chúa là sự hiện hóa của Mẫu đệ tam.
  • Đền thờ chính:  Đền thờ chầu ở đền Rồng, đền Nước, đền Hàn Thanh Hóa, đền Mẫu Thoải Lạng Sơn và các cửa sông cửa bể.
  • Thân thế:
4. Chầu bà đệ tứ
  • Tên đầy đủ: Đệ tứ tùy tòng công chúa theo tương truyền là bà Chiêu Dung công chúa, là tùy tướng của Hai Bà Trưng, một trong tám tướng hồng nương. 
  • Nhiệm vụ: Chầu là tùy tòng hầu cận bên Mẫu tam tòa, làm việc nội cung quản lý sổ sách trần gian.
  • Đền chính:  Chầu mặc áo vàng chít khăn buồm, hiện có đền chầu ở phủ Giầy, đền Cây Thị Thanh Hóa, Đền Thượng Lào Cai, đền chầu đệ tứ Gia Lâm.
5. Chầu đệ Ngũ suối Lân ( Chầu Năm Suối Lân)
  •  Sắc phong:  Các triều đại gia phong anh hùng liệt nữ.
  • Đền thờ chính:  Đền thờ Chầu hiện nay ở cửa Rừng suối Lân Lạng sơn. 
  •  Thân thế: 
          Chầu Năm Suối Lân. Chầu Năm vốn là người Nùng, dưới thời Lê Trung Hưng ( còn có tài liệu ghi lại rằng, chầu là công chúa tìm nơi thanh vắng, đền cảnh Suối Lân thì chầu ở lại giúp dân), theo lệnh vua, chầu trấn giữ cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, coi sóc khắp vùng sông Hóa. Ở đó chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm thanh, chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận bẻ lái giữa dòng sông Hóa.
        Thông thường thì Chầu Năm ít ngự đồng hơn là Chầu Lục, chầu chỉ thường ngự trong ngày tiệc vui hoặc những ai sát căn về chầu thì mới hay hầu. Tuy nhiên Chầu Năm cũng là vị chầu bà trên sơn trang nên có đôi khi người ta cũng thỉnh chầu về chứng tòa Sơn Trang. Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu lam (bây giờ ở một số nơi, để tránh áo Chầu Năm trùng với áo Chầu Lục thì người ta thường dâng chầu áo xanh thiên thanh và coi đó là màu áo của dòng Suối Lân hoặc chầu cũng có thể mặc áo màu xanh như của Chầu Đệ Nhị), chầu khai cuông rồi múa mồi. Chầu Năm là vị chầu bà cũng có thể chứng cho con nhang đệ tử đội mâm giầu trình.
        Đền thờ Chầu Năm Suối Lân được lập bên bờ con sông Hóa, qua cầu Sông Hóa 2 thuộc huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, tên là Đền Suối Lân, dòng suối Lân chảy cạnh đền quanh năm nước trong veo, xanh ngắt. Ngày tiệc chầu được tương truyền là ngày 20/5.
6. Chầu Lục
  • Tên khác:  Mế lục cung nương, lục cung đô thống.
  • Đền thờ chính:   Đền thờ Chầu ở Hữu Lũng  (Đền 94) Lạng Sơn, Cây Xanh Tuyên Quang
  • Thân thế: Theo tương truyền Chầu là con gái tù trưởng người Nùng Hữu Lũng Lạng Sơn, mẹ là công chúa nhà Trần, hạ sinh vào thượng tuần tháng 9 ngày 10 năm Thân. Chầu là hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh, con vua cha Ngọc Hoàng, làm rơi chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian 15 năm.
          
