Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Quán Tưởng Niệm Phật trong Pháp Môn Tịnh Độ

Quán Tưởng Niệm Phật trong Pháp Môn Tịnh Độ

I.Các Kinh điển căn bản của pháp môn Tịnh Độ

Trước khi đi vào phần trình bày phương pháp quán tưởng Niệm Phật, chúng tôi sẽ giới thiệu vài nét về các kinh điển liên quan đến pháp môn niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật là một trong những phương pháp niệm Phật mà người ta thường hành trì, tùy theo khả năng vận dụng của mỗi người mà kết quả có sự sai biệt. Phật nói Kinh là khế lý và khế cơ, khế lý là phù hợp với chân lý, khế cơ là phù hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh.  Hơn nữa, Phật pháp là bất định Pháp, nếu biết vận dụng đúng thì trở thành diệu dụng không thể nghĩ bàn. Chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn về mục đích của kinh luận để biết đâu là phương tiện, đâu là cứu cánh, để không còn nghi ngờ về pháp môn đang tu học.  Ở đây chúng tôi trích dẫn các kinh luận, đề cập đến phương pháp tu tập và triết lý thâm sâu của giáo môn Tịnh Độ truyền thống, như nội dung của Tam Kinh Nhất Luận, Tịnh Độ Ngũ Kinh và một vài kinh luận liên quan khác.

Tam Kinh Nhất Luận: Tịnh Độ Tông lấy Tam Kinh Nhất Luận làm y cứ để tu học. Tam kinh là ba bộ kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ.  Nhất luận là bộ luận do ngài Thế Thân trước tác, đó là Vãng Sanh Tịnh Độ Luận.

§   Kinh A Di Đà thuyết minh cảnh tướng trang nghiêm của cõi Tây Phương cực lạc, nguyện lực độ sanh của Đức Phật A Di Đà, đặc biệt khuyên tu niệm Phật để được vãng sanh. Đây là bộ kinh ngắn gọn và hàm chứa triết lý tịnh độ sâu xa mà các chùa đều đọc tụng hàng ngày.

§   Kinh Vô Lượng Thọ thuyết minh công đức của Phật A Di Đà và công hạnh tu tập của Ngài trong quá khứ. Khi đang còn địa vị Bồ Tát, Ngài đã phát 48 lời nguyện độ sanh nhờ vậy mà đắc quả vị Phật.  Do đó, mười phương chúng sanh nương vào hạnh nguyện của Ngài phát nguyện niệm Phật thì sẽ được vãng sanh.

§   Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuyết minh rằng: Tất cả chúng sanh muốn sanh về cõi Tây Phương phải tu tam nghiệp, đồng thời thực hiện 16 pháp quán về Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát và cõi nước Cực Lạc.

§   Vãng Sanh Tịnh Độ Luận còn có tên là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá nguyện sanh luận kệ, bộ luận này nói rõ nội dung năm môn tu học là điều kiện tất yếu để được vãng sanh. Năm môn là: Lễ bái, Tán thán, Tác nguyện, Quán sát và Hồi hướng.

Tịnh Độ Ngũ Kinh: Đây là sự kết hợp: “Chương Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật Viên Thông” ở trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm và “Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện” ở trong kinh Hoa Nghiêm kết hợp với Tam Kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ thành năm bộ kinh gọi là Tịnh Độ Ngũ Kinh.

II.    Những yếu tố quan trọng của Pháp môn Niệm Phật

1. Tín - Nguyện - Hành
v    Tín:

Đại thừa khởi Tín luận, quyển hạ Ngài Mã Minh có Nói: "Tín có bốn loại:  Một là lòng tin căn bản, tức là ưa thích pháp Chân Như; Hai là tin Phật có đầy đủ vô biên công đức, tức là thường thích đảnh lễ, cung kính cúng dường, khéo nghe chánh Pháp, như pháp tu tập, hồi hướng về Nhất thiết trí; Ba là Tin vào Pháp có lợi ích lớn, tức là thường ưa tu tập các hạnh ba la mật; Bốn là Tin vào Tăng có phẩm hạnh, tức là thường cúng dường các vị Bồ tát, chánh tu các hạnh lợi mình lợi người. " 

Đối với giáo môn niệm Phật mà nói, niềm tin là bước đầu của yếu tố tu tập thì phải tin chắc rằng:

·Tin chắc thật Đức Phật Thích Ca vì lòng từ bi cứu độ chúng sanh thoát khổ luân hồi sanh tử mà thuyết pháp môn Tịnh Độ.


·Tin chắc rằng công đức và bổn nguyện tiếp độ của Đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương cực lạc.

·Tin chắc tu tập Pháp môn Niệm Phật là phương tiện vi diệu thù thắng để được vãng sanh và thành tựu công hạnh giải thoát giác ngộ.

v    Nguyện: Luận Đại Trí Độ có dạy: “Trang nghiêm thế giới Tịnh Độ là việc to lớn, không chỉ dùng công đức mà cần phải có nguyện lực, giống như sức mạnh con trâu có thể kéo xe mà cần phải có người đánh xe mới đi được. Nguyện sanh Tịnh Độ thế giới cũng như vậy, phước đức ví như sức con trâu, nguyện lực ví như người đánh xe.” Khi có niềm tin vững vàng rồi phát nguyện tu tập theo pháp môn Tịnh Độ. Nguyện lực kiên cố thì năng lực tu học mới mạnh mẽ, chí nguyện vãng sanh vững vàng, không bị giao động trong quá trình tu học và lập trường giải thoát.

v    Hành:

Bát Nhã Kinh có dạy: “Như vị Bồ Tát, từ khi vừa thấy hình tượng Phật rồi cho đến lúc chứng đắc vô thượng Bồ Đề, cũng không xa rời tác ý niệm Phật.”  Thực hành việc tu Niệm Phật, hạ thủ công phu Niệm Phật tinh tấn, còn từ bỏ các điều ác làm tất cả các việc lành, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức có được cho tất cả chúng sanh, nguyện đồng sanh Tây Phương. 

2.   Điều kiện Vãng Sanh:


Kinh Niệm Phật Ba La Mật Đức Phật dạy: “Này Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là Niệm Phật Chân Chính? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây: Thứ nhất là Tín Tâm, Thứ Hai là Thâm Trọng Tâm, Thứ Ba là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm, Thứ Tư là Xá Ly Tâm, Thứ Năm là An Ổn Tâm, Thứ Sáu là Đà La Ni Tâm, Thứ Bảy là Hộ Giới Tâm, Thứ Tám là Ba La Mật Tâm, Thứ Chín là Bình Đẳng Tâm, Thứ Mười là Phổ Hiền Tâm.”

Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: "Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?

·Một là chí thành tâm.

·Hai là thâm tâm.

·Ba là hồi hướng phát nguyện tâm. 

Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba hạng?

·Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh.

·Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.

·Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc. 

Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sanh nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:

·Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bậc Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

·Hai là thọ trì Tam Quy Y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

·Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.”

Kinh A Di Đà Đức Phật dạy: “Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.”

III. Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Pháp Quán tưởng niệm Phật


1. Duyên Khởi Phật nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ


Đức Phật nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ tại núi Kỳ Xà Quật, thuộc thành Vương Xá, theo sự thỉnh cầu của hoàng hậu Vi Ðề Hi. Nhân vì Vua A Xà Thế khi lên ngôi đã bắt cha ruột của mình là vua Tần Bà Sa La giam vào ngục, hoàng hậu vì thương chồng và đau khổ về hành động bất hiếu của con mình mà đảnh lễ xin Phật nói Pháp.  Hoàng hậu chán cõi Ta Bà nhiều điều tệ bạc, muốn biết phương pháp tu để được sanh về một thế giới an lạc khác. Phật đã dùng thần lực cho bà thấy mười phương thế giới Tịnh Độ, bà chọn cõi Tây Phương cực lạc và nguyện được sanh về đó.  Do vậy, Đức Phật đã dạy rõ phương pháp quán tưởng Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và cảnh giới Tây Phương Cực Lạc. Bà Vi Đề Hi bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Xưa tôi tội gì mà sanh đứa ác tử ấy? Ðức Thế Tôn lại có nhơn duyên gì mà cùng làm quyến thuộc với Ðề Bà Ðạt Ða.  Duy nguyện đức Thế Tôn vì tôi mà nói rộng những xứ không có lo khổ tôi sẽ vãng sanh, tôi không còn thích cõi Diêm Phù Ðề trược ác thế này.  Xứ trược ác này đầy những địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhiều khối bất thiện. Nguyện tôi đời vị lai chẳng nghe danh từ ác, chẳng thấy người ác. Nay tôi hướng về Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất, cầu thương cho tôi sám hối. Duy nguyện Phật dạy tôi quán nơi xứ nghiệp hành thanh tịnh”.

