Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Những Điều Đại Kỵ Trong Tháng Cô Hồn-Hội Tâm Linh Huyền Bí Học-Nhà Tâm L...

Thuốc Sinh Con trai Theo Ý Muốn-Bốc Thuốc-Lương Y Vũ Đăng Mạnh Hùng

Thuốc sinh con trai theo ý muốn+vô sinh+ Lương Y Vũ Đăng Mạnh Hung-Nhất ...

CÁC ĐỀN LINH THIÊNG NHẤT MIỀN BẮC HIỆN NAY .

Phủ Tây Hồ (Hà Nội)
Đầu năm người dân Hà Nội cùng du khách bốn phương tấp nập tới phủ Tây Hồ. Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội.
Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía Tây.
Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, cách trung tâm thủ đô khoảng 4 km về phía Tây.
Không chỉ người dân mà du khách thập phương muốn cầu tài, cầu lộc đều tìm về phủ Tây Hồ đông như kiến. Đến dịp cuối năm, Phủ Tây Hồ lại đông như trẩy hội với dòng người hành hương trả lễ từ khắp mọi miền.
Ngoài tạ lễ, khách đến Phủ còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp hữu tình của non nước mênh mông. Nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước cổng là một làng cổ, sân lộng gió, rợp bóng mát của cây cổ thụ nên không gian ở Phủ thanh tịnh, trang nghiêm mà không kém phần thơ mộng.
Sau khi dâng hương, lễ tạ, du khách có thể thưởng thức đặc sản bánh Tôm Hồ Tây ở các quầy hàng dọc con đường dẫn vào Phủ.
Chùa Hương (Hà Nội )
Mỗi dịp xuân về, hàng triệu du khách hành hương từ khắp mọi miền lại nô nức kéo nhau về tham dự lễ hội chùa Hương.
Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Chùa Hương là địa điểm nhiều người tìm về đi lễ đầu năm.
Chùa Hương là địa điểm nhiều người tìm về đi lễ đầu năm.
Là quần thể những công trình kiến trúc nằm rải rác quanh dòng suối Yến hiền hòa và thơ mộng, hành hương đến chùa Hương trong những ngày xuân về, du khách sẽ được lênh đênh trên những con đò, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp với sắc xuân ngập tràn trong từng tán cây, ngọn cỏ. Giây phút hòa mình vào thiên nhiên non nước, tâm trí của du khách sẽ trở nên thư thái lạ thường.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng ở Việt Nam bởi theo tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Đền Trần ( Nam Định)
Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa là 3 công trình kiến trúc chính ở đây. Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định, đền Trần năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.
Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta.
Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta.
Theo tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu, hoặc đến thời điểm khai Ấn.
Năm nay, để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy cướp lộc, UBND TP Nam Định đã quyết định lễ phát ấn sẽ bắt đầu từ lúc 5h ngày 15 tháng Giêng.
Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn... Để tránh đông đúc, nhiều du khách chọn đi lễ trước một ngày.
Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương về đây xin lộc rơi lộc vãi.
Theo dân gian truyền miệng thì, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới để có được một năm kiếm thật nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh.
Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh.
Đa số mọi người chỉ lên xin lộc rơi lộc vãi, nhưng để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà.
Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ Việt Nam đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.
Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Yên Tử lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”.
Yên Tử lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”.
Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.
Bái Đính (Ninh Bình)
Chùa Bái Đính được biết đến như một nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều người. Khi đi làm lễ cầu may đầu năm tại ngôi chùa này nhiều doanh nhân thường kết hợp với việc đi du lịch tại khu danh thắng Tràng An.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa lưu giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính là ngôi chùa lưu giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục: tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…
Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)
Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.
Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, đền Bắc Lệ này gần gũi với tín ngưỡng dân gian từ xa xưa, thân thiện với người dân bản địa bởi gắn liền với văn hóa địa phương.
Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.
Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.
Trải qua bao tháng năm lịch sử, mưa nắng, ngôi đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc xưa và những di vật cổ có giá trị. Các hàng cột bằng gỗ liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng, linh thiêng và gần gũi.
8 .ĐỀN BÀ CHÚA TÀI LỘC.
Là nơi thờ Bà Chúa Tài Lộc hóa thân của Thủy Tổ Quốc Mẫu Thần Long, Hoàng Hậu của Thủy Tổ Kinh Dương Vương , hiện  thân ban lộc ban tài cho muôn dân .
Đền Bà Chúa Tài Lộc-Xóm Hồ-Mão Điền-Thuận Thành-Bắc Ninh 
Ngài thường hiển linh vào các ngày mồng 9, 19,29 và ngày mồng 1 , 15 âm lịch, thập phương về chêm bái và cầu tài lộc cho một năm phát tài sai lộc, bình an gia đinh hạnh phúc an lạc .
Đền tọa lạc  tại Xóm Hồ-Mão Điền-Thuận Thành-Bắc Ninh có giếng mắt mãng xà Thần nổi tiếng, đi vào huyền thoại của dân tộc , gắn liền với Đạo Mẫu đưa chúng ta vào nơi tâm linh huyền bí, và cội nguồn của Dân Tộc .