           Chầu Lục Cung Nương. Chầu Lục vốn là người Nùng (vì vậy nên có người còn gọi bà là Mế Lục Cung Nương), con nhà lệnh tộc trên vùng Chín Tư, Lạng Sơn cũng dưới thời Lê Trung Hưng. 
         Tương truyền, chầu vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, chẳng may để rơi chén ngọc nên bị trích giáng xuống trần gian. Chầu giáng sinh vào nhà họ Trần (cha họ Trần, mẹ họ Hoàng) vốn là lệnh tộc trên miền Lạng Sơn (lại có tài liệu cho rằng Chầu Bà giáng sinh vào nhà họ Quách vào giờ Mão, ngày Mão, tháng Mão, năm Kỉ Mão, được đặt tên là Quách Thị Hồng Hoa), được 19 năm thì mãn hạn về chầu Đế Đình, nhưng vì chầu còn thương nhớ phụ mẫu nơi trần gian nên Ngọc Đế cho bà hiển thánh, cai giữ miền non ngàn sơn trang, nơi rừng Chín Tư, Hữu Lũng. Cũng như Chầu Năm, Chầu Lục hiển ứng giúp dân làm trồng trọt. Tuy anh linh nhưng bà cũng rất đành hanh, còn lưu truyền rằng, chầu thường cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng, bán hàng, ung dung cợt khách qua đường.
         Chầu Lục cũng là một trong các vị chầu danh tiếng trên ngàn có lẽ bởi vì chầu rất hay bắt đồng. Cũng như Chầu Đệ Nhị, người ta cũng thường hay thỉnh Chầu Lục về ngự đồng. Đôi khi Chầu Lục lại là giá chầu về sang khăn cho đồng tân lính mới và chứng đàn Sơn Trang trong lễ mở phủ. Chầu Lục cũng có thể chứng mâm giầu trình. Khi ngự đồng, chầu mặc áo màu lam (hoặc màu chàm xanh), khai cuông rồi múa mồi.
        Đền thờ Chầu Lục Cung Nương được lập tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hạ phàm và hiển thánh) được gọi là Đền Lũng hay Đền Chín Tư. Trong năm ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 âm lịch (có người nói đó là ngày đản sinh của chầu nhưng điều này cũng chưa chắc chắn) và ngày 20/9 âm lịch (có người cho đó là ngày hóa, có người lại cho rằng đó mới là ngày đản sinh của chầu chứ không phải là 10/5 âm lịch).
7. Chầu Bảy Tân La, Chầu bẩy Kim Giao
  • Thân thế:  Theo tương truyền Chầu là tướng của Hai Bà Trưng hạ sinh ở Mỏ Bạch Thái Nguyên, khi thất thế Chầu hóa thân tại Tân La
  • Tước phong:  Chầu anh linh giúp dân giúp nước, các đời truy tặng anh hùng liệt nữ. 
  • Đền thờ chính: Đền thờ Chầu ở Tân La, Mỏ Bạch…
           Chầu Bảy Kim Giao. Chầu Bảy vốn là người Mọi, chầu giáng thế để giúp dân. Chầu hạ sinh vào gia đình ở đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, sau này chầu giúp dân dẹp loài xâm lăng trên đất Thái Nguyên rồi bà cũng là người giúp người dân tộc Mọi biết làm ăn canh tác trồng trọt chăn nuôi (còn có người cho rằng bà chính là người dạy dân biết trồng chè tuyết). Sau này khi về thiên, chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên, tương truyền vào những đêm canh khuya chầu thường hiện hình dạo chơi, cùng các tiên nàng hội họp giữa rừng xanh (Lại có tài liệu cho rằng bà là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La).
         Chầu Bảy là vị chầu bà ít khi ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự. Nếu có chỉ là khi về đền chính của chầu, bà ngự đồng mặc áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.
          Đền thờ Chầu Bảy Kim Giao là Đền Kim Giao tại Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên (tương truyền là nơi còn in dấu tích của bà năm xưa).
8. Chầu Bát
  • Tên khác: Chầu Tám thượng ngàn, Bát nàn đại tướng Đông Nhung 
  • Thân thế: Chầu quê ở vùng Phượng Lâu Bạch Hạc. Chầu dấy binh khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng, sau khi thất thủ Chầu rút chạy từ Đồng Mỏ về Thái Bình ẩn náu trong chùa Tiên La. Khi giặc Hán phát hiện đã bao vây, Chầu quyết một lòng kiên trung mở đường máu tử tiết ở giữa sân chùa anh linh đã dậy tiếng đồn khắp bốn phương nức tiếng âu ca đá vàng ghi tạc sử xanh muôn đời, trải qua các triều đại sắc phong anh hùng liệt nữ. Chầu về đồng mặc áo vàng chít khăn củ ấu, ra tay dấu 8 ngón, lưng đeo kiếm cờ khai quang múa kiếm múa cờ.
          Có tài liệu cho rằng: 

           Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).
        Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa. Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình). Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).
        Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.
          Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền Tân La ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, thường được hầu sau hàng Tam Vị Chúa Mường, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường) và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa).
  • Đề thờ chính: Đền thờ Chầu ở Lạng Sơn (nơi Chầu đánh trận và để lại lá cờ thần), ở Tiên La Thái Bình (nơi Chầu ẩn náu và tiết khí hi sinh).
9. Chầu Cửu, Chầu Chín Cửu Tinh
  • Thân thế:  Chầu bà vốn là tiên nữ trên Thiên Đình, sinh giáng ở đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc giúp dân.  Sau này khi thác hóa bà trờ thành vị Chầu Bà kề cận, biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn chầu thường cùng bạn cát dạo chơi khắp nơi, giáng hiện tại đất Thanh Hóa (có tài liệu cho rằng bà cũng là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh. Theo âm Hán: Cửu là chín, Tỉnh là giếng nên Cửu Tỉnh cũng có nghĩa là chín giếng), có khi chầu cũng giá ngự trong Đền Sòng (vì vậy đôi khi người ta cũng gọi là Chầu Cửu Đền Sòng). Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa (hay có một số sách nói là Chầu Quỳnh) trên Thiên Cung, xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.
Chầu Chín Cửu Tỉnh
        Chầu Cửu thường hay ngự đồng khi về các ngôi đền ở Phủ Dày, Nam Định hoặc Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng chầu mặc áo màu đỏ (có một số nơi dâng chầu áo màu hồng), khai quang rồi múa mồi.
         Vì coi là kề cận bên Mẫu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng, Thanh Hóa và Phủ Bóng, Nam Định ngoài ra ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Nhưng ngôi đền được coi là đền chính của chầu là Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Khi chầu ngự đồng văn thường hát:
10. Chầu mười Đồng Mỏ
  • Tên khác: Mỏ Ba công chúa
  • Thân thế:  Chầu là con gái tù trưởng ở đất Đồng Mỏ. Sinh thời Chầu giỏi võ và kiếm cung, khi vua Lê Thái Tổ hiệu triệu toàn dân đánh giặc, Ngài đã chiêu binh ra sức giúp triều đình. Sau khi giặc tan triều đình phong công. Chầu giúp dân lập ấp tế trợ cứu bần. Đến mùa thu Chầu mãn hạn về tiên. Triều đình phong tặng anh hùng liệt nữ, tiếng Chầu anh linh biến hiện khắp Bắc Trung Nam xa gần nô nức trảy hội Mỏ ba. Chầu được Ngọc Hoàng sắc phong Khâm sai bốn phủ – một trong những vị Chầu tối linh được nhân dân và con nhang đệ tử phụng sự loan giá. Chầu về ngự áo vàng khăn chữ nhân, ra tay dấu 10 ngón, lưng đeo kiếm cờ múa kiếm múa cờ ngự đồng loan giá phán chỉ thông truyền chứng lễ hoa quả lương thực.


Có tài liệu cho rằng:
        Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc. Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên.
         Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc.
  • Đền thờ chính:   Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn.
11. Chầu bé Bắc Lệ

  • Thân thế: Chầu bé Bắc Lệ công chúa là con gái người Nùng ở Hữu Lũng Lạng Sơn, bị giặc cưỡng bức đã hòa mình xuống sông Bắc Lệ. Chầu anh linh giúp dân giúp nước độ người viễn sứ tha hương, lúc lại hiện hóa ra người bán hàng, chữa bệnh. Ngài là hiện thân của Mẫu đệ nhị thượng ngàn.
  • Đền thờ chính: Đền thờ Chầu tại Đền Công Đồng Bắc lệ .
          Chầu Bé vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn. Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.
         