Cũng trong thời gian đói khổ và buồn phiền ở trong ngục, vua Tần Bà Sa La một lòng kính Phật, hướng về núi Kì Xà Quật cầu Phật cứu độ, Đức Phật và hàng đệ tử dùng thần lực nhiệm mầu tạo điều kiện cho nhà vua nghe pháp, thọ giới  Bát Quan Trai và phóng  hào quang cho Vua thấy tướng mạo đoan nghiêm của Phật mà phát tâm thanh tịnh.

Nhiếp tâm thanh tịnh quán sát cảnh Tịnh Độ một cách chuyên chú, phát nguyện vãng sanh kiên cố là điều mà được giáo lý Tịnh Độ xem trọng.  Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: “Bà và chúng sanh nên phải chuyên tâm buộc niệm một chỗ, tưởng nơi phương Tây.”

“Ðức Phật bảo Vi Ðề Hi: “Nay Thái phu nhơn có biết chăng? Phật A Di Ðà cách đây chẳng xa, bà nên nhiếp niệm quán kỹ cõi nước ấy thì tịnh nghiệp được thành.”

“Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được thọ sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ.” 

Như vậy, Đức Phật vì lòng từ bi rộng lớn mà nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ, thuyết minh những điều kiện tu Pháp niệm Phật và Mười Sáu Pháp Quán, để được vãng sanh nước Cực Lạc.  Kinh này trình bày Mười Sáu Pháp Quán, đây là cơ sở y cứ của phương pháp Quán Tưởng Niệm Phật trong Tịnh Độ Tông.

Nội dung 16 Pháp Quán trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ:

1. Nhật Quán: tức là Quán Mặt Trời Sắp Lặn

2. Thủy Quán: tức là Quán Nước Ðóng Thành Băng 

3. Bảo Ðịa Quán: tức là Quán Cảnh Tướng Ðất Lưu Ly 

4. Bảo Thọ Quán: tức là Quán Tưởng Cây Báu

5. Bảo Trì Quán: tức là Quán Ao Nước Bát Công Ðức

6. Tổng Tướng Quán: tức là Quán Chung Về Ðất Cây, Ao, Lầu Báu 

7. Hoa Tòa Quán: tức là Quán Tưởng Tòa Sen

8. Tưởng Quán: tức là Quán Tưởng Phật và Bồ Tát 

9. Phật Thân Quán: tức là Quán Thân Phật Vô Lượng Thọ Phật

10. Quán Thế Âm Quán: tức là Quán Thân Tướng Ðức Quán Thế Âm 

11. Đại Thế Chí Quán: tức là Quán Thân Tướng Ðức Ðại Thế Chí 

12. Tự Vãng Sanh Quán: tức là Quán Thấy Mình Vãng Sanh

13. Tạp Tưởng Quán: tức là Quán Về Phật và Bồ Tát 

14. Thượng Phẩm Sanh Quán: tức là Quán Sanh Về Thượng Phẩm 

15. Trung Phẩm Sanh Quán: tức là Quán Sanh Về Trung Phẩm 

16. Hạ Phẩm Sanh Quán: tức là Quán Sanh Về Hạ Phẩm

Đức Phật cũng nhấn mạnh lý do vì sao phải tu phép quán tưởng này, chỉ có nhờ sức quán tưởng mới thấy được cảnh giới trang nghiêm của Phật mà phát khởi tín tâm, cảm ứng Phật lực.  Chúng sanh từ xưa tới nay sống trong thế giới dục lạc, huân tập những tâm tưởng xấu ác rồi chịu hậu quả khổ đau.  Bản chất của tâm thức ấy luôn xu hướng những vọng tưởng điên đảo, mà chiêu cảm cảnh giới tối tăm.  Nay phát huy quán tưởng tức là đem năng lực của tâm thức hướng về ánh sáng, hướng về cảnh Phật.  Pháp quán tưởng trong Tịnh Độ Tông là pháp tu tập thực tiễn, ngoài ra còn giới thiệu cho thế gian một thế giới quan mới, đó là cõi Tịnh Độ của Phật.  Đức Phật muốn mở tầm nhìn cho chúng sanh nhận thức rằng bản chất của thế giới Ta Bà là khổ đau, bất hạnh và chỉ có cõi Phật là sự an lạc nhiệm mầu. Từ đó, thông qua phương pháp quán tưởng mà phát huy năng lực tu học để được vãng sanh. Đức Phật nhấn mạnh rằng: “Bà là phàm phu, tâm tưởng yếu kém, chưa được thiên nhãn chẳng thể thấy được xa. Chư Phật Như Lai có phương tiện lạ khiến bà được thấy.”  Do vậy, nhờ quán tưởng niệm Phật để thấy Phật và được sanh Tây Phương Cực Lạc là mục đích của sự tu học.


2. Thực hành quán tưởng trong khi Trì Danh Niệm Phật


a.  Kinh hành quán tưởng niệm Phật: Đây là phương Pháp kinh hành niệm Phật, kết hợp quán tưởng, tức là miệng niệm Phật trong lúc đi kinh hành, quán tưởng mình đang bước trên hoa sen.  Khi bước chân phải lên quán tưởng mình đang bước đi trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: Nam Mô, rồi tiếp bước chân trái lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: A Di, bước tiếp chân phải lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen niệm chữ: Đà và sau cùng bước tiếp chân trái lên cũng quán tưởng mình bước trên hoa sen niệm chữ: Phật.  Như vậy khi kinh hành niệm một câu Phật hiệu thì đi bốn bước chân, bốn khoảng thời gian niệm: Nam Mô, A Di, Đà và Phật đều bằng nhau mỗi khi chúng ta bước tới một bước.

b. Ngồi quán tưởng niệm Phật: Khi ngồi kiết già hay bán già đều niệm Phật, miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, khởi quán tưởng mình như đang ngồi trên tòa sen, thân tâm hoàn toàn nghiêm tịnh, như đang ở trong thế giới thanh tịnh Tây Phương cực lạc. Chú ý an trú trong câu niệm Phật mà quán tưởng, tâm sẽ an tịnh, chuyên nhất, dần dần chuyển sang trạng thái niệm Phật Tam Muội.

c. Quán tưởng trong khi lễ bái: Thông thường trong đạo tràng tu Tịnh Độ có thời khóa lạy Phật A Di Đà, cứ niệm danh hiệu ba lần thì lạy một lạy, nghĩa là vừa niệm dứt câu Nam Mô A Di Đà Phật thứ ba là lạy xuống.  Lạy Phật là tỏ lòng quy kính Đức Phật, quán tưởng lạy một vị Phật là lạy hết cả mười phương chư Phật. Lúc lạy là khởi tâm cung kính quán tưởng như mình đang lạy trước một vị Phật sống.  Khi lạy Phật thì năm vóc (hai đầu gối, hai khuỷu tay, và đầu trán) gieo sát đất.  Khi lạy là khởi quán buông xã tất cả những tâm niệm dơ bẩn sai trái và phát khởi ý tưởng trong sạch, tinh tấn làm tất cả các điều thiện.

3.   Mục đích của Quán tưởng Niệm Phật:


Đối với người tu học phải biết rõ phương pháp xây dựng cõi Tịnh Độ theo tinh thần Phật dạy, phải quán tưởng đời sống sinh hoạt của Phật, Bồ Tát và nhân dân nước Cực Lạc theo kinh mô tả.

Người Niệm Phật cần tin tưởng năng lực của Phật và Bồ Tát và phát nguyện tu học theo tinh thần chánh Pháp để đạt được giải thoát giác ngộ.  Nếu có sự quán chiếu và có dụng công tu Niệm Phật thì cảm ứng sức hộ niệm của chư Phật và Bồ Tát.

Tịnh Độ là thế giới bản nguyện của Đức Phật Di Đà, thế giới ấy xây dựng bằng Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Nguyện và Bồ Đề Hạnh.  Nói đúng hơn nơi nào có bồ đề tâm, nơi đó có Bồ Tát đạo, nơi đó có lý tưởng làm Phật.  Đối người tu học cần quán chiếu nội tâm của chính mình, phát huy năng lực Di Đà và cõi Tịnh Độ ngay Tâm mình.

Do vậy niệm Phật là pháp môn thù thắng bao gồm tự lợi và lợi tha, tự lực và tha lực, niệm Phật để thành Phật. Tịnh Độ cũng lập ngay tại tâm này, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật không có Tâm.  Đứng về phương diện tu học, cần có sự quán chiếu, thanh tịnh hóa nội tâm, để phát huy tự tánh Di Đà vốn có trong tâm mình.  Có như vậy mới đem lý tưởng Tịnh Độ xây dựng đời sống con người ngay trên cuộc đời này, vì cuộc đời khổ đau này là ruộng phước lớn cho người có tâm Bồ Đề gieo trồng vô lượng phúc đức để trang nghiêm cõi Tịnh Độ.