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

NHỮNG ĐIỀU ĐẠI KỴ TRONG THÁNG CÔ HỒN .


Lễ Cúng Cô Hồn 
Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là “tháng cô hồn” hoặc “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt là ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế, đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.
 cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy
nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân 
cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7

Dưới đây là những điều cấm kỵ và những điều nên làm trong tháng cô hồn:
18 điều cấm kỵ
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.


Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

SỰ TÍCH QUAN HOÀNG MƯỜI

Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản.

Tượng Quan Hoàng Mười ở Đền Tiên Hương Hưng Yên 
































Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông g
iáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. ngoài ra còn có sự tích ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời vua Lê Thái Tổ.
Sự tích Quan Hoàng Mười ở Chợ Củi – Hà Tĩnh:
Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mội người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.
Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là Ông Mười Củi) không chỉ vì ông là con trai thứ mười của Vua Cha (như một số sách đã nói) mà còn vì ông là người tài đức vẹn toàn, văn võ song toàn (“mười” mang ý nghĩa tròn đầy, viên mãn), không những ông xông pha chinh chiến nơi trận mạc, mà ông còn là người rất hào hoa phong nhã, giỏi thơ phú văn chương, không chỉ nơi trần thế mà các bạn tiên trên Thiên Giới ai cũng mến phục, các nàng tiên nữ thì thầm thương trộm nhớ. Sau các triều đại đã sắc tặng Ông Mười tất cả là 21 sắc phong (tất cả đều còn lưu giữ trong đền thờ ông).
Thầy Vũ Đăng Mạnh Hùng Loan Gía Tại Đền Bà Chúa Tài Lộc giá Quan Hoàng Mười
Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương). Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang, có khi ông múa cờ xông pha chinh chiến, có khi lại lấy quạt làm quyển thư, lấy bút gài đầu để đi bách bộ vịnh phú ngâm thơ, có khi ông lại cầm dải lụa vàng như đang cùng người dân lao động kéo lưới trên sông Lam (quan niệm cho rằng đó cũng là ông kéo tài kéo lộc về cho bản đền) và ông cũng cầm hèo lên ngựa đi chấm đồng như Ông Bảy, người ta cũng thường dâng tờ tiền 10.000đ màu đỏ vàng để làm lá cờ, cài lên đầu ông. Khi ông ngự vui, thường có dâng đọi chè xanh, miếng trầu vàng cau đậu, thuốc lá (là những đặc sản của quê hương ông) rồi cung văn tấu những điệu Hò Xứ Nghệ rất mượt mà êm tai.
Theo một số đền thờ vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là “Đức thánh minh”, là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam. Nơi nào có điện thờ mẫu là nơi đó có tượng hoặc bàn thờ ông Hoàng Mười.
Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười). Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Sự tích đền ông Hoàng Mười – Hưng Thịnh – Nghệ An
Ngôi đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay, đền có 3 toà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện.nhân vật chính được thờ là Bình chương quân quốc trọng sự Thái uý Vị Quốc công (Lê Khôi); Phúc Quận công; Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân (Nguyễn Duy Lạc); Song Đồng Ngọc Nữ.