           Chầu Bé cùng với Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục, là một trong ba vị Chầu Bà trên Thượng Ngàn hay về ngự đồng nhất. Tuy thứ bậc chầu gần như là cuối cùng trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà nhưng không một ai hầu mà chầu không ngự đồng. Chầu ngự về đồng thường hay mặc áo đen (hoặc xanh chàm, còn trước đây chầu chỉ mặc quầy và áo ngắn đến hông), chân đi xà cạp, trên vai đeo gùi hoa, chầu về đồng thường khai quang rồi múa mồi. Đôi khi Chầu Bé có thể giống như Chầu Đệ Nhị và Chầu Lục: chầu về chứng tòa Sơn Trang trong đàn mở phủ, sang khăn cho tân đồng hoặc chứng mâm giầu trình.

                                 
                               Chầu Bé Bắc Lệ và hai hầu cận bên Chầu là Nàng "Ân", nàng "Ái".

          Đền thờ chính của Chầu Bé là ngôi đền nhỏ bên cạnh đền Bắc Lệ ở xã Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với ngày tiệc chầu thì có nơi nói là 12/9 âm lịch, có nơi nói là 19/9 âm lịch. Ngoài Chầu Bé Bắc Lệ ra thì ở một số bản đền có các Chầu Bé cũng trên Thượng Ngàn, là Chầu Bé coi giữ ở đền đó và chỉ khi về chính đền, các vị đó mới ngự.
12. Chầu bà bản đền
  • Tên khác: Bản Đền công chúa hay Thủ điện công chúa 
  • Thân thế: Chầu là hiện thân của các vị thánh Mẫu tùy vào bản đền đó và địa phương mà Ngài thị hiện, vì vậy Chầu về đồng các màu sắc, thường người hầu Chầu thủ đền vào đầu năm thì mặc áo hồng khăn hồng, cuối năm thì mặc áo xanh khăn xanh.        
  • Hiện nay người ta không hầu và cũng không biết đến giá Chầu nữa nhưng văn Chầu thủ đền và một số nơi vẫn được lưu giá và hầu Ngài.

TỨ PHỦ QUAN HOÀNG

        Tứ phủ Quan Hoàng còn gọi là Thập vị quan Hoàng bởi Tứ phủ Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng.  Thập vị Quan Hoàng là các hoàng tử  được quy về làm con Đức Vua cha Bát Hải Động Đình, đều hầu vua cha ở đền Đồng Bằng.

1. Thánh ông Hoàng Cả
  • Tên húy của Ngài:  Đoàn Thượng 
  • Sắc phong tước hiệu: Đông hải Đại vương.
  • Đền thờ chính:  Ở Lý Nhân, Nam Hà nhưng đã bị phá, nay được thờ phối hương với đền thờ bà Vũ Nương và ở đền Trung suối Mỡ (Bắc Giang)
  • Thân thế:  Là con của vua cha Bát Hải Động Đình, là cả trong Tứ phủ Ông Hoàng, giáng sinh đầu tiên. Sau đó, lên cõi thượng thiên coi giữ sổ sách.
         Ông Hoàng Cả (thường gọi tắt là Ông Cả) hay còn gọi là Ông Hoàng Quận: là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Trong Tứ Phủ Ông Hoàng, ông là anh cả, giáng sinh ra đầu. Sau này ông lên cõi Thượng Thiên, coi giữ sổ sách.Thiên Tào. Có khi ông rong chơi khắp chốn khi chơi Thiếu Lĩnh, lúc chơi Non Bồng. Ông dạo khắp các nơi Bồng Lai, Tiên Cảnh, khi trên thượng giới ông cuỡi con Xích Long, khi dạo chơi trên mặt nước Ông Hoàng cưỡi lốt tam đầu cửu vĩ. Có khi ông cũng ngự lên cõi trần gian phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc kẻ học hành khoa cử. Tuy nhiên Ông Hoàng Cả không giáng trần.
         Ông Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét đỏ. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang (cũng có người hầu ông về múa hèo, nhưng khá hiếm vì không mấy người hầu về Ông Cả.

