Trang chủ . video ,diễn đàn ,thành viên ,chữa bệnh ung thư,liên kết

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

LỄ TRÌNH ĐỒNG MỞ PHỦ

Lễ trình đồng ngày nay rất tốn kém. Nguời nghèo không có tiền thì đàn mỏng lễ sơ, nhưng người giàu thì tổ chức trình đồng có đàn lễ lên tới con số Rất Nhiều . chi phí cao sẽ  dẫn đến có người không có đủ khả năng ra hầu Thánh .

Thông thường tín đồ chỉ đưa tiền cho nhà đền (Thủ đền), nhà đền lo sắm lễ tất cả. Ngày nay, tín đồ giao hết tiền cho Thầy Tứ phủ tự thu xếp. Cuộc lễ có thể tổ chức vào ngày tốt, tiến hành trong 3 ngày. Ngày đầu gọi là lễ trình (mở Đàn, mở Phủ), ngày thứ 2 có hoặc không, để cách khoảng chứ không có lễ nghi gì quan trọng, và ngày cuối cùng là ngày tiễn Đàn sơn trang nên được gọi là: “Tiền tứ phủ, hậu sơn trang”. Ngày nay, đôi khi người ta tổ chức luôn trong phạm vi một ngày. Lễ trình mở Đàn, mở Phủ chủ yếu làm thủ tục trình báo với các Ngài trong Tứ phủ, cúng các loại đồ mặn, một ít đồ mã, tiền vàng. Lễ này ta tạm hiểu giống như thủ tục tổ chức, ổn định hội nghị, tuyên bố lý do, khai mạc, chào cờ và đọc báo cáo hội nghị. Lễ tiễn Đàn sơn trang mới là lễ chính, phần quan trọng nhất của lễ trình đồng. Tại Lễ tiễn Đàn sơn trang, các Ngài sẽ nhập vào người hầu đồng, điểm nhang phù phép lễ vật, vui chơi và phán truyền.
Lễ tiễn Đàn sơn trang cần rất nhiều lễ vật. Loại lễ vật thứ nhất là hoa quả, vật dụng tư trang, đồ ăn, bánh kẹo.... Hoa quả bầy trên khắp các ban thờ, thường dùng nhất là hoa huệ trắng, ngày nay là hoa hồng. Đặc biệt ban thờ trước giá hầu thường được cắm hoa hồng. Tiền để Thánh ban phát lộc bày cả khay trên bàn lễ. Có khi người ta lấy tiền giấy kết thành hình con bướm mắc vào cành huệ để các Ngài dùng những cành hoa ấy phát lộc. Rất nhiều trái cây đủ loại được bày thành từng mâm. Trong đó có một vài mâm đặc trưng mà buổi hầu đồng nào cũng phải có: Mâm quạt, mâm lược và mâm gương soi để dâng cho giá cô Bơ phủ. Một mâm hoa quả như: ớt, ổi, dứa, chuối, đu đủ..., gừng, chanh... gọi là lộc sơn trang để dâng cô Bé Thượng Ngàn; một mâm kẹo bánh, đồ chơi trẻ con để dânh cho giá Cậu; một mâm trứng, oản thịt luộc để dâng Ngũ hổ năm dinh; kẹo lạc trà tàu thuốc lá mà đầu thuốc có phết một ít thuốc phiện để dâng giá ông Hoàng Bảy.