Đền cả, còn gọi là Dinh Đô Quan Hoàng Mười: theo sắc phong bảo lưu thì Dinh Đô được xây dựng vào năm 1060 thời nhà Lý (Sắc phong của vua Lý Thánh Tông)
Về sau được trùng tu bởi thời nhà Lê bởi (Sắc phong vua Lê Ý Tông 1726) và đến triều nhà Nguyễn 1427 trùng tu toạ lạc vùng Mỏ Hạc Linh Từ, là ngã ba giao nhau giữa sông Minh Giang (xưa là kênh nhà Lê),sông La và sông Lam
Xưa kia thuộc làng cổ “Minh Lang Minh Lương Vân Chàng ” thời nhà Lý thuộc bộ Việt thường cổ Vương quốc kinh đô ngàn Hống cư dân bộ lạc Việt thường quốc bên cạnh Sông La, Kênh nhà Lê (sông Minh giang) và Sông Lam (Cựu Đô Ngàn Hống) của cư dân bộ lạc Việt Thường dưới chân núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh, (cựu Đô) (Ngàn Hống) nay là Hồng Lĩnh có 199 ngọn (Theo Ngọc Phả Hùng Vương hiện lưu giử tại bảo tàng Hùng Vương)
Ngày xưa ngôi đền toạ lạc nơi ngã ba sông vào chính lễ quan binh,hương,lý và nhân dân cả tổng xứ Nghệ an châu trấn:Tập trung về dự đại yết nên nhân dân trong vùng quen gọi là Đền Cả nay thuộc tổ dân phố Hầu Đền (có Hói Cửa Đền) Phường Trung Lương Thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh Dinh Đô Quan Hoàng Mười hiện nay gần như bị phế tích hoàn toàn ‘Đền Cả – Dinh đô Quan Hoàng Mười (tại tỉnh Hà Tĩnh) còn có tên gọi là Mỏ Hạc Linh Từ; đền có niên đại khá sớm, quy mô kiến trúc đồ sộ. Vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười, một vị quan trong tín ngưỡng thờ tứ phủ được phong “Tam kỳ linh ứng Vĩnh Công Đại Vương phúc thần anh minh Hoàng Mười” và một vị thần sông nước tên là Lê Thị Ngọc Dung – con gái nuôi của vua Lê Lợi, có công lớn được phong là “Biển Quốc Đoan Trang, Chính Thục Từ Hòa Chính Phương Nương đại vương”.
Hiện nay, ngôi mộ (ý niệm mộ vọng) của ông Hoàng Mười nằm trong quần thể di tích của đền.(Ông là một bậc Thiên Thần hiển linh tái thế Nhân thần theo truyền thuyết nên không có mộ)
Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền thờ vọng theo ý niệm sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân nổi tiếng ở Nghệ An thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười.con thư mười của Vua cha Bát Hải Động Đình(theo truyền thuyết dân gian là một vị thiên thần)
Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay khảo sát thần tích gần 50 đền thờ cho rằng ông giáng xuống trần thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An, thời Lý.
Một sự tích được lưu truyền khác như sau: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên ngã ba sông la,sông minh giang và sông Lam nơi linh từ mỏ Hạc. Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời. Sau này khi hiển ứng, ông được giao cho trấn thủ đất Nghệ Tĩnh, ngự trong phủ Nghệ An. Nhân dân suy tôn ông là Ông Hoàng Mười.
Lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ngoài ra còn có lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3. Lễ hội có các hoạt động như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người… Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược.Lễ hội chính trên thì rằm tháng giêng và tháng bảy nghi lễ tế thần tại đền, sau đó rước kiệu thần về đình đền trong tổng phủ, mở Hội vui 3 ngày, có thi đánh cờ, kéo co, đua vật và hát tuồng bội, phường chèo,chầu văn,sắc bùa,bơi thuyền rồng chầu đền, v.v.. đến ngày thứ 4 rước kiệu về đền.đây là lễ hội lớn của cả vùng .