2. Thánh ông Hoàng Đôi
  • Tên húy của Ngài:  Nguyễn Hoàng Triệu.
  • Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng thần.
  • Đền thờ chính:   Thanh Hóa (đền ông Hoàng Triệu), ở Hà Nội (đền Hoàng ở Chèm).

  • Thân thế:   (Thường gọi tắt là Ông Đôi) hay còn gọi là Ông Triệu Tường: là con trai Đức Vua Cha. Ông theo lệnh, giáng sinh lên cõi trần gian, làm con trai thứ hai nhà họ Nguyễn, sau đó ông trở thành danh tướng, có công giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc”, ông là người đã đem quân truy đuổi họ Mạc đến tận đất Cao Bằng, rồi ông được vua Lê phong công, giao cho kéo binh đóng ở đất Tống Sơn, Triệu Tường, Thanh Hóa.
       Ông Đôi cũng khá ít khi ngự đồng, nếu có ngự về, ông mặc áo như Ông Hoàng Cả (nhưng màu xanh), chỉ có ở Hà Nội là hay thỉnh ông về nhưng lại thỉnh ông như một vị Quan Lớn (gọi là Ông Lớn Triệu Tường), ngự sau giá Quan Điều Thất, ông về tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lệnh đại, vuông, ngũ sắc).
       Đền thờ Ông Hoàng Đôi được lập ở nơi mà xưa kia ông đã kéo binh vê đóng ở đó gọi là Đền Triệu Tường (hay còn gọi là Đền Quan Triệu) ở đất Tống Sơn, núi Triệu Tường, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, ngoài ra ở Hà Nội cũng có một ngôi đền gọi là Đền Quan Triệu (hay tên thường gọi là Đền Hoàng).
3. Thánh ông Hoàng Bơ
  • Tên húy của Ngài: Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống
  • Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.
  • Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở Thanh Hóa gần đền cô Tám. Đền thờ chính của Ngài là ở trên núi nhìn ra biển ở cửa Cờn, ngày nay người ta chuyển thành thờ ông Hoàng Chín, Đền Hưng long và đang được hưng công tại Thái Bình.
  • Thân thế: Ngài hầu Mẫu ở đền Cờn, mẫu Hàn Sơn Thanh Hóa, làm việc thoải cung, là 1 trong 4 vị Khâm sai thay quyền vua Mẫu bốn phủ đi bắt lính nhận đồng. Ngài ngự áo xanh theo sắc phong bốn phủ, chít khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi ghệt tay ghệt chân, thắt đai vàng thành hoa trước ngực, múa hèo. Sau khi làm lễ khai quang, Ngài đi hèo ngự tọa, hiến tửu, nghe thơ, ban phát lộc tài. Đầu năm tháng Giêng, người ta hầu Ngài ngự áo đỏ khăn đỏ chứ không như bây giờ, mặc áo trắng. Có người lý luận rằng áo Ngài thì Ngài mặc nhưng trong tâm linh Việt Nam cho màu trằng là màu buồn nên đầu xuân kiêng mặc áo trắng.Như vậy mới là hóa thân bất tử giữa trần và âm. Đó là phong cách chứ không phải là sự đơn thuần. Ngài hạ sinh vào thời Nam Bắc Tống phân tranh. Sau khi nhà Nam Tống bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài dong thuyền ra biển Đông và thác hóa. Thân y trôi vào cửa Cờn được ông Hoàng Chin lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên chôn cất. Sau này Ngài phù Lý, Trần anh kinh hiển hách được nhân dân gọi là ông Hoàng Bơ Thoải. Đền thờ Ngài hiện nay đã bị những kẻ vô học chuyển thành đền ông Hoàng Chín. Ngưỡng mong những nhà nghiên cứu cũng như những người có chức có quyền và chức đồng đạo sớm trả lại đền thờ của Ngài theo đúng nghĩa.
        Theo tài liệu khác về thân thế Quan Hoàng Bơ:

       Cổ nhân có câu : "Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân", nghĩa là người sống nhân đức thì trời đất sẽ ủng hộ giúp đỡ. Từ thủa xưa, mỗi khi đất nước nguy biến, nhân dân cực cực đều xuất hiện những vị anh hùng cứu dân hộ quốc. Theo tâm linh người Việt, đó là sự diệu kỳ do thiên địa hóa hình, thần tiên giáng thế. Ông Hoàng Bơ Thủy Cung - một vị Thần quản cai cõi miền sông nước đã hóa thân thành Minh Đức Đại Vương hiển tích tại đền Hưng Long, làng Kênh Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
        Thần tích kể rằng: Làng Kênh Xuyên thủa xưa có hai vợ chồng lão ông Trần Thái Công và lão bà Đặng Thị hiền lành nhân đức đã luống tuổi mà chưa có con nối dõi bèn phát nguyện ra trông coi đèn hương đền thờ Thánh Mẫu Đệ Tam Thủy Tinh. Dầu dãi trải mấy thu không tiếc công lao, lại làm phúc đắp đường, sửa đê, bố thí người nghèo khổ. Công đức cảm động đến Thánh Mẫu, một đêm thái bà nằm mơ thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly tay ôm một đứa bé trai kháu khỉnh, ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng :
        - Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Xích Lân Long Nữ Công Chúa thấy vợ chồng ngươi siêng năng làm phúc, chăm sóc đèn hương, nên cho Hoàng tử Long cung đầu thai làm con để lo báo hiếu, sau này sẽ cứu giúp dân lành nhiều phen.
         Giấc mộng tỉnh, thái bà thấy trong lòng khác lạ mà mang thai, đến kỳ khai hoa mãn nguyệt bỗng thấy mây ngũ sắc vây quanh, hương thơm sực nức, từ trên trời hào quang sáng chói như trăm hồng ngàn tía. Đúng ngọ ngày hạ chí mười ba tháng sáu (ngày hội đền Đức Thánh Mẫu) thái bà sinh hạ một cậu bé trai khôi ngô tuấn tú, dung mạo khác thường bèn đặt tên là Trần Minh Đức, tám tháng biết nói, chín tháng biết đi, năm tuổi đã đọc thông sách vở. Lớn lên chỉ mộ về đạo Phật thiền gia dù cho Thái ông, Thái bà có giục giã cũng không màng chuyện hôn nhân phu phụ. Năm hăm hai tuổi Minh Đức lập một thảo am để hàng ngày nghiên cứu Phật Pháp thuyền gia. Sau khi Thái ông, Thái bà về tiên, thì Minh Đức cũng đi đâu không rõ. Ngôi đền và thảo am để nhang lạnh khói tàn, bỗng một đêm dân làng ai ai cũng đều mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà hiện lên trên mặt biển nói rằng:
       -Ta là hoàng tử long cung, giáng sinh vào để tác phúc cho Thái ông, Thái bà nay hết hạn ta về thủy cung. Dân làng thời phải nên thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn như xưa khi có nạn ắt ta đến cứu. Về sau sẽ âm phù cho đất đai rộng mãi.
      Sáng dậy ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ y hệt, bèn cung kính sợ hãi mà cho rằng ngôi đền rất linh thiêng nên lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải đại vương phụng thờ, hương hỏa ngày đêm không dứt.
     Đến năm Giáp Ngọ ngày mười ba tháng tám có bão lớn con đê Ngự Hàm bỗng dưng vỡ toác, nước ngập mênh mông, người chết vật trôi nhiều vô số kể. Việc đắp đê hàn long không thể tiến hành, dân làng bèn nhớ giấc mơ xưa lập đàn cầu đảo, bỗng đâu từ ngoài biển có một ông Bạch mãng xà bơi vào, rắn bơi đến đâu hàn long đến đó, khi hàn long xong thì cũng không thấy rắn trắng đâu nữa. Dân làng đều biết là Minh Đức hoàng tử cứu giúp bèn về đền lễ tạ.Và Chánh tổng Tân Hưng lúc đó là cụ Bá Thuần cho xây một ngôi đền ngay chỗ vỡ đê thờ Minh Đức hoàng tử. Chỗ ấy ngày nay là thôn Hưng Long Bắc, xã Đông Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Vì làng Kênh Xuyên được âm phù lên mở rộng mãi ra biển đến nay đã tách thành 4 làng. Kênh Xuyên, Hưng Thịnh, Hải Long và Hưng Long. Đồng thời tâu lên triều đình về sự linh ứng của ngài. Và được triều đình ban phong mỹ hiệu cấp ruộng tế điền để phụng thờ.
        Đức thánh hoàng còn được triều Nguyễn sắc phong mỹ tự " Đông Hải, Thủy Tinh, Bạch Long, Linh Phù, Hiển Ứng, Tịnh Tuệ, Bác Huệ, Minh Đức Đại Vương thượng đẳng thần " Từ đó đến nay dân thôn phụng thờ và lễ bái đều linh nghiệm, là nơi ngư dân cầu đảo trước mỗi mùa cá và mỗi lần ra khơi. Hàng năm vào mười ba tháng sáu là ngày tiệc đản sinh của Thánh Hoàng dân làng đều tổ chức tế lễ rước kiệu từ đền về chùa lễ Phật và bái yết thánh Mẫu Đệ Tam và hầu bóng, nhiều lần có cá Heo về chầu.
4. Thánh ông Hoàng Tư
  • Tên húy của Ngài:  Nguyễn Hữu Cầu.
  • Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần, Thủy Cung hoàng tử.
  • Đền thờ chính: Đồ Sơn. Nhân dân thường gọi là miếu Thủy thần.
5. Thánh ông Hoàng Năm
  • Tên húy của ngài:   Hoàng Công Chất.
  • Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần.
  • Đền thờ chính:  Điện Biên
6. Thánh ông Hoàng Sáu
  • Tên húy Ngài là: Chưa rõ
  • Sắc phong tước hiệu:  Thượng Đẳng Thần.
  • Đền thờ Ngài: Phố Lu
7. Thánh ông Hoàng Bảy
  • Tên húy của Ngài:  Nguyễn Hoàng Bảy.
  • Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.
  • Đền thờ Ngài:  Bảo Hà, Lào Cai.
  • Thân thế:  Đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy. Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình. Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
        Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hoả hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
        Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thuỷ Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hoá luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hoá. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
       Sau đó, quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.
         Sự tích:  Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
         Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.