IV. Quán tưởng niệm Phật theo Kinh Luận


Mục đích của bất cứ pháp môn tu học nào cũng đều là phát huy lòng từ bi và trí tuệ giải thoát.  Người tu Niệm Phật cũng vậy, phải phát bồ đề tâm, tức là nguyện thành Phật và cứu độ tất cả chúng sanh.  Khi Niệm Phật cần phải khởi tâm từ bi đối với chúng sanh và mọi loài và dùng trí tuệ quán chiếu để phá trừ vô minh và tham dục, thể nhập cảnh giới của Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ có dạy: “Ư chư chúng sanh đắc đại từ bi, nhiêu ích tâm.”  Có nghĩa là: Phải tâm từ bi rộng lớn và làm lợi ích đối với tất cả chúng sanh.

Đại Trí Độ luận có chép: “Hành Pháp nhẫn nhục, đối với tất cả chúng sanh khởi lòng từ bi, diệt vô lượng tội lỗi trong nhiều kiếp, được vô lượng phúc đức, hành pháp nhẫn nhục phá các thứ vô minh đắc vô lượng trí tuệ.  Có đức từ bi và trí tuệ nguyện nào mà không thành tựu?  Do vậy, Bồ Tát đời đời không xa Phật. Lại nữa, Bồ Tát thường thích niệm Phật nên xả thân này và thọ thân khác hằng được gặp Phật.”

Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có dạy: “Tương tục hệ niệm ư nhất Như Lai, tức thị phổ quán tam thế chư Phật.”  Có nghĩa là: “Liên tục chuyên niệm danh hiệu của một Đức Phật tức là phổ quán ba đời chư Phật.”

Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh có dạy: “Trong cõi nước mười phương, ở trong chúng Bồ Tát và chúng sanh có Pháp thân Phật, báo thân Phật, hóa thân và biến hóa thân Phật, đều từ Phật Di Đà và từ ở Tây Phương cực lạc mà xuất.”

Văn Thù Sư lợi thuyết Bát Nhã Kinh có dạy: “Niệm công đức vô lượng vô biên của một Đức Phật là niệm công đức vô lượng chư Phật không hai.”

Kinh A Hàm có dạy: “Tâm thanh tịnh chúng sanh thanh tịnh.”  Kinh Duy Ma Cật, Phật Quốc Phẩm có dạy: “Bồ Tát nhược đắc tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”, có nghĩa là: Bồ Tát muốn lập cõi Tịnh Độ nên thanh tịnh tâm này, khi tâm thanh tịnh thì được cõi nước thanh tịnh.

Hiện đại, Ấn Thuận Pháp Sư trong tác phẩm “Tịnh Độ Thân Luận” có viết: “Tâm tịnh chúng sanh tịnh, tâm tịnh quốc độ tịnh, Phật môn vô lượng nghĩa, nhất dĩ tịnh vi bổn.”  Có nghĩa là tâm thanh tịnh thì chúng sanh thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh, Phật Pháp vô lượng nghĩa, thứ nhất là lấy sự thanh tịnh làm gốc.

Người niệm Phật cần quán cảnh giới Tây Phương y chánh trang nghiêm, cảnh giới Ta Bà chúng ta đang sống vô thường, nhân sanh chịu tam khổ, bát khổ.  Do vậy hằng nhớ nghĩ: Sanh tử việc lớn, mạng người vô thường, phải tinh tấn tu học để cầu được vãng sanh Tịnh Độ.  Đối với mọi người phát tâm bình đẳng, tâm cung kính, lòng dạ chánh trực, dù tình cảnh nào cũng không oán hận, xem mọi người như là Vị Bồ Tát xung quanh ta, đều là ân nhân của ta hiện kiếp hoặc tiền kiếp.  Pháp tâm niệm Phật và làm tất cả các điều thiện mà hồi hướng cho tất cả chúng sanh, nguyện thành Phật đạo, đó là lý tưởng tu học của giáo lý Đại Thừa.


V. Các phương pháp Niệm Phật khác trong Pháp môn Tịnh Độ


1-Trì Danh Niệm Phật:

Kinh Vô Lượng Thọ, nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà là: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.”  Các phương pháp niệm Phật:

§ Cao thinh niệm Phật tức là niệm to tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Miệng niệm, tai thì tập trung lắng nghe, chú tâm vào câu niệm Phật.

§ Truy đỉnh niệm Phật tức là niệm câu này nối tiếp câu kia rất nhanh, tai lắng nghe, tâm chú ý niệm không để vọng niệm xen tạp.

§ Mặc niệm niệm Phật tức là niệm thầm, tuy niệm thầm nhưng trong tâm vẫn thấy rõ ràng từng câu niệm Phật.

§ Lục Tự và Tứ Tự niệm Phật:

o  Lục Tự là niệm chậm danh hiệu sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật.

o  Tứ Tự là niệm nhanh danh hiệu bốn chữ A Di Đà Phật.

§ Trì danh niệm Phật là niệm câu này nối tiếp câu kia liên tục khiến vọng niệm không sanh khởi, dần dần sẽ nhiếp tâm vào Định, đắc pháp niệm Phật Tam Muội. Kinh Lăng Nghiêm chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông có dạy: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, nhập tam ma địa”, có nghĩa là “Niệm Phật thâu nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, nhập vào chánh định”.

2-Quán Tượng Niệm Phật:

Ngồi chăm chú quán hình tượng Phật A Di Đà, quán tưởng tướng hảo trang nghiêm của Phật, thường thường vừa niệm danh hiệu Phật vừa quán tượng. Tâm tưởng con người rất phức tạp và cực kỳ vọng động, do từ vô lượng kiếp tới nay huân tập vô lượng phiền não nghiệp chướng. Do vậy, năng lực nghiệp ấy biểu hiện mạnh mẽ chi phối cuộc sống chúng ta cứ xu hướng mãi theo vô minh và ái dục. Tâm ý lúc nào cũng loạn động khó mà tập trung được, quán tượng là hình thức cắt đứt vọng tình điên đảo phát huy chánh quán.  Kinh Niệm Phật Ba La Mật có dạy “Các Đức Như Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chính là không chỉ tuyên dương diệu Pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân – mà mục tiêu khẩn yếu nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sinh tội khổ, nặng về tình nhẹ về tưởng.”

Do vậy, quán tượng lâu ngày phá trừ tâm tình tối tăm, bồi dưỡng tư tưởng cao thượng,  tâm sanh an lạc, thâm tín nơi cảnh giới Tây Phương, tâm chuyên chú không tán loạn và dần dần đắc niệm Phật Tam Muội, thấy Phật và được vãng sanh.

3-Vô Tướng Niệm Phật:

Kinh Đại Bữu Tích quyễn 4 có chép rằng: “Nói vô tướng là không còn dựa trên khái niệm Ngã và Vô Ngã mà lập, không thể dựa trên tên gọi và ngôn từ để diễn đạt”.  Vì rằng Vô Tướng Niệm Phật chưa kiến tánh thì vẫn chưa nhập được thực tướng.  Thời thời tâm không tán loạn, ý niệm tương tục không gián đoạn là thể nhập cảnh giới Vô Tướng Niệm Phật.  Nếu thấu triệt Vô Tướng Niệm Phật thì phải nhận thức rằng hình tượng, danh hiệu, âm thanh đều chẳng phải là Phật.  Phật là siêu việt lên tất cả tướng, Phật là vô tướng, Phật không phải là có và không mà cũng không rời có và không, chỉ có chân tâm mà thôi.  Vô Tướng Niệm Phật là trạng thái nhất tâm, tâm vô danh tướng, tâm vô thanh tướng, tâm vô hình tướng, chỉ do thực hành tu niệm và quán sát mà thể nhập cảnh giới này.  Vô Tướng Niệm Phật là Pháp môn Niệm Phật xả li danh tướng, thanh tướng, chưa phải là thật tướng niệm Phật.


4-Thật Tướng Niệm Phật:


Kinh niệm Phật Tam Muội có dạy: “Chánh niệm chư pháp chân như chi tướng thị danh niệm Phật”. Có nghĩa rằng: Chánh quán về thực tướng của các pháp gọi là niệm Phật. Nói niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, đến giai đoạn này thì tham thiền, niệm Phật, hay dùng tất cả các pháp môn là phương tiện để chiếu soi Phật tánh. Thật Tướng Niệm Phật là trực nhận chân tâm, đắc minh tâm kiến tánh, chứng ngộ chân lý tuyệt đối. Thông qua việc thực hành Niệm Phật, kết hợp quán chiếu là phương tiện để chứng đắc thật tướng.  Do vậy ý nghĩa quán tưởng trong Tịnh Độ xuyên suốt quá trình tu học để đạt đến chứng ngộ. Khi niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật có giá trị thiết thực trong quá trình tu tập. Từ trong một câu Phật hiệu hàm chứa vô lượng công đức không thể nghĩ bàn.  Một câu Phật hiệu bao gồm lý sự viên dung, năng niệm và sở niệm đều từ chân Tâm mà lưu xuất. Hơn thế nữa Tự Tính Âm Thanh là thật tánh, vậy niệm Phật, tụng kinh, trì chú là phương pháp hữu hiệu để thể nhập thật tướng. Nhưng thực tướng là siêu việt trên cả pháp môn, siêu việt lên tất cả các pháp đối đãi, đó là trung đạo đệ nhất nghĩa. Người chưa kiến tánh thì đối với thực tướng chỉ là nhận thức qua khái niệm mà thôi. Thực tướng các pháp là không thể nhận thức, không thể nắm bắt qua sự diễn đạt của ngôn từ và tư duy.