Loại lễ thứ hai là đồ mã. Bắt buộc phải có một đài sơn trang, lớn hay nhỏ tùy theo ý muốn của người ra đàn. Đài sơn trang là một cái động nằm trong khu rừng âm u, trong động có các nàng tiên nữ theo hầu bà chúa Sơn Trang, có người gảy đàn, người múa hát... tất cả đều được làm bằng giấy. Bốn hình nhân thế mạng lớn bằng hình người thật, mặc sắc phục khác nhau: Xanh, đỏ, trắng, vàng tượng trưng cho bốn phủ. Mỗi hình nhân mang theo một điệp sớ. Sớ này do Thầy tứ phủ viết trước khi làm lễ. Chữ viết theo lối bùa chú, có thể đọc được. Một thuyền giấy hình thoi, một hình người có 3 đầu, mình rắn (ông Lốt), một ngựa, một voi, và nhiều mũ, vàng thoi.... Đây chỉ là kê cho đủ, trên thực tế thì đồ mã dùng nhiều vô kể, đặc biệt là đồ mã hình nhân, voi, ngựa, thuyền giấy, hình nhân 3 đầu…
Loại lễ vật thứ ba là một mâm sớ, 4 quyển sổ, 4 nghiên son, 4 thỏi mực, 4 bút lông. Mỗi sổ dành cho một phủ. Trên ban thờ hầu được thiết lập thành 4 phủ. Đó là 4 dãy lụa đỏ, xanh, trắng, vàng trải dài trên bàn phủ xuống tận đất. Mỗi vuông lụa ngang khoảng 7 đến 9 tấc, dài khoảng 2,50m. Những vuông lụa đó phủ kín để che dấu bên trong là một cái thau, một cái gáo múc nuớc để trên thau, một hũ nước dán miệng kín bằng một tờ giấy cùng màu với phủ, một mâm gạo, một mâm trứng, thuốc lá, trà tàu, một hộp trầu cau. tất cả đều mới và cùng màu với phủ. Những lễ vật như thau, gáo múc nuớc, hũ nước do Thầy tứ phủ quyết định và ngày nay, đôi khi ít được sử dụng trong quá trình hành lễ. Ngoài cửa đền còn có bày một mâm gạo, trứng, muôi và cháo để cúng chúng sinh.
Khi mọi lễ vật đã được chuẩn bị xong, cuộc lễ bắt đầu. Lễ thường được tiến hành từ 10 giờ sáng. Người ra đàn phải tìm cho mình một Quan thày (Thầy tứ phủ) có đức cao trọng vọng và có tiếng trong Tứ Phủ để hầu mở phủ. Người ra đàn phải mang những y phục mà mình đã may để trình. Những y phục này chỉ có giá trị khi đã dâng lên và được các Ngài “chứng” bằng cách điểm dấu nhang lên trên đó. Ngày nay, vấn đề y phục cũng do Thầy tứ phủ và đệ tử theo hầu thầy đảm nhận toàn bộ. Vì vậy, đôi khi đó là những bộ y phục cũ, đã dùng rồi. Chỉ riêng y phục khăn chầu áo ngự cũng có thể viết được một bài dài mô tả về số lượng và sự phong phú của nó.
Trước bệ hầu, bà đồng, hoặc Thầy tứ phủ (người hầu bóng) đảm nhận việc hầu đồng ngồi giữa, xung quanh có bốn đệ tử theo hầu, lo việc thay khăn áo, đưa trình các vật dụng như rượu, thuốc lá, trầu cau, kiếm, đao, nến lửa…Bốn người hầu này còn được gọi là hầu dâng, phụ đồng hoặc tứ trụ… tuỳ theo vùng miền, mỗi người một cái quạt lông sặc sỡ, quạt cho Ngài mát, che chắn khi Ngài uống nước, uống rượu, châm thuốc lá …
Sau khi bà đồng, hoặc Thầy tứ phủ đảm nhận việc hầu đồng sửa soạn hầu mở phủ thì cung văn tấu nhạc, Thầy tứ phủ đọc sớ và người ra đàn lễ bái trước tất cả các ban thờ, xong trở lại ngồi chầu nơi bệ hầu để khấn vái chờ nghe các Ngài phán bảo.
Quan thầy hầu trước là giá Tam tòa thánh mẫu. Rồi đến giá Quan. Giá này quan trọng nhất vì chỉ có các quan mới có quyền mở phủ còn những giá khác chỉ về chứng đàn mà thôi. Bởi vậy quan thầy hôm ấy bắt buộc phải hầu giá các quan, còn các giá Cô, cậu,... gọi là hầu cho vui, muốn hầu hay không là tùy. Trong hầu đồng thì trùm khăn phủ diện có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghi lễ Thánh giáng. Xuất phát từ quan niệm cho rằng người hầu đồng chỉ là cái xác, cái giá, cái ghế để Thánh nhập vào, nên khi người hầu đồng trùm khăn lên đầu, thì họ được coi như người đã chết.