8. Thánh ông Hoàng Tám
  • Tên húy Ngài:  Nùng Chí Cao
  • Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Đại Vương.
  • Đền thờ Ngài:  Cao Bằng (đền Kỳ Sầm).

9. Thánh ông Hoàng Chín

        Tên húy của Ngài: Chưa rõ
        Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.
        Đền thờ của Ngài:  Ở phía đảo ngoài biển Cờn.

          Ngài là con đức Vua Cha, là Quan Hoàng có tính yểu điệu nhất. Về đồng mặc áo dài đen, chân đi guốc, tay cầm ô, mặc kiểu địa chủ thời cổ Việt Nam. Ông về đồng giáng bút, ngâm thơ, uống rượu bằng bát. Gốc tích của ông ít được lưu truyền, tuy nhiên ông có giáng trần, với tài văn chương, thơ phú kinh luân biệt tài. Ồng đăng khoa triều đình lúc tuổi vừa đôi tám. Và Ông cũng là một tướng tài được giao trọng trách thống lĩnh cửa Cờn Môn. Chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Hoàng Chín là Ông Cờn Môn. Sau ông còn là vị quan thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên. Ông Chín Cờn cũng ít khi ngự về đồng. Cũng như ông Hoàng Tám Bát Quốc, thường những đồng cựu và sát căn duyên mới bắc ghế hầu ông

10. Thánh ông Hoàng Mười

       Tên húy Ngài: Nguyễn Xí,
       Sắc phong: 
       Đền thờ chính:  Hà Tĩnh, Nghệ an
       Thân thế:   Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh
     Ông Hoàng Mười:Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là con thứ mười của Đức Vua cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là "Đức thánh minh", là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam.
      Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
        Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).
       Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.
       Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách ... để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.