VI. Lập trường tu học pháp môn Tịnh Độ

Tịnh Độ môn là lối tu gồm tự lực và tha lực, đây là mối liên hệ giữa Phật giới và chúng sanh giới thông qua phương pháp Niệm Phật và quán tưởng. Trong tinh thần đó, ý nghĩa quán tưởng vô cùng sâu rộng không đơn thuần trong việc quán sát tâm giới, mà còn quán tưởng thế giới Tịnh Độ của Phật. Trong lộ trình tu tập Niệm Phật hay bất cứ pháp môn nào cũng y cứ trên tinh thần Giới Định Tuệ và giáo lý Tam Pháp Ấn, để hướng đến sự chứng đắc thực tướng.

Điều chúng ta nghĩ suy, từ sơ phát tâm niệm Phật đến chứng ngộ là một lộ trình tu học lâu dài. Nếu chưa chứng ngộ mà được vãng sanh Tây Phương thì không còn đọa lạc trong luân hồi, đầy đủ thắng duyên tu tập đến thành đạo.  Do vậy Pháp môn Tịnh Độ là pháp tế độ chúng sanh rất vi diệu của Đức Phật.

Trên tinh thần của Thánh Giáo Lượng, chỉ có Phật mới thấu rõ chúng sanh giới và thế giới Tịnh Độ của chư Phật.  Hãy đến với Tịnh Độ tông bằng TÍN HẠNH NGUYỆN, cũng như bằng tấm lòng thành khẩn của Vua Tần Bà Sa La và Hoàng Hậu Vi Đề Hy thì lập tức thấy mười phương thế giới Phật.  Chỉ có tin lời Phật dạy, thực hành theo lời Phật dạy giúp chúng ta có chánh kiến và có lợi lạc thiết thực trong sự tu học.

Phật Pháp vô lượng nghĩa, người tu Tịnh Độ ngoài thực hành chuyên tâm niệm Phật còn quán tưởng đúng theo kinh luận. Vì rằng, niệm Phật đắc định là ý nghĩa của Pháp môn tu Chỉ, dùng tuệ để quán xét chiếu soi rõ ràng phân minh để chứng đắc thật tướng. Như vậy quán tưởng niệm Phật là gồm đủ hai môn Chỉ Quán viên dung, Định Tuệ quân bình. Xuyên suốt quá trình tu tập Niệm Nam Mô A Di Đà Phật, từ phương tiện đến cứu cánh, tự lực và tha lực, từ sự đến lý, bao gồm mọi căn cơ trình độ, tùy duyên tu học đều mang ý nghĩa lợi ích thiết thực. Từ khi phát tâm và quá trình thực hành lý tưởng Bồ Tát đạo trong cuộc đời này không xa rời Niệm Phật. Người tu học cần phát Bồ Đề Tâm, đem tất cả công đức hồi hướng cho tất cả chúng sanh nguyện vãng sanh cõi nước Cực lạc, đó là ý nghĩa tu học chân chánh.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

VĂN SỚ

 5 - SỚ CẦU SIÊU Cúng Tuần ( Vạn đức từ tôn )
Phục dĩ :
Vạn đức từ tôn , chẩn tế u minh chi lộ , Trai tuần phủ chí kiền kỳ , tiến bạt chi chương .Sớ vị : Việt Nam Quốc……….. ( Như trên ) Gia cư phụng Phật , tu hương hiến cúng phúngkinh……… Chi trai tuần , kỳ siêu độ sự . Kim đệ tử………….. Đại Giác Thế Tôn phủ thuỳ tiếp độ Thống niệm : Phụng vị…………….. Nguyên mạng sanh ư….Niên….nguyệt……nhật…….Hưởng dương…… Đại hạn vu…..niên……nguyệt…….nhật……thầ n…….mạng chung .
Trượng Phật ân nhi trực hướng tây hành , y diệu pháp nhi cao đăng lạc quốc. Tư lâm….. chi thần , chánh trị khôn phủ đệ…….. điện….. Minh vương án tiền trình quá , Do thị kiền trượng Lục Hoà chi tịnh lữ , phúng tụng Đại Thừa Pháp Bảo chi kinh văn ……. Gia trì vãng sanh Tịnh Độ thần chú Đãnh lễ tam thân bảo tướng , vạn đức kim dung , tập thử thắng nhân , kỳ sanh an dưỡng , kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch :
- Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Liên Toạ Tác Đại Chứng Minh . Cung phụng Quan Âm tiếp dẫn , Thế Chí đề huề , Địa Tạng từ tôn , tiếp xuất u đồ chi khổ , Minh dương liệt Thánh , đồng thuỳ mẫn niệm chi tâm .

Phục nguyện : Từ bi vô lượng , tế độ vô biên , tiếp hương linh Tây Trúc tiêu diêu , phò dương quyến Nam Sơn thọ khảo .
Ngưỡng lại Phật ân chứng minh . Cẩn sớ .
Phật lịch…… Tuế thứ…… niên….nguyệt…..nhật , thời .
Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .


10 - SỚ CÚNG TIÊU DIỆN ( Biến thể Diện Nhiên )

Phục dĩ :

Biến thể diện nhiên , vi thử nhi hàng thập loại hóa thân Diệm khẩu nhân tư , dĩ ứng tứ châu , sớ vị : Việt Nam Quốc : …… Phụng Phật tu hương phúng kinh : ……..
Thánh đức uy quang phủ thùy tiếp độ . Thống niệm : …………. Phục vị pháp giới tam thập lục bộ , hà sa nam nữ vô tự âm cô hồn tự tha tiên vong , gia thân quyến thuộc , cập bổn xứ viễn cận vô tự âm cô mộ liệt vị . Phổ triệu giới nội kỷ chiến tranh chiến sĩ trận vong nhân dân nạn vong , oan hồn uổng tử , nam nữ vô tự âm linh không hành liệt vị . Đồng trượng Phật ân , quân mông giải thoát . Tư giả thần duy : …… nguyệt tiết thuộc : ……. Thiên diên khai : ……. Trú chi Đạo Tràng , hương mãn thập phương chi thế giới . Kim tắc cẩn cụ sớ văn hòa nam bái tấu .
- Nam Mô Ốc Tiêu Sơn Hạ Diện Nhiên Đại Sĩ Diệm Khẩu Quỷ Vương Bồ Tát Chứng minh .
Diên phụng : Ngưu đầu Mã diện , nhị vị đại tướng quân giám đàn liệt vị , nhất thiết oai linh , đồng thùy tiếp độ , cọng chứng trai diên .
Phục nguyện : Diệu lực hoằng thi , thần cơ cảm ứng , sái chi đầu chi cam lồ , phổ nhuận hà sa lưu phước hải chi ân ba , tồn vong lợi lạc . Ngưỡng lại Thánh từ chứng minh cẩn sớ .
Phật lịch : 2555.. tuế thứ ……. Niên , nguyệt …….. nhật ……. Thời .
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ .

----------- @ -------------

 12 - SỚ VU LAN 1 ( Thu lai nguyệt đáo )

Phục dĩ

Thu lai nguyệt đáo , ta phù bán điểm chi nan truy , đức trọng ân thâm , niệm dã thốn hào chi mạc cập , thức tuân thượng cổ , đàn khải trung nguyên .
sớ vị : Việt Nam Quốc…………….. Gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh Trung Nguyên Vu Lan thắng hội , Truy tiến tiên linh kỳ âm siêu dương thái sự ………… Nguyện thừa Đại giác Thế Tôn , phủ thuỳ tiếp độ . Thống niệm cầu tiến……….. Phụng vị chi hương linh.
Phật lực dĩ siêu thăng , toàn lại kinh văn nhi giải thoát , tư gỉa thần duy mạnh nguyệt , tiết thuộc thu thiên , nãi Địa Quan hách tội chi kỳ , y Tôn Giả độ thân chi nhật . Do thị kiền trượng Thiền hoà tuyên dương pháp sự , phúng tụng Đại thừa pháp bảo tôn kinh , gia trì vãng sanh tịnh độ thần chú , Đãnh lễ tam thân bảo tướng , vạn đức kim dung , tập thử thù thắng thiện nhơn . Phổ nguyện âm siêu dương thái . Kim tắc cẩn cụ sớ văn , hoà nam bái bạch .
- Nam mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo Nhất Thiết Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Tác Đại Chứng Minh .
- Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Liên Toạ Chứng Minh .
- Nam mô Đạo Từ bi Quán Thế Âm Bồ Tát .
- Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát .
Diên phụng , Biến pháp giới chư tôn Bồ Tát Ma Ha Tát , Liên Trì Hội thượng , vô lượng Thánh Hiền , cọng giáng oai uy quang , đồng thuỳ tiếp độ .
Phục nguyện : Giáng lâm bất viễn , tỷ hựu khổng hoằng , nhất chơn mặc chứng linh thừa , pháp luân diệu chuyển , bách thế thiện căn tự tại , phước quả đoàn viên .
Ngưỡng lại Phật ân , chứng minh bất khả tư nghì dã . Cẩn sớ .
Phật lịch ……. Tuế thứ……. Niên ….. nguyệt…..nhật , thời .
Đệ tử chúng đẳng hoà nam thượng sớ .