ĐÀN MÃ ĐẠI MỞ PHỦ HAY ĐÀN NHỎ MÀ ĐƯỢC CHỨNG TÂM

có lẽ nhiều thanh đồng còn thắc mắc vì sao nơi 
mở phủ ít tiền, nơi lại mở nhiều tiền đến vậy .
Tốn kém hay không là do sự sắm lễ cùng đàn mã khác nhau , cũng như các loại vải quần áo có các loại khác nhau , tuy làm một kiểu nhưng chất lượng khác nhau, loại vải tốt thì nhiều tiền hơn , và đàn mã đẹp giấy tốt đẹp cũng như vậy .
Chủ yếu ở gia chủ phát tâm theo thầy nào , cũng có nhiều thầy cấp độ khác nhau , như trong hệ thống của nhà nước vậy . cấp cao thì lo những đàn lớn cho những ông lơn , còn cấp trung bình thì lo trung bình , cấp bé thì lo cho dân nghèo . nhưng tất cả đều đi đến một nơi .
Nếu ai mà nhất tâm thì may mắn gặp được thầy đạo đức , đàn lễ sẽ thành công tốt đẹp không phải lo nhiều lần .
Còn nếu ai phước vẫn chưa đủ duyên , thì gặp thầy nhưng làm lại không được như ý , lại phải lo đến 2 .3,4 lần mới yên , cũng có lẽ là do tiền kiếp đều nợ các thầy cho nên đến lúc phải gặp và lo lễ , rồi hết duyên sẽ rời bỏ .
Thường thì điều kiện cho một người thầy Đắc Pháp ở đạo Mẫu , không phải là người thầy phải nhiều tiền, đẹp trai sang trọng , mà là sự tu tập của người thầy đó ra sao .
ít Nhất một người đã làm thầy thiên hạ , 1 tháng nên ăn cháy 10 ngày để tích phước , cho đệ tử con nhang được hưởng lây .nên giảm nhiều nghiệp sát , luôn hiếu đạo Mẹ Cha đó mới răn dạy được đệ tử con nhang .
Lại nữa luôn phải nói lời yêu thương , con nhang đệ tử sai nhẹ nhàng chỉ bảo, không nên phùng mồm trợn mắt , há chẳng như ngã quỷ hay sao .
Những ngôn từ không nên chửi rủa bậy bạ , làm mất đi hình ảnh đẹp của Đạo Mẫu chúng ta .
Người thầy đượ nhứ vậy thì lo cho đệ tử con nhang nào cũng yên, cũng được hưởng phước lâu dài , đâu có cần phải khoe khoang nhiều tiền , hay đàn to lễ lớn .
Thánh Mẫu chỉ chứng tâm , chứng lễ hương hoa là chủ yếu , chứ các ngài đâu có cần phải ăn uống phàm tục như chúng ta , thế mới gọi là Thánh , đã được phong thánh thì Ngài luôn thanh tịnh pháp thân .
Cho nên dù đàn to hay đàn nhỏ miễn người làm lễ nhất tâm , và ông thầy có Đức chúng ta sẽ được thành công , và được hưởng phước con cháu sau này được thụ hưởng lâu dài .
Nam Mô Hương Vân Thiên Tiên Thánh Mẫu chứng Minh
đàn lễ mở phủ 

TIÊN CHÚA BÀ TÀI LỘC

Có ai về đến tỉnh Bắc Ninh 
Ghé thăm khu di tích Kinh Dương Vương Thuận Thành 
Có ai về đến Xã Mão Điền 
Lễ Thủy Tổ Quốc Mẫu Mẹ hiền Nước Nam 
************************************************
Ai đi tới Bắc Ninh sông đuống
Hỏi thăm Đền Chúa Tài Lộc nơi nao
Ngã tư Bến Hồ đi vào
Mão Điền Chúa ngự khác nào cảnh tiên
Đền thờ Chúa còn mang dấu tích
Kinh Dương Vương dựng nước Nam Bang
Có bà Tiên Chúa núi vàng
Ban tài phát lộc cho toàn chúng sinh
Nguyện cầu Thủy Tổ Quốc Mẫu-Bà Chúa Tài Lộc độ cho muôn dân phát lộc phát tài .
Nguyện cầu Hào Quang Của Mẫu soi sáng mười phương pháp giới, tất cả đều được an lành, trí tuệ khai thông, đạo pháp viên mãn, hiện tiền được sung túc phú quý giàu sang .
Nam Mô Thủy Tổ Quốc Mẫu Thần Long
Nam Mô Tiên Chúa Tài Lộc
(ảnh chụp lúc chuẩn bị đưa Ngài lên tòa Thượng )
ĐỀN BÀ CHÚA TÀI LỘC
Xóm Hồ-Mão Điền-Thuận Thành-Bắc Ninh
Tra bản đồ trên đt ĐỀN BÀ CHÚA TÀI LỘC sẽ ra vị trí .