Mỗi phủ có một quan đầu đồng và quan ở phủ nào thì mở phủ ấy. Thí dụ:
Quan Bơ về mở phủ thứ 3, sắc trắng. Sau những nghi thức thường lệ “Quan” cầm một bó nhang đốt cháy, tay trái cầm chéo khăn và “chống nạnh”, Quan dậm chân hét một tiếng to, lúc ấy chiêng trống nổi lên dồn dập. Quan cầm bó nhang, xoay xoay trước ban thờ và 4 hướng, tiến đến phía các phủ cũng làm dấu điểm nhang. Đoạn ngồi xuống, nghe thầy cúng hoặc cung văn đọc sớ, đọc xong dâng mâm sớ lên cho quan điểm nhang. Quan kiểm sổ bằng cách chấm bút son vào sổ. Rồi đứng dậy tiến tới phủ của mình, Quan giở khăn choàng phủ ra, hầu dâng xếp khăn lại đặt trở lên bàn thờ. Quan lấy vài miếng trầu cau, một quả trứng, thuốc lá, một nhúm gạo bỏ tất cả vào thau sau khi đã điểm nhang trên các vật ấy. Quan lấy gáo chọc thủng nắp thố nước, múc 4 gáo đổ vào thau. Như vậy, là mở phủ xong, Quan trở lại chỗ hầu, nghe văn, ban lộc và xa giá hồi loan. Các quan ở phủ khác cũng đều làm giống như vậy. Sau khi quan thầy hầu mở xong 4 phủ tức là buổi lễ mở phủ đã xong. Suốt trong buổi hầu đồng người ra trình đồng phải hì hục khấn vái và quấn quít bên cạnh Quan thầy. Sau phần nghi lễ chính thức, nhà đền có thể bày tiệc thiết đãi linh đình
Có thể tiễn đàn ngay ngày hôm sau hoặc để cách một hôm. Bà đồng trong cung hầu chuẩn bị sửa soạn hầu tiễn, ở bên ngoài cung văn và thầy cúng nổi chiêng trống và đọc sớ làm lễ tiễn Thổ công. Người ra đàn đi lễ tạ khắp các ban thờ. Các mâm cỗ mặn được bầy cúng trước các ban thờ. Vẫn có gạo muối, trứng, chầu cau, cháo để cúng chúng sinh ở cửa đền. Trước các đầu voi, ngựa, thuyền đều có để bát nhang. Cúng xong bà đồng bắt đầu hầu tiễn. Buổi hầu tiễn đồng này vẫn do quan thầy làm, cũng giống như buổi hầu mở phủ chứng đàn. Khi về giá các Quan. Quan nào chịu tiễn đàn thì Quan sẽ chứng sớ và ra lệnh cho hầu dâng cắm một thanh gươm và một cây cờ sau lưng. Tay trái Quan cầm một góc khăn và chống nạnh, tay phải cầm một góc khăn và một bó nhang to đốt cháy... Chiêng trống đổ dồn dập, mọi người vội vã bày hết đồ mã ra xếp dọc hai bên của đền hướng về phía đường đi. Quan làm dấu nhang trên tất cả cá đồ mã, khai quang điểm nhãn cho các hình nhân, những bông vạn thọ được xé nát ra trộn vào gạo muối rải tiễn các đò mã và rải tiễn cả 4 phương. Quan cầm cờ múa quay và miệng hét “ há, há...” quan rải rượu và cắm nhang lên hình nhân và đò mã, ra lệnh cho mang tất cả đi hóa....Bên ngoài các đò mã được chuyển đi hóa, ở trong chiêng trống đổ dồn, quan trở lại ngồi trước bệ hầu uống rượu, hút thuốc, nghe văn, phát lộc và thăng. Buổi lễ ra đàn hay trình đồng như vậy là hoàn tất. Người ra đàn có thể hầu bóng ngay hôm đó.