------------- @ ------------ 




13 - SỚ VU LAN 2 ( Phật từ mẫn thế )

Phục vị .
Phật từ mẫn thế , phóng thập phương tiếp dẩn chi quang , pháp bảo hiệu linh , cực lịch kiếp mê luân chi khổ , thượng phụng di quy , hạ thù thiện nguyện viên .
Việt
Nam Quốc : ………….tỉnh …….. quận …….. xã ………. Thôn . Gia cư phụng Phật cúng dường thu thiên Vu Lan Thắng Hội , báo ân độ vong , kỳ vãng sanh Tịnh Độ . Kim trai chủ : ….. hợp trai chủ đẳng . Tức nhật phần hương , tâm thành khấu bái Đại Giác Năng Nhơn phủ thùy tiếp độ .
Phục vị : …………………. Chư hương linh .
Thiết niệm : Chư hương linh tự quy minh phủ , hồn nhập u quan tụ tán , khấp phù sanh âm dung hà xứ , mích oanh trử sầu biệt ngự tụ mị đới không , y mạc ủy thăng trầm dụng thân báo đáp . Tư giả nhật phùng giải chế tuần ngộ Trung Nguyên , chánh minh phủ địa Quan xá tội chi kỳ , y Mục Liên Tôn giả độ thân chi nhật , do thị trượng thỉnh thiền hòa tuyên dương pháp sự . Phúng tụng Vu Lan Bồn Kinh , gia trì vãng sanh thần chú , tập thử thắng nhơn kỳ âm giả siêu sanh , nguyện dương nhân an lạc , kim tắc Đạo tràng sơ khải , diễn tịnh sớ văn nhất hàm hòa nam bái bạch .
- Nam Mô Đạo Tràng Giáo Chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh , thanh liên tọa hạ .
- Nam Mô tây Phương Tiếp Dẫn Cửu Phẩm Đạo sư A Di Đà Phật tác đại chứng minh , kim liên tọa hạ .
- Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát hồng liên tọa hạ .
Phục nguyện : Quang minh hào tướng hiện hóa Phật dĩ đông lai , ám ánh tràng phan tiếp vong hồn nhi Tây khứ , Tồn vong lưỡng lợi sanh tử quân an . cẩn sớ .
Thiên Vận……….niên ……. Nguyệt ……. Nhật … Phước sanh nhật .
Phụng vị đệ tử ……………. Khấu bát thượng sớ .

------------- @ ------------




11 – SỚ GIẢI OAN BẠT ĐỘ ( Chuẩn Đề thùy phạm )

Phục dĩ .

Chuẩn Đề thùy phạm, tiểu yếu khí phân nhi cực tế quần sanh , ĐịaTạng năng nhơn , trượng bí ngữ nhi chứng khai khổ thú , phủ trần quỳ khổn , ngưỡng đạt liên đài , Sớ vị : Việt Nam Quốc : ……
Phụng Phật tu hương phúng kinh ………. Thiết niệm : Càn khai khôn hạp , cán toàn diệu lý nam khuy , âm thảm dương thư , thiện ác duy nhân tự chiêu . Hoặc hệ tiền sanh nghiệp chướng , nan ly oan trái chi sở triền , hoặc nhân tự kỷ khiên vưu , dĩ trí hồn oanh ư thử lụy , hoặc lâm pháo đạn , hoặc bị đao binh . Trượng bằng Phật pháp dĩ siêu thăng , toàn lại kinh văn nhi giải thoát . Tư giả thần duy…….. nguyệt tiết giới ……. Thiên đàn khai …….. trú dạ , Phổ độ chư hương hồn , Phúng tụng Phật kinh gia trì ………… thần chú , xiển dương pháp sự , triệu khải hoa đàn tế độ trầm luân kỳ siêu khổ hải , vu kim công đức lưởng lợi tồn vong . Kim tắc pháp đàn thành tựu khoa phạm phu tuyên , cẩn cụ sớ văn hòa nam bái bạch .
- Nam Mô Đại Thánh Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai Chứng Minh .
- Nam Mô Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh .
- Nam Mô Đại Thánh Chuẩn Đề Vương bồ tát Chứng minh .
- Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương bồ tát Chứng minh .
Diên phụng : Tam thừa thượng Thánh , tứ phủ vương quan , Thập Điện từ vương , minh dương liệt Thánh , Tả Hữu trợ giáo , giải oan bạt độ chủ giả , đồng thùy tiếp độ , cọng chứng vãng sanh .
Phục nguyện : Diệu lực đề huề năng nhơn chẩn bạt trần lao , bải thích mê vân tán nhi huệ nhật cao huyền , nghiệp võng quyên trừ ái hà yết nhi tâm châu độc diệu , huệ kiếm đoạn oan khiên giai thối nát , kim thằng huệ vong giả tận siêu thăng , hiện thế lục thân quân triêm ngũ phước . Ngưỡng lại Phật ân chứng minh . Cẩn sớ.
Phật lịch … Tuế thứ … niên , nguyệt , nhật , thời.
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ

---------- @ -----------



 14 - SỚ CÚNG NGOẠI CẢNH NGOẠI CÀNG ( Càn khôn hiển hiện )

Phục dĩ .

Càn khôn hiển hiện vận từ tâm nhiếp hóa quần sanh , ngoại cảnh Trung Thiên thi diệu lực cứu nhân độ thế , hữu cầu giai ứng vô nguyện bất tùng .
Bái sớ vị : Việt Nam Quốc : ........... Gia cư phụng Phật Thánh thượng hương hiến cúng ...........
Thánh đức oai quang phủ thùy chiếu giám . Ngôn niệm : Đệ tử đẳng sanh cư trần thế hạnh hoạch thắng nhơn , hà càn khôn phú tải chi ân , lại Tiên Thánh phò trì chi đức . Tư giả bổn nguyệt cát nhật liệt trần hương hoa đăng trà phẩm cúng . Kim tắc cẩn cụ sớ văn hòa nam bái bạch .

Cung duy : Trung Thiên Ngoại Cảnh Ngoại Càn chư vị Thần Động , chư vị Chúa Động , chư vị Đức Bà tọa tiền Chứng Minh . Ngoại Cảng Càn Khôn Ngũ Hành Lục Động , Bạch Thố Kim Tinh , Thủy Tinh Chúa Lá Thần Đức Thánh Bà , Tam Động Hỏa Phong thần Nữ Thánh Bà , Châu Sa Ngoại Cảnh Tôn Vị Thánh Bà , Đệ Tứ Thủy Cung Đức Chầu Thánh Bà , Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Thánh Bà , Thượng Thiên Nhị vị Tôn Ông , Thượng Thiên Đệ Tam Giám Sát Tôn Ông , Ngoai Cảnh Thất Vị Hành Sai Tiên Cô , Ngũ Vị Hành Sai Thánh Cô , Cô Năm ngoại Cảnh , Cô Ba ngoại Càn .

Phổ cập thị tùng bộ hạ nhất thiết oai linh , đồng thùy chiếu giám cọng giáng cát tường .
Phục nguyện : Nhất thành thượng đạt , vạn tội băng tiêu , tỷ đệ tử dĩ bình an bảo thân cung nhi tráng kiện , tứ thời lợi lạc , bát tiết vinh xương . Ngưỡng lại : Tiên Thánh phò trì chi đại lực dã . Cẩn sớ .
Tuế thứ ......... niên .....nguyệt ....... nhật , thời .
Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ .

----------- @ ------------




15 - SỚ CÚNG LỄ CẦU NGƯ ( Thiên Địa Thủy Phủ )

Phục vị .

Thiên địa thủy phủ chức chưởng thập phương , ngũ hồ bát hải Long Vương , đồng lai ngự tọa .

Sớ vị . Việt Nam Quốc ……….. gia cư phủ lịch đơn thành , ngưỡng can Thần thính tình chỉ kỳ vi . Ngôn niệm : Viên bằng khoa pháp chi nghi nguyện bảo bình an chi phước . Quyên thủ bổn nguyệt cát nhật thỉnh mạng ……..Tựu vu tam giang thủy diện xứ , tu thiết lễ cầu ngư cầu tài cầu an nhất diên , tam hiến pháp sự như thức tuyên hành , sở hửu phỉ nghi dụng thân thượng hiến .

Cung Thỉnh : Thiên Phủ Thiên Hoàng Đại Đế , Địa Phủ Tổ Hoàng Đại Đế , Thủy Phủ Phù Tang Đại Đế , Chúa Phủ Động Đình Bắc Hải Đế Quân , Ngũ Lang Thái Tử Ngũ Vị Long Vương , Tam vị Phụ Quốc Tiên Sanh Tôn Thần , Khâm Cung Tử vi Thủy Giới Tiên Nương , Thượng Sơn Vân Động Thủy Phong Thần Nữ tiên Nương , Khổng Lộ giác Hải Nhị Vị Tiên Thần , Bà Kỳ tiên Nương Hồng Nương tiên Nữ Long vương tiên nữ Phu nhân , Thái Tử Cậu Tài Cậu Quý Nhị Vị Tôn Ông , Ngũ Phương Kim Mộc Thủy hỏa Thổ Ngũ Hành Tiên Nương , Thủy Tề Thủy Triều Thủy tộc Phu Nhân , Kim Niên Hành Khiển Hành binh Tôn Thần , Đương Cảnh Thổ Địa Chánh Thần , Ngũ Phương Hà Bá Thủy Quan , Âm Binh Bộ Hạ Liệt vị . Phổ cập Thủy Phủ tử lâm tả hửu giang biên sơn xuyên hà hải , thương vong nam nữ thập loại cô hồn liệt vị , đồng thùy chiếu giám .


Phục nguyện : Thánh hồ tại thượng nhân đạo tại kỳ trung , bất tri cát hung hà do vị biến , chánh tư thủy phủ chức chưởng ngư hà , dương dương tại thượng trạc trạc khuyết linh , nguyện tín chủ thiên thu bất tuyệt , vạn tuế thanh ninh tứ thời thạnh lợi , tài lộc tấn đa gia trung khương thái , trưởng ấu bình an , Cẩn sớ .


Tuế thứ ……..niên …….. nguyệt …….. nhật , thời .

Đệ tử chúng đẳng hòa nam thượng sớ .

---------------- @ -----------------

 16 - SỚ CÚNG VỚT ĐẤT ( Hoàng Thiên Giáng Phước )


Phục dĩ.


Hoàng Thiên giáng phước quảng khai quyền thật chi môn , Hậu Thổ hưng duyên phổ tế dương cư chi hộ , tam đồ thấu triệt cửu hửu văn tri .

Sớ vị : Việt Nam Quốc ………….. gia cư phụng Phật thượng hương hiến cúng ………….
Thổ Thần liệt vị phủ thùy chiếu giám . Ngôn niệm : Phao sanh thổ trạch hoạch xứ nhân luân , tịch hoàng thiên cái tải chi ân lại Hậu Thổ bao hàm chi đức , cổ hoàng trị thế viên đương dã xứ , huyệt cư cán thị hóa dân tự hửu điêu lương thư đống , sào gia chế tác y thượng cổ chi quy trình , lỗ thị hưng công giáo hạ dân chi cư xứ , tùng tiền bốc trúc ký ninh thiếp ư phương ngung , tự hậu kinh doanh khủng mạo thiên thu cấm kỵ , hoặc phục thi ẩn nặc thần tự tán nhi quỷ tự mê , hoặc cố khí đình lưu địa bất linh nhi bất kiệt , dĩ trí quần tà đề kích quắc quỷ giao xâm , trịch hỏa phao thi sao đăng bôn ảnh , dục kỳ thổ trạch dĩ an ninh kiền trượng Phật từ nhi siêu bạt , tư giả thần duy ……. Nguyệt tiết giới ……….. thiên , trượng mạng thiền lưu khai hành pháp sự ư trung , đặc thiết an ủy Long thần các hồi trấn ư phương ngung , dĩ vệ phò ư gia trạch kim tắc đàn nghi chỉnh túc , phỉ lễ vu trần cẩn cụ sớ văn .

Nhất tâm bái thỉnh :
Thừa Thiên Hiệu Pháp Khai hoàng Hậu Thổ Nguyên Quân , Hoàng Thiên Hậu Thổ Tôn Thần , Thổ Phủ chơn Hoàng Đại Đế , Thổ Phủ Cửu luật Đế Quân , Thổ Hoàng Địa Kỳ Tử Anh Phu Nhân , Thái Huyền Dạ Quang Phu Nhân , Bắc Cực Tử Vi Đại Đế , Nam Cực Trường Sanh Đại Đế , Đông Cực thanh hoa Đại Đế , Tam Hà Cửu giang Đại Đế , Âm Phủ Ngũ Đạo Tướng Quân , Thái Giám Bạch Mã Tôn Thần , Kim niên Hành Khiển Đại Vương , Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần , Đương Cảnh Thành Hoàng Đại Vương , Bổn Xứ Thổ Địa Chánh Thần , Khôn Ly Thổ Hỏa Nhị Vị Tiên Nương , Ngũ Hành Liệt Vị Tiên Nương , Lịch Đại Tiên Sư Tôn Thần , Đông Trù Tư Mạng Táo Quân , Ngũ Phương Thổ Công Tôn Thần , Ngũ Phương Long Thần Thổ Địa Trú Trạch Thần Quan , Thập Bát Long Trạch Liệt Vị Tướng Quân , Gia Đường Hương Hỏa Liệt Vị Oai Linh , Bổn Thổ Thổ Địa Phước Đức Tài Thần , Lai Sơn Khứ Thủy Long Mạch Thủy Đạo Thần Quan , Ngũ Chủ Ngung Chi Thần , Môn Thừa Hộ Úy Bát Quái Cửu Cung Thần Quan , Thanh Long Bạch Hổ Châu Tước huyền Võ Câu Trần Đằng Xà Thần Quan , Thổ Thần liệt vị nhất thiết oai linh đồng thùy chiếu giám , cọng giáng cát tường .

Phục nguyện : Hoàng Thiên giáng phước , phước lưu vĩnh vĩnh vô cùng , Hậu Thổ thi ân , ân giáng miên miên bất tận , gia môn thanh cát trưởng ấu hàm an , tụ Đông Tây Nam Bắc chi tài , nạp Xuân Hạ Thu Đông chi lợi . Ngưỡng lại Tôn Thần liệt vị phò trì chi đại lực dã cẩn sớ .

Tuế thứ …………niên …….. nguyệt ……….nhật – thời .
Đẹ tử chúng đẳng hòa nam, thượng sớ .




34 - ĐIỆP CÚNG VỚT CHẾT NƯỚC( Tư Độ Đạo Tràng)
Tư Độ Đạo Tràng. Vị điệp thỉnh sự.
Tư cứ: Việt Nam Quốc ....... gia cư phụng Phật tu hương phúng kinh bạt độ trầm luân... Cẩn dĩ hương hoa trai bàn thanh chước thứ phẩm chi nghi, hữu cẩn phụng thượng.

- Thượng Nguyên Thiên Quan Giám Sát Thần Quân. Trung Nguyên Địa Quan Khai Ngục Thần Quân. Hạ Nguyên Thuỷ Quan Giải Thích Thần Quân. Tam Hà Tứ Hải Cửu Giang Chư Vị Long Vương. Hạ Giới Cô Ly Hằng Kỷ Yêu Nương. Ngũ Phương Minh Lãnh Đồng Tử. Ngũ Phương Hà Bá Thuỷ Quan Nhất Thiết Thuỷ Thần, diên trung liệt vị, thâu thủ hình nhân phóng xá vong hồn.

Phục vị... lai nhập thần vị hồi gia phụng tự.

THIẾT NIỆM

Phách lạc tuyền đài, hồn quy Bắc phủ, tiền căn vị thoát oan khiên, đại kiếp chung lâm khổ cảnh. Trường lưu thuỷ để tổng thị hoàn nguyên, lục thuỷ thanh ba giai vi lạc địa. Tứ thần khổ sở, vị năng giải thoát chi môn, độc thọ thê lương, nan vọng tái sinh chi đức. Tư vô môn nhi khả đảo, lại hữu Phật dĩ quy đầu. Tư giả thần duy....nguyệt tiết thuộc....thiên xứ, trượng thiền lưu tuyên dương pháp sự, phúng tụng Phật kinh, gia trì... thần chú, tập thử lương nhân, kỳ cầu lưỡng lợi. Kim tắc nghi diên sơ khải, văn điệp tuyên dương, tiếp triệu vong hồn, quy hồi tự sở, thính pháp văn kinh, kiền kỳ siêu độ. Tu chí điệp giả.

HỮU ĐIỆP THƯỢNG

Thánh từ liệt vị đồng thuỳ chiếu giám.

Tuế thứ ………….niên ….nguyệt ……………nhật , thời. Ngưỡng điệp.



Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

9 Cách Phát Bồ Đề Tâm

1. Bồ đề tâm như hạt giống
      Bồ đề tâm này giống như hạt giống,
      sinh trưởng tất cả chân lý, Phật pháp.
    Đầy đủ duyên lành, thì mới lớn mạnh

2. Bồ đề tâm như ruộng tốt
      Bồ đề tâm này giống như ruộng tốt, sinh trưởng
      pháp lành của mọi chúng sinh.
    Vô số pháp lành, hạnh tốt

3. Bồ đề tâm như đại địa
       Bồ đề tâm này giống như đại địa,
     nâng giữ mọi thứ khắp cả thế gian.
     Đất từ bi, nuôi dưỡng mọi mầm sống

4. Bồ đề tâm như tịnh thủy
       Bồ đề tâm này cũng như tịnh thủy,
      rửa sạch tất cả phiền não, bẩn dơ.
       Nước từ bi: chảy vô ngại

5. Bồ đề tâm như gió lớn
       Bồ đề tâm này giống như gió lớn,
      thổi khắp thế gian, không hề chướng ngại.
       Rừng rậm tà kiến

6. Bồ đề tâm như lửa mạnh
       Bồ đề tâm này giống như lửa mạnh,
      thiêu sạch mọi thứ cây củi tà kiến.
    Thổi mất chấp trước, níu kéo

7. Bồ đề tâm như tịnh nhật
       Bồ đề tâm này giống như tịnh nhật,
      phổ chiếu khắp hết thế gian mọi chốn.
    Nước trí huệ: soi mòn thói xấu

8. Bồ đề tâm như trăng tròn
       Bồ đề tâm này giống như trăng rằm,
      khiến việc tốt làm, đều tất viên mãn.
       Soi chiếu điểm mù

9. Bồ đề tâm như đèn sáng
       Bồ đề tâm này giống như đèn sáng,
      tỏa ra muôn thứ ánh sáng chân lý.
    Ánh sáng chân lý, tùy theo tâm thức

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Trai đàn Chẩn tế Sóc Sơn thấm nhuần tinh thần Phật giáo và Nhân văn

Trai đàn Chẩn tế Sóc Sơn thấm nhuần tinh thần Phật giáo và Nhân văn
Huệ Minh
đăng ngày 23/04/2007
 
Xem hình
Vào lúc 23 giờ thứ Bảy, ngày 21/4/2007, ngay sau Lễ Tuần dẫn Lục Cúng, Biên tập viên Website Phật tử Việt Nam túc trực tại Phù Linh đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa Thích Quảng Hà - Trưởng Ban Kinh sư của Trai đàn Chẩn tế tại Sóc Sơn về một số vấn đề được quan tâm trong các khoa cúng theo lề lối Miền Bắc đang được hành lễ tại đây.


Đại đức Thích Pháp Ấn - Trưởng chúng và là phát ngôn nhân của Tăng thân Làng Mai cùng tham gia buổi trao đổi.
Được biết, Thượng tọa Thích Quảng Hà năm nay 45 tuổi đời, xuất gia năm 9 tuổi, đã trải 26 Hạ lạp, là đệ tử chân truyền của cố HT Thích Thanh Kính - Tổ Phúc Hà ở Ninh Bình. Thượng tọa đã trì học Luật từ cố Tổ Vệ -Thích Quảng Khâm và cố Tổ Đọ - Thích Thanh Hào. Hiện nay Thượng tọa đang trụ trì chùa Cẩm xã Yên Hưng, huyện Ý Yên - Nam Định. Thượng tọa từng học các khoa cúng cổ truyền Miền Bắc với HT Tôn sư và các Cụ đồ - Thầy Cúng nổi danh xứ Nam như Cụ đồ Khuyến, Cụ đồ Tuyên ở làng Phù Sa Hạ, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng - Nam Định, là đệ tử tham học của Tổ Ráng Phổ Tuệ đương thời, đã tham gia các khoa cúng nhiều nơi từ năm 16 tuổi, đã chủ trì nhiều Lễ cúng Phật có quy mô lớn ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Hiện nay Thượng tọa là Uỷ viên HĐTS Trung ương GHPGVN, Phó trưởng ban Thường trực kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Nam Định.
Đại đức Thích Chân Pháp Ân xin được chia sẻ cùng Thượng tọa Thích Quảng HàPTVN xin chia sẻ cùng độc giả một số nội dung chính của cuộc trao đổi trên.
PTVN: Bạch Thượng tọa, Trai đàn Chẩn tế lần này thực hiện các Khoa cúng gì?TT Thích Quảng Hà: Trước các buổi lễ đều có các khoa cúng mở đầu, như cúng Tiếp linh, Nghinh sư, cúng Phật Đại khoa, cúng ngọ, v,v. Nhưng tập trung là 2 khoa:  Tuần dẫn Lục cúng trong gần 3 giờ vừa qua và Mông Sơn Thí Thực Đại khoa vào tối mai, kết thúc Trai đàn Chẩn tế.
PTVN: Xin Thượng tọa cho biết, Các khoa cúng này có xuất xứ như thế nào?TT Thích Quảng Hà: Theo các Cụ truyền lại và theo sách lục, thời Đức Phật tại thế thì chưa có các khoa cúng, nhưng cũng đã nhắc đến “trống trời”, “kỹ nhạc”, v,v, trong các Pháp hội. Có thể vì lúc đó, căn tính chúng sinh còn thuần phác, chưa cần dùng đến nhiều phương tiện giáo hoá, chỉ cần nghe kinh trực tiếp từ kim khẩu Phật là đủ chứng quả rồi. Ở Trung quốc, từ đời nhà Hán, nhà Đường, các khoa cúng cũng đã tương đối bài bản nhưng pha tạp nhiều yếu tố của Đạo giáo, càng về sau càng phức tạp.Ở nước ta, thời Lý đã có các Pháp sư  chạy các đàn cúng cầu mưa, tịch điền, v,v. Đến thời Trần thì đã có bài bản được ghi chép lại trong các trước tác của Trần Thái Tôn, Trần Nhân Tôn như Khoá Hư Lục, Thạch thất mị ngữ. Đặc biệt là Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang đã tổng hợp tất cả các tinh hoa của các bậc tiền bối về các khoa cúng, nâng cao lên một bước, thành kinh sách được lưu truyền rộng rãi và lâu dài. Về sau có Tổ Bích Động ở Ninh Bình đã dụng công san định và khắc ván in thành sách, được lưu truyền liên tục tới chúng tôi ngày nay.                     
PTVN: Bạch Thượng tọa, ở Trai đàn Chẩn tế lần này có bao nhiêu Thầy tham gia các Khoa cúng và sử dụng các linh cụ, nhạc cụ gì?
TT Thích Quảng Hà: Để thực hiện các khoa cúng trong Trai đàn này, chúng tôi bố trí 16 Thầy, đều là các Tỷ khiêu trang nghiêm giới luật và có nhiều kinh nghiệm trai đàn, do tôi trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo, phần lớn là đệ tử, đệ tôn của tôi đến từ Nam Định. Cứ nhìn vô số các đại tự, tiểu tự bằng Hán tự cổ do các vị trực tiếp viết đang trưng bầy tại đây, tuy không được rồng bay phượng múa, nhưng bút lực rắn giỏi, cứng cáp, chân phương thì cũng đã phần nào thấy được công phu khổ luyện của các vị.
Đội ngũ kinh sư đàn cúng vừa phải thông Kinh, Luật, Hán tự, có khẩu thanh hay, có dung mạo đẹp đẽ, uy nghi, vừa múa dẻo, kết quyết thành thạo, sử dụng điêu luyện các linh cụ, nhạc cụ như: Trống to, trống nhỏ, thanh la, não bạt, tiêu cảnh, linh, chử, chén... vừa phải có đức hạnh, thành tâm và kiên trì, nhẫn nại.Và xin nói thêm là, những người như tôi và chúng tôi ở Miền Bắc không phải là hiếm. Hiện còn nhiều các bậc Tôn đức công phu rất thâm hậu, chúng tôi còn đang học hỏi để tiến tới nắm được yếu chỉ của chư Tổ để lại.
PTVN: Xin Thượng tọa cho biết, Các khoa cúng này có liên quan như thế nào với giáo lý nhà Phật, và đặc biệt là với pháp môn Thiền mà Đạo tràng Mai thôn đang tu tập?TT Thích Quảng Hà: (cười ) Đây là một câu hỏi rất hay, nhiều ý nghĩa, cần phải trình bày trong nhiều bài giảng. (được biết TT Thích Quảng Hà là kỳ cựu giảng sư, Phó hiệu trưởng Thường trực của Trường Trung cấp Phật học Nam Định và là giảng sư của các tỉnh phía Bắc). Tại đây tôi chỉ nói vắn tắt. Sẽ là hồ đồ và thiếu thực tế khi bảo rằng các Khoa cúng là xa lạ với Phật Pháp và tách rời với Thiền. Ở đây tôi nói đến Thiền đích thực, từ tinh thần của nó chứ không dừng lại ở hình thức.Có câu chuyện kể rằng: tại vùng kia, có một vị Pháp sư tỷ khiêu cao tay, nổi danh với các khoa cúng Phật chạy đàn, nhưng có tính rất “căn cơ, cẩn thận”. Đi đâu cũng mang theo chùm chìa khoá bên mình, đề phòng bị đệ tử nhòm ngó của cải ở chùa nhà. Một lần, được thỉnh đi cúng chạy đàn Mông sơn thí thực tại một hội lớn, do vội vã, ngài bỏ quên chùm chìa khoá. Khi lên đàn, ở ngôi đàn chủ, đáng lẽ ngài cần dụng tâm quán tưởng để tất cả vật thực ở trai đàn đều thành đồ ăn thức uống cho thập loại chúng sinh, cô hồn, mượn phép Phật mà chẩn tế bình đẳng. Nhưng do tâm bất an, ngài chỉ nghĩ và lo đến chùm chìa khoá. Miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay bắt quyết, mà bụng chỉ nghĩ đến chìa khoá và chìa khoá. Mãn cuộc, giải đàn, ngài vội vã trở về. Đi qua cánh đồng vắng, trời tối như bưng, ngài thấy cơ man nào là ma đói ma khát, ngạ quỷ, súc sinh, cô hồn vất vưởng kêu gào, than khóc, oán trách, níu kéo lấy ngài, vì chúng tới trai đàn chẩn tế mà được ăn toàn chìa khoá là chìa khoá, sắt nóng, đồng sôi. Mấy ngày sau, ngài tịch, không biết nghiệp lực kéo đi nẻo nào?Từ câu chuyện này, ngẫm: tâm tĩnh, nguyện thành, chí thiết, cảm thông, chia sẻ như vậy chẳng phải là Thiền, là Phật giáo hay sao?Hoà thượng làng Mai chủ trương mở trai đàn Chẩn tế tại đây, với chư Tăng đông đảo, Phật tử chí thành chí thiết, (Không chí thành chí thiết sao lại cất công đi xa trèo cao tới đây?), thương tưởng đến thập phương cô hồn, chẳng phải là Phật đạo, chẳng phải là Thiền sao?Tôi thấy lạ rằng, ngày nay sách nhiều thầy lắm mà các quan điểm cố chấp phái này phái nọ lại khá phổ biến. Thử hỏi có Chùa nào mà không gọi là chốn Thiền môn? Và Thiền mà không gắn với Phật thì chỉ là ngoại đạo mà thôi.Tham gia Phật sự Trai đàn Chẩn tế này, tôi lại càng thấy viễn kiến mà Hoà thượng làng Mai chủ trương là nhất thống. Không phải là sự kết hợp giữa Thiền và nghi thức Mông sơn thí thực mà từ bản chất chúng là một, đồng nhất bản thể. Nếu có sai khác thì chỉ là phương tiện mà thôi.
PTVN: Bạch Thượng tọa, Lễ Lục cúng tối nay có ý nghĩa gì và được tổ chức như thế nào?TT Thích Quảng Hà: Lễ Lục cúng là lễ dâng 6 loại phẩm vật lên chư Phật mười phương, gồm: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Trong các lễ lớn hơn có thể là Thập cúng, thêm: Châu, pha lê, xà cừ, y. Nhưng tại đây, thời gian và điều kiện không cho phép, thì Lục cúng cũng rất đáng quý rồi.Song ở đây, điều đáng nói không dừng lại ở vật phẩm dâng cúng mà cơ bản là tinh thần và nghi lễ dâng cúng.Tinh thần là trang trọng, thành kính, nhất tâm quán tưởng. Tức là cần phải tạm quên đi thời gian và không gian, quên đi bỉ thử, thành kiến, v,v, mà như nhập làm một, như chư Phật hiện tiền.Nghi lễ là sự kết hợp của trang trí ban thờ, hương hoa, đèn nến, y phục, tiếng xướng họa, âm nhạc, vũ điệu, v,v. Ví dụ, khi dâng hương thì nhị vị đồng tử chạy đàn theo đường hình chữ nhật (chữ Hán cổ), dâng hoa theo hình chữ á, dâng đăng theo hình chữ tỉnh, dâng trà theo hình chữ thuỷ, dâng quả theo hình chữ vạn, dâng thực theo hình chữ điền.Các tư thế múa, nhạc điệu, nhịp điệu, trang phục, cách bắt quyết, trì chú cũng khác nhau và theo kinh điển Đại thừa.Còn ngày mai khi chạy đàn Mông sơn thí thực thì không chỉ cúng Phật mà chủ yếu là thí thực cho chúng sinh bình đẳng. Không cứ ít nhiều, miễn là thành tâm. Tuy nhiên, với Đại trai đàn này thì “y phục phải xứng kỳ đức”. Nghe nói, sẽ không có đốt vàng mã, nhưng chắc là rồi cũng sẽ có thôi. Tập quán mà.
PTVN: Xin Thượng tọa cho biết, Trai đàn Chẩn tế lần này với các khoa cúng cổ truyền Miền Bắc có phải là khôi phục lại cái cũ, trong khi Làng Mai kêu gọi cần làm mới đạo Bụt?TT Thích Quảng Hà: Tôi không phải là người luôn chạy theo cái mới, tuy không thờ ơ với nó. Chúng tôi vẫn luôn nhắc nhủ Tăng Ni sinh là cần phải trì giữ nền nếp Thiền môn, trì giữ giới luật, học tập gương sáng chư Tổ. Chữ “tuỳ duyên” là rất khó, kẻ phá đạo cũng dựa vào đó để phóng tâm. Chữ phương tiện cũng vậy. Phương tiện chứ không thể tuỳ tiện.Hơn nữa, hoằng pháp là tuỳ duyên. Xưa nay, trong chốn Thiền gia, ai dám coi thường chư vị Cổ đức, cho dù một mình ở nơi thôn dã hay trong hang núi, khi đạt đến Tâm Phật?
PTVN: Bạch Thượng tọa, Các khoa cúng ở đây có liên hệ thế nào với hiện tượng mê tín dị đoan và ngày nay nó nhận được thái độ như thế nào từ quảng đại nhân dân?TT Thích Quảng Hà: Như tôi đã nói, Các khoa cúng chỉ là một phương tiện để độ sinh. Từ xưa Phật đã từng thuyết pháp không lời cho chư vị Bồ tát. Các bài chú trong Kinh ngày nay cũng vậy, có chữ mà không biết nghĩa. Trong khoa cúng, dùng hình ảnh, âm nhạc, vũ điệu, v,v, để truyền tải Pháp. Đó là linh diệu của các Khoa cúng. “Tuỳ thuận chúng sinh, nhi vi lợi ích” chả phải là ý chỉ của Phật sao? Sao lại mê! Dĩ nhiên có nhiều người khi thức vẫn còn mê cơ mà!Còn nhân dân thì cứ nhìn số lượng người tham gia thì rõ. Không chỉ ở đây mà ở đâu cũng vậy. Rất hấp dẫn và giàu hình tượng nghệ thuật. Và đương nhiên có nhiều người không thích, thậm chí ghét. Điều đó là bình thường trong một xã hội bình thường.
Đại đức Thích Chân Pháp Ấn: (bày tỏ với TT Thích Quảng Hà) Con thấy Thượng tọa vất vả quá. Càng về khuya, lễ cúng càng tha thiết, âm nhạc và vũ điệu rất réo rắt. Quả thực chúng con chưa biết gì về truyền thống này, nhưng cảm thấy rất hay. Giờ lại được nghe giảng, thấy mới mẻ và hấp dẫn quá. Song nội dung lời văn và ý nghĩa lễ cúng, chúng con chưa nắm được. Nếu có thể, Thượng tọa cho chúng con xin bản văn các khoa cúng, có bản tiếng Việt thì càng hay để chúng con tìm hiểu.
TT Thích Quảng Hà: Sao gọi là vất vả? Làm Phật sự không nên quản ngại. Tôi là người sư nông dân nên làm việc gì cũng là tu. Năm trước, xây chùa Cẩm lớn như vậy, tháp chuông cao tới gần 40 mét mà tôi tự mình đóng gạch nung lấy. Nhà chùa còn cấy 1 mẫu 8 sào, tự túc hoàn toàn lương thực cho các chùa. Cày bừa là việc tu của tôi. Đó cũng là noi gương các Tổ, đương thời như Tổ Ráng Phổ Tuệ, không biết có bị chê cười không? (cười hóm hỉnh)Ngay sau Trai đàn, chúng tôi xin biếu chư Tăng làng Mai toàn bộ các bản kinh văn các Khoa cúng theo nghi lễ Miền Bắc, rất phong phú, để quý Thầy Làng Mai tham khảo, đặng biết thêm về vốn liếng mà chư Tổ đã để lại và được gìn giữ liên tục qua rất nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
 PTVN: Xin Chân thành cảm ơn Thượng tọa, cảm ơn Đại đức đã dành thời gian đặc biệt lúc nửa đêm này, lại sau một Phật sự vất vả, cho PTVN.