Về nghi lễ của Lễ trình đồng thì đại thể là như vậy. Trên thực tế ngày nay được đơn giản hơn nhiều. Khi làm lễ trình thì không có cung văn và đàn sáo, chủ yếu là đọc văn cúng khấn và cúng các lễ vật nhưng khi làm lễ mở đàn chính thức thì mới có. Nếu lễ trình đồng, mở phủ có kết hợp cả các nghi lễ trả nợ tào quan, trả nợ thiên cung, đốn tam phủ, tiễn quan sát…thì còn phức tạp và rườm rà hơn nhiều. Đây có thể cũng là một xu hướng mà các thầy tứ phủ muốn kết hợp làm, bản thân người ra đàn chắc cũng muốn vậy. Nếu tuần tự làm từng lễ sẽ rất mất thời gian và hết sức tốn kém.
Sau phần nghi lễ mở phủ là đến phần các Ngài về chứng đàn. Như trên đã nói, có khoảng 38 vị được thờ trong tín ngưỡng Tứ phủ. Các vị Thánh mẫu hầu như không về giáng đồng mở phủ. Chỉ có các quan mới được Thánh mẫu uỷ quyền về chứng đàn, mở phủ tiếp nhận đệ tử (người ra đàn). Đó là các Ngài trong hàng Ngũ vị Vương quan, Ngũ vị Thánh bà. Sau khi các Quan về chứng đàn mở phủ, các vị trong Ngũ vị Hoàng tử, Thập nhị Vương cô, Thập nhị Vương cậu về giáng đồng. Gọi là Ngũ vị Hoàng tử nhưng có đến 10 ông hoàng. Trong số đó có sáu ông giáng đồng, và Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Muời giáng rất thường xuyên.
Trong một cuộc điều tra xã hội học về hầu đồng của Việt Kiều tại Pháp do J.SIMON - BAROUH thực hiện vào những năm 70 cho thấy trong 27 buổi hành lễ, thì cả 27 lần đều thấy thánh Mẫu giáng, 6 lần đức thánh Trần giáng, 21 lần đức quan Đệ Nhất giáng, 25 lần đức quan Đệ Nhị giáng, 23 lần đức quan đệ Tam giáng, 16 lần quan lớn Đệ Tứ, 26 lâng quan lớn Đệ Ngũ. Hàng Chầu Bà: Đệ Nhất 12 lần, Đệ Nhị 26 lần, Đệ Tam 16 lần, Đệ Tứ 16 lần, Đệ Ngũ 4 lần, Chầu Lục 23 lần. chầu Bé 16 lần. Hàng ông hoàng; Đệ Nhất 11 lần, đệi Nhị 8 lần, đệ Tam 21 lần, đệ Thất 26, Hoàng Mười 23 lần. Hàng các cô, Cô Cả 5 lần, Cô Đôi 17 lần, cô Bơ 24 lần, cô Chín 17 lần và cô Bé 22 lần. Hàng Cậu, cậu Đôi 16 lần, cậu Bé 11 lần. Quan Ngũ hổ giáng 14 lần, Ông Lốt giáng 4 lần. Riêng về phần này cũng phải tốn nhiều giấy mực mới viết được hết.
Lễ trình đồng là một nghi thức đặc biệt, được tiến hành trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Phương pháp tổ chức lễ vẫn mang nặng tính truyền khẩu, chưa có cơ sở kinh sách lưu truyền, mỗi địa phương, mỗi đền phủ đều có cách làm không hoàn toàn giống nhau. Do đó, để tổng hợp được một bài viết về lễ trình đồng là điều không thể được. Bài tổng hợp này cũng chỉ giúp cho độc giả có cái nhìn cụ thể hơn về lễ trình đồng mà thôi
Với Tinh Thần đạo pháp vì mọi người , chỉ trình đồng mở phủ để giúp dân , chúng tôi đã có tổ chức cứu phúc , được lập thành từ năm 1980 đến nay , Câu Lạc Bộ Đạo Mẫu chúng tôi luôn lấy chữ Tâm làm đầu , giúp cho tất cả mọi người đều được ra Hầu Thánh mới chi phí thấp nhất 
Cần Tư Vấn Xin Liên Hệ 
ĐỀN MẪU HOÀNG THIÊN 
Trưởng Ban : 
PS Vũ Đăng Mạnh Hùng 
xóm hồ_Mão điền_thuận thành_bắc ninh 
ĐT :0972433018 .0967396549